Sau nhiều năm chạy chữa, dùng đủ loại thuốc từ trong đến ngoài nước cuối cùng NS Văn Báu đã tìm được giải pháp đẩy lùi bệnh, tăng cường sức khỏe toàn diện.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền có ưu – nhược điểm gì?

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền là phương pháp an toàn nhất và hiện nay được khá nhiều người lựa chọn để khắc phục những triệu chứng của bệnh lý. Tuy nhiên, phương pháp nào cũng tồn tại hai mặt song song nhau đó là điểm ưu và điểm nhược, trị bệnh thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp y học cổ truyền cũng không phải ngoại lệ. Vậy, ưu điểm và nhược điểm đã thể hiện ở những khía cạnh nào? Bài viết được chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn đọc được thêm phần chính xác.

Điểm ưu và nhược khi chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp y học cổ truyền
Điểm ưu và nhược khi chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp y học cổ truyền

Theo sự nhận định của giới Y học cổ truyền, thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý xương khớp thường gặp ở con người, đặc biệt là những người tuổi đã cao. Về căn bản, bệnh lý này gây nên do tạng can và chức năng thận bị suy yếu. Điều đó dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng nuôi dưỡng xương khớp. Từ đó, đĩa đệm bị thoái hóa dần, dẫn đến sự lỏng lẻo về xương và hình thành nên bệnh lý thoát vị đĩa đệm.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp Y học cổ truyền dần được nhiều người bệnh lựa chọn và áp dụng thành công. Phương pháp này tập trung điều trị các tổn thương do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra ở vùng cột sống, giúp tăng sự tuần hoàn máu và gia tăng sự lưu thông khí huyết. Khi đó, các chức năng vốn có của đĩa đệm dần được phục hồi.

Tuy nhiên, mỗi phương pháp điều trị đều có những mặt lợi và mặt hạn chế riêng biệt, phương pháp Y học cổ truyền cũng không phải một ngoại lệ. Nắm rõ được mặt nhược điểm, khi đó, người bệnh sẽ biết cách điều chỉnh sao cho phù hợp. Và tốt hơn nếu tham khảo ý kiến tư vấn của giới chuyên môn trước khi đưa ra quyết định điều trị bằng phương thức này.

Nổi tiếng suốt hơn 150 năm, bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm của nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã giúp HÀNG TRĂM ngàn bệnh nhân dứt điểm bệnh mà không cần đụng "DAO KÉO".

Những ưu điểm khi áp dụng điều trị thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền

  • Tính an toan cao, ít gây ra tác dụng phụ ngoài ý muốn

Các bài thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền đều có nguồn gốc từ thiên nhiên, là sự tập hợp của các thảo dược lành tính, an toàn khi sử dụng. Chính vì điều đó mà người bệnh có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng mà không quá lo lắng đến tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp ngoại lệ, tác dụng phụ cũng có thể xảy ra nhưng đó chỉ là biểu hiện thông thường và tự biến mất mà không  cần nhờ đến sự can thiệp của y khoa.

Mặt khác, đa phần các nguyên liệu đều được sử dụng cả bộ phận thân, rễ, cành, lá, hoa, quả, thậm chí cả hạt của những loại thảo dược và được quy hoạch và bào chế theo quy trình nhất định. Người bệnh có thể sử dụng thảo dược còn tươi hoặc đã được phơi khô hoặc sấy cho héo.

  • Cải thiện sức khỏe cả bên trong lẫn bên ngoài

Cải thiện sức khỏe một cách tự nhiên nhất cũng chính là tiêu chí hàng đầu của phương pháp Y học cổ truyền. Phần lớn, các bài thuốc Đông y không chỉ có tác dụng cải thiện bệnh lý đang mắc phải mà còn có công dụng thanh lọc cơ thể, giải nhiệt và giúp đào thải các độc tố có trong cơ thể ra bên ngoài một cách nhanh chóng. Điều này trái ngược hoàn toàn với phương pháp Tây y, thông thường thuốc đều có tác dụng một cách nhanh chóng nhưng dễ gây ra tác dụng phụ nếu không sử dụng đúng cách hoặc sử dụng quá liều lượng cho phép.

  • Công dụng đã được kiểm chứng từ khá lâu

Phương pháp Y học cổ truyền đã được giới chuyên môn kiểm chứng qua nhiều khâu rồi đưa ra nhận định về từng công dụng. Hiện nay cũng còn những bài thuốc chỉ được lưu truyền trong phạm vi nhân dân, nhưng đã được giới chuyên môn quan tâm và xem xét để đưa vào sổ sách.

Điểm nổi bật hơn, các bài thuốc Đông y cổ truyền đã được ghi nhận từ khá sớm và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhưng công dụng không bị phai mờ bởi sự phát triển hùng mạnh của nền y học hiện đại.

Ngoài công dụng cải thiện bệnh lý, bài thuốc uống còn giúp thanh nhiệt cơ thể, giúp đẩy lùi và phòng ngừa một số bệnh lý khác
Ngoài công dụng cải thiện bệnh lý, bài thuốc uống còn giúp thanh nhiệt cơ thể, giúp đẩy lùi và phòng ngừa một số bệnh lý khác

Nhược điểm nổi bật của y học cổ truyền khi điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

  • Tác dụng chậm so với các phương pháp khác

So với thuốc Tây y, những bài thuốc Đông y cổ truyền thường có tác dụng chậm hơn và thậm chí là rất chậm ở những đối tượng thuộc trường hợp bệnh lý nặng hoặc đang ở mức độ nghiêm trọng. Chính vì điều đó, người bệnh buộc phải điều trị trong khoảng thời gian khá lâu và phải kiên trì sử dụng liên tục mỗi ngày. Còn thuốc Tây y, các cơn đau có thể được đẩy lùi chỉ sau 2 – 3 liệu trình khi sử dụng thuốc.

  • Tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc

Các bài thuốc Y học cổ truyền thường được chuẩn bị rất kỳ công và phải mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị. Thay vì thuốc Tây y, bạn có thể đến thẳng cửa hàng để tìm mua thuốc và có thể sử dụng thuốc ngay cùng với một cốc nước lớn mà không cần tốn quá nhiều công sức. Và đây cũng chính là sự bất tiện khá lớn trong cuộc sống hiện đại ngày nay với nhịp sống ngày càng nhộn nhịp và người bệnh ít khi có thời gian rảnh để chuẩn bị các bài thuốc này.

  • Cần độ chuyên môn cao khi điều trị bệnh cho bệnh nhân

Trình độ chuyên môn cũng là một phần được khá nhiều bệnh nhân quan tâm. Các phương pháp xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu hay vật lý trị liệu cũng cần được thiện hiện với kỹ thuật cao, buộc người điều trị phải thực hiện chính xác. Và thời gian để tu nghiệp trở thành bác sĩ y học cổ truyền cũng chiếm ở khoảng thời gian khá nhiều, thậm chí, thời gian đào tạo cũng tương tự như bác sĩ đa khoa. Do đó, không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để theo nghề và làm nghề.

Những bài thuốc trong y học cổ truyền thường có tác dụng chậm hơn so với các phương thuốc khác. Chính vì lý do đó mà người bệnh phải sử dụng thuốc kiên trì
Những bài thuốc trong y học cổ truyền thường có tác dụng chậm hơn so với các phương thuốc khác. Chính vì lý do đó mà người bệnh phải sử dụng thuốc kiên trì

Phương pháp Y học cổ truyền chữa thoát vị đĩa đệm người bệnh có thể tham khảo

Phương pháp chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng Y học cổ truyền được điều trị dưới dạng các bài thuốc uống, bài thuốc đắp, xoa bóp, bấm huyệt, vật lý trị liệu hoặc kết hợp xen kẽ các phương thuốc trên để đẩy nhanh tiến độ điều trị. Người bệnh có thể tham khảo chi tiết từng phương thức được chúng tôi chia sẻ dưới đây:

Các bài thuốc Y học cổ truyền chữa thoát vị đĩa đệm có nguồn gốc từ các thảo dược

Các bài thuốc Y học cổ truyền thường xuất phát từ các loại cây cỏ hay các thảo dược lành tính có sẵn trong tự nhiên, hầu như không gây ra tác dụng ngoài ý muốn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Nếu có, đó chỉ là những triệu chứng thông thường và có thể tự nó tiêu biến sau một vài ngày mà không nhất thiết phải có sự can thiệp của y khoa.

Bài thuốc Y học cổ truyền được sử dụng ở dạng thuốc uống hoặc thuốc đắp lên vùng bị đau với những nguyên liệu như: lá lốt, đu đủ xanh, cây cỏ xước, cây chìa vôi, cây ngải cứu,… Theo kinh nghiệm điều trị, giới chuyên môn khuyên người bệnh nên áp dụng cả hai bài thuốc để đẩy lùi nhanh chóng các tình trạng đau nhức do bệnh thoát vị đĩa đệm gây nên.

Xoa bóp, bấm huyệt trị thoát vị đĩa đệm

Xoa bóp, bấm huyệt là một thao tác đơn giản được thực hiện bởi các lương y hoặc nhân viên y tế có chuyên môn thực hiện, với tác dụng hỗ trợ cải thiện các tình trạng nhức mỏi lưng, nhức mỏi xương khớp, đặc biệt là những ngày thời tiết thay đổi thất thường.

Liệu pháp này được thực hiện theo các bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Dùng bàn tay thực hiện các động tác mát – xa, thoa, lăn,… trên các cơ quanh vùng lưng để khởi động cơ thể, giúp cơ thể giãn ra và nóng lên trước khi thực hiện bước tiếp theo;
  • Bước 2: Sử dụng các ngón tay để ấn vào các vị trí trên lưng và cột sống để giảm đau, tăng sự lưu thông máu, giúp giải phóng sự chèn ép lên rễ thần kinh tại các huyệt như: Nhị môn, Linh đài, Á môn, Đại chùy, Giáp tích và một số vị trí khác.
Xoa bóp, bấm huyệt giúp đẩy lùi nhanh chóng các tình trạng nhức mỏi lưng, đau nhức xương khớp do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra
Xoa bóp, bấm huyệt giúp đẩy lùi nhanh chóng các tình trạng nhức mỏi lưng, đau nhức xương khớp do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp châm cứu

Bên cạnh liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt thì châm cứu cũng chính là liệu pháp được đánh giá khá cao cũng như mức độ an toàn của liệu pháp này đối với sức khỏe của con người.

Liệu pháp châm cứu là phương pháp sử dụng những mũi kim để tác động trực tiếp lên vùng đau nhức ở cột sống và khu vực lân cận. Khi đó, các triệu chứng đau sẽ được suy giảm tức thời, giảm thiểu tối đa tình trạng sưng đau, cải thiện tình trạng tuần hoàn máu, kích thích sự lưu thông máu đến các địa đệm bị tổn thương.

Ngoài phương pháp châm cứu, người bệnh cũng có thể áp dụng đồng thời một số phương pháp khác như điện châm, thủy châm hay ngải cứu để cải thiện bệnh lý được nhanh chóng nhưng không kém phần an toàn.

Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm 

Để tăng quá trình cải thiện bệnh lý, người bệnh có thể kết hợp với phương pháp vật lý trị liệu theo các bài tập cơ bản sau:

Bài tập số 1:

  • Người bệnh nên thực hiện bài tập vật lý trị liệu ở tư thế nằm ngửa và gập một bên đầu gối (trái hoặc phải đều được hoặc có thể lựa chọn phần chân thuận của bệnh nhân);
  • Dùng hai tay kéo căng đầu gối đang gập tiến sát về lòng ngực càng sát càng tốt. Sau đó giữ yên khoảng 3 – 5 giây rồi thực hiện động tác như trên thương tự cho bên còn lại;
  • Mỗi lần thực hiện khoảng 5 – 10 lần.

Bài tập số 2:

  • Bài tập số 2 được thực hiện với tư thế nằm sấp và gập cả hai bên đầu gối;
  • Dùng hay tay kéo căng đầu gối tiến sát ngực càng gần càng tốt và giữ yên khoảng  3 -5 giây rồi trở lại vị trí ban đầu;
  • Mỗi lần thực hiện khoảng 5 – 10 lần.

Bài tập số 3:

  • Người bệnh thực hiện động tác ở tư thế nằm ngửa, tay buông dọc theo cơ thể với bàn tay úp xuống sàn;
  • Gập một bên đầu gối sao cho tạo thành một góc 90° (bàn chân vẫn tiếp xúc với mặt sàn) đồng thời nâng phần hông lên cao và chỉ cho phần lưng tiếp xúc với sàn;
  • Giữ yên động tác khoảng 5 – 7 giây rồi quay trở lại động tác ban đầu và thực hiện động tác tương tự cho bên còn lại;
  • Mỗi lần thực hiện khoảng 10 – 15 lần.

Những bài tập vật lý trị liệu thường có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện các tình trạng đau nhức do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra. Đồng thời, giảm thiểu tối đa sự chèn ép lên các cơ và dây thần kinh ở cột sống. Mặt khác, vật lý trị liệu còn giúp cải thiện sự lưu thông máu đến tuyến tụy, xương và khớp, giúp đẩy mạnh cơ chế cung cấp khí oxy và hàm lượng chất dinh dưỡng đến các đĩa đệm bị tổn thương.

Tóm lại, điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Y học cổ truyền mặc dù an toàn cho sức khỏe con người, hiệu quả điều trị cũng không kém phần so với thuốc Tây y. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp còn phụ thuộc khá nhiều vào cơ địa, thể trạng sức khỏe của người mắc phải. Đồng nghĩa với việc điều trị cho các đối tượng mắc bệnh nhẹ sẽ có tác dụng nhanh hơn so với các đối tượng ở những trường hợp nặng. Chính vì vậy, người bệnh cần cân nhắc giữa việc chọn lựa và áp dụng phương pháp này để cải thiện bệnh lý.

Bên cạnh đó, người bệnh nên tiến hành thăm khám và điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm tại các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khám bệnh xương khớp để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây bệnh và từ đó đề ra phương pháp chữa bệnh phù hợp mà.

BẠN QUAN TÂM

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Bác Lê Văn Hà (64 tuổi) ở phố Thuốc Bắc, Hà Nội sau nhiều năm sống chung với căn bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống đã tìm thấy "ánh sáng", thoát khỏi tình trạng đau nhức dai dẳng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *