Mẹo chữa ghẻ bằng nước muối – Hướng dẫn chi tiết

Sử dụng muối để điều trị ghẻ là phương pháp dân gian rất an toàn, lành tính và tiết kiệm chi phí điều trị nên được nhiều người ưu tiên áp dụng tại nhà. Thành phần hoạt chất bên trong nước muối sẽ có tác dụng đẩy lùi các triệu chứng ngứa ngáy do bệnh gây ra và làm lành tổn thương trên da. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn đến bạn cách sử dụng nước muối điều trị ghẻ sao cho đúng để mang lại hiệu quả cao, bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà.

Chữa ghẻ bằng nước muối giúp làm giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy và viêm nhiễm do bệnh gây ra
Chữa ghẻ bằng nước muối giúp làm giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy và viêm nhiễm

Công dụng của nước muối trong điều trị bệnh ghẻ

Ghẻ ngứa là bệnh lý do ký sinh trùng ghẻ gây ra, thường gặp ở những người có thói quen vệ sinh cơ thể không sạch sẽ. Đây là bệnh có khả năng lây nhiễm sang người khác rất cao khi có tiếp xúc trực tiếp với người gây bệnh hoặc là vật dụng cá nhân của người bệnh. Ký sinh trùng ghẻ sau khi xâm nhập qua da sẽ đào hang đẻ trứng tạo nên các luống ghẻ trên da gây ngứa ngáy nhiều cả ban ngày lẫn ban đêm. Điều này khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Bên cạnh đó, việc người bệnh dùng cào gãi để làm giảm cơn ngứa cũng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong gây nhiễm trùng và lở loét da. Nếu để bệnh kéo dài và tái phát nhiều lần sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh chàm hóa da, viêm cầu thận cấp do nhiễm trùng,… Vì vậy, ngay khi phát hiện bị bệnh ghẻ ngứa, người bệnh nên có các phương pháp điều trị sớm và kịp thời.

Trị ghẻ bằng muối là một trong những mẹo dân gian được rất nhiều người áp dụng và phản hồi tích cực về hiệu quả mang lại. Thành phần hoạt chất bên trong muối có khả năng kháng khuẩn và tiêu viêm rất tốt, được sử dụng để điều trị bệnh ghẻ ngứa nhằm đẩy lùi các triệu chứng của bệnh và tiêu diệt tác nhân gây hại bên dưới da. Đồng thời, các hoạt chất như vitamin A, vitamin E, canxi, natri, kẽm,… có bên trong muối còn có tác dụng phục hồi làn da bị tổn thương và tái tạo lại các tế bào mới.

Hướng dẫn chi tiết cách điều trị bệnh ghẻ bằng nước muối

Sử dụng muối để điều trị ghẻ sẽ có tác dụng loại bỏ vi khuẩn gây hại, đẩy lùi cơn ngứa ngáy giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn có thể sử dụng nước muối pha loãng để tắm, vệ sinh da hoặc sử dụng kết hợp với lá mướp để điều trị bệnh đều có thể mang lại hiệu quả rất tích cực.

Pha nước muối vệ sinh vùng da bị ghẻ

Đây là phương pháp điều trị ghẻ rất đơn giản và dễ thực hiện, bạn chỉ cần dùng muối tinh pha với nước sạch và dùng để vệ sinh da mỗi ngày. Dưới đây là cách thực hiện bạn có thể làm theo:

Nguyên liệu:

  • 200 gram muối
  • Bông y tế

Cách thực hiện:

  • Khuấy đều lượng muối đã chuẩn bị cùng với một lít nước.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da cần điều trị rồi lau khô.
  • Dùng bông y tế thấm vào nước muối rồi bôi lên vùng da bị ghẻ.
  • Nên chú ý lau thật kỹ để hỗ trợ tiêu diệt tác nhân gây bệnh.
  • Thực hiện cách này nhiều lần trong ngày để có thể mang lại hiệu quả.
  • Sau khoảng 1 tuần các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm một cách đáng kể.
Thành phần khoáng chất bên trong muối có tác dụng phục hồi tổn thương trên da
Thành phần khoáng chất bên trong muối có tác dụng phục hồi tổn thương trên da

Nấu nước muối ấm tắm mỗi ngày

Tắm nước muối sẽ có tác dụng sát khuẩn toàn thân, làm dịu các triệu chứng ngứa ngáy, viêm nhiễm và ngăn ngừa bệnh phát triển sang vùng da khác. Ở cách này bạn có thể thực hiện đều đặn mỗi ngày hoặc ngay sau khi cơn ngứa xuất hiện giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn. Bạn có thể nấu nước muối tắm trị ghẻ ngứa theo hướng dẫn dưới đây:

Nguyên liệu:

  • Muối tinh
  • Nước ấm

Cách thực hiện:

  • Cho nước vào ấm, bắc lên bếp đun sôi lên thì đổ ra chậu.
  • Đổ vào chậu một ít nước lạnh để nước nguội bớt.
  • Sau đó, cho muối tinh vào khuấy đều đến khi tan hết thì dùng để tắm.
  • Nên áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày hoặc là khi cơn ngứa xuất hiện sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Chữa ghẻ bằng cách dùng kết hợp lá mướp với muối

Lá mướp là loại dược liệu có khả năng kháng khuẩn mạnh, giúp tiêu diệt ký sinh trùng gây hại trên da. Bạn có thể sử dụng muối kết hợp với lá mướp để điều trị ghẻ ngứa giúp nâng cao hiệu quả mang lại. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn có thể làm theo hướng dẫn dưới đây:

Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá mướp tươi
  • 1 thìa muối

Cách thực hiện:

  • Lá mướp đem rửa sạch, cho vào nước muối loãng ngâm để sát khuẩn.
  • Sau khoảng 15 phút thì vớt lá mướp ra để cho ráo nước và thái nhỏ.
  • Cho lá mướp vào cối cùng với muối rồi giã nhuyễn.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị ghẻ cần điều trị.
  • Sử dụng lá mướp đã giã nhuyễn đắp lên vùng da bị ghẻ rồi dùng băng cố định lại.
  • Để yên như vậy trong khoảng 30 phút thì tháo ra rửa lại với nước sạch.
  • Thực hiện cách này 2 lần/ngày để có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng.
  • Kiên trì áp dụng đều đặn trong khoảng 1 tuần, các triệu chứng của bệnh sẽ giảm hẳn.

Một số lưu ý khi sử dụng nước muối để điều trị bệnh ghẻ

Khi sử dụng nước muối để điều trị bệnh ghẻ thì bạn cần phải lưu ý một số điều dưới đây để đảm bảo hiệu quả mang lại và ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại:

Phơi quần áo, chăn mền dưới trời nắng to giúp loại bỏ các tác nhân gây hại còn tồn tại
Phơi quần áo, chăn mền dưới trời nắng to giúp loại bỏ các tác nhân gây hại còn tồn tại
  • Phương pháp điều trị ghẻ bằng nước muối mang lại hiệu quả rất chậm, yêu cầu bạn cần phải thực hiện đều đặn mỗi ngày và áp dụng trong thời gian dài để có thể mang lại hiệu quả như mong muốn.
  • Khi sử dụng muối để điều trị bệnh bạn cần phải đợi cho muối tan mới sát lên da, tránh tình trạng dùng hạt muối to chà xát lên da sẽ gây trầy xước, vỡ mụn nước gia tăng nguy cơ nhiễm trùng. Hạn chế pha nước muối quá đặc để tắm hoặc vệ sinh da, điều này sẽ khiến da bị xót và rát.
  • Trong quá trình điều trị bệnh bạn cần phải lưu ý những dấu hiệu thay đổi trên da, khi da có những triệu chứng bất thường thì phải có biện pháp can thiệp kịp thời để tránh lan rộng sang vùng da khác.
  • Tuyệt đối không được dùng tay cào gãi hoặc chà xát lên da, điều này sẽ khiến da bị tổn thương, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong khiến tình trạng bệnh nặng hơn. 
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể và nhà cửa sạch sẽ nhằm hạn chế sự sinh sôi và phát triển của tác nhân gây bệnh. Nên thường xuyên giặt giũ quần áo, mùng mền chiếu gối,… Chần nước sôi các vật dụng cá nhân và phơi dưới trời nắng to để tiêu diệt các tổ trứng còn sống và ghẻ cái còn tồn tại bên trong, ngăn ngừa bệnh tái phát và lây lan.
  • Nên đảm bảo nguồn nước sử dụng phải sạch sẽ, có các biện pháp xử lý khi nguồn nước sinh hoạt của gia đình bị ô nhiễm. Khi phát hiện bản thân bị bệnh nên thông báo với các thành viên trong gia đình biết để có các biện pháp phòng tránh hợp lý, tránh lây lan.
  • Tăng cường bổ sung vào chế độ ăn uống các loại rau xanh và trái cây tươi để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể, giúp nâng cao sức đề kháng. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chiên xào, đồ cay nóng,… khiến cơ ngứa trở nên dữ dội hơn.
  • Sau thời gian dài áp dụng phương pháp điều trị ghẻ bằng nước muối, nếu thấy bệnh không có dấu hiệu chuyển biến tốt thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa, tiến hành thăm khám để được hướng dẫn điều trị tích cực. Tuyệt đối không được để kéo dài sẽ gia tăng nguy cơ bội nhiễm.

Trên đây là các cách điều trị bệnh ghẻ bằng nước muối bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà. Tuy nhiên ghẻ là căn bệnh rất khó điều trị dứt điểm, vì vậy khi có dấu hiệu của bệnh bạn nên đến gặp bác sĩ thăm khám, kết hợp điều trị chuyên khoa để có thể mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm: 7 cách trị ghẻ nước tại nhà nhanh chóng, hiệu quả

Ngày Cập nhật 12/09/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *