Chữa bệnh tổ đỉa bằng rau răm có thực sự hiệu quả?

Dùng rau răm để điều trị bệnh tổ đỉa là một trong những mẹo dân gian được rất nhiều người biết đến và áp dụng tại nhà. Thành phần hoạt chất bên trong rau răm khi tiếp xúc với da sẽ có tác dụng làm giảm triệu chứng ngứa ngáy khó chịu do bệnh gây ra, ngừa viêm nhiễm và hạn chế tình trạng bệnh lan rộng.

Dùng rau răm chữa bệnh tổ đỉa là phương pháp an toàn và mang lại hiệu quả
Dùng rau răm chữa bệnh tổ đỉa là phương pháp an toàn và mang lại hiệu quả

Chữa bệnh tổ đỉa bằng rau răm có hiệu quả không?

Tổ đỉa là một dạng bệnh viêm da thường gặp, xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như di truyền, kích ứng với kim loại nặng, mắc bệnh chàm cơ địa, căng thăng kéo dài,… Lúc này trên da sẽ xuất hiện các mụn nước li ti chứa đầy nước hoặc mũ gây ngứa rát khó chịu. Bệnh tổ đỉa thường kéo dài dai dẳng và tái phát thành nhiều đợt gây khó khăn cho việc điều trị. 

Rau răm là gia vị rất quen thuộc thường được sử dụng ăn kèm với nhiều món ăn để tăng hương vị cho món ăn. Ngoài ra, loại rau còn được sử dụng trong rất nhiều mẹo dân gian để điều trị bệnh và mang lại hiệu quả khá tốt. Vậy sử dụng rau răm để điều trị bệnh tổ đỉa thực sự có mang lại hiệu quả không?

Theo Đông y, rau răm là loại dược liệu có tính ấm và vị cay nồng, khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng tiêu thực, trừ thấp và chống viêm. Chính vì vậy, rau răm thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý ngoài da thường gặp như tổ đỉa, ghẻ lở, hắc lào, chàm da, lang ben,… Y học hiện đại cũng đã nghiên cứu và chỉ ra, trong tinh dầu rau răm còn chứa rất nhiều hoạt chất có tác dụng tốt trong việc làm dịu da, ngừa viêm và đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do bệnh tổ đỉa gây ra như decanal, dodecanal, α-humulene, β-caryophyllene,… 

Sử dụng rau răm để điều trị tổ đỉa tại nhà là phương pháp rất an toàn và mang lại hiệu quả nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi áp dụng tại nhà. Ngoài ra, rau răm còn là loại dược liệu rất quen thuộc và dễ kiếm quanh nhà, khi sử dụng để chữa bệnh sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí điều trị. Bên cạnh công dụng điều trị các bệnh lý ngoài da, loại dược liệu này còn được rất nhiều người sử dụng để điều trị các bệnh lý về đường tiêu hoá như rối loạn tiêu hoá, chướng bụng, đau lạnh bụng,…

Các cách chữa bệnh tổ đỉa bằng rau răm

Sử dụng rau răm để chữa bệnh tổ đỉa là mẹo dân gian được áp dụng khá phổ biến. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn có thể giã nát rau răm đắp lên vùng da bị bệnh hoặc dùng kết hợp với các nguyên liệu khác giúp nâng cao hiệu quả mang lại như muối biển, sài đất hoặc trầu không.

Đắp lá rau răm chữa bệnh tổ đỉa

Sử dụng rau răm giã nát đắp lên vùng da bị tổ đỉa để điều trị bệnh là phương pháp rất đơn giản và dễ thực hiện. Thành phần hoạt chất trong rau răm khi thẩm thấu vào da sẽ có tác dụng ngăn ngừa bệnh phát triển lan rộng và cải thiện các triệu chứng của bệnh trên da.

– Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá rau răm tươi

– Cách thực hiện:

  • Rau răm đem nhặt bỏ phần lá bị héo úa và sâu bệnh rồi rửa sạch với nước.
  • Cho rau răm vào nước muối pha loãng ngâm trong khoảng 15 phút để sát khuẩn.
  • Sau đó vớt lá rau răm ra để cho ráo rồi cho vào cối giã nát.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổ đỉa cần điều trị bằng nước ấm sau đó lau khô.
  • Sử dụng rau răm giã nát đắp lên vùng da bị tổ đỉa, dùng băng gạc cố định lại.
  • Để yên trong khoảng 30 phút sau đó tháo ra, rửa sạch da lại với nước và lau khô.
  • Kiên trì áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày cho đến khi bệnh chuyển biến tốt.
Dùng rau răm chữa tổ đỉa giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh trên da
Dùng rau răm chữa tổ đỉa giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh trên da

Dùng rau răm kết hợp muối biển chữa tổ đỉa

Muối biển là loại dược liệu có khả năng kháng khuẩn và sát trùng rất cao. Khi sử dụng muối biển để điều trị bệnh tổ đỉa sẽ có tác dụng làm giảm tình trạng ngứa ngáy, sưng phồng trên da. Đồng thời thành phần khoáng chất dồi dào bên trong muối biển còn có tác dụng giúp làm mềm và dưỡng ẩm cho da, giúp da trở nên săn chắc, mịn màng và sáng hơn.

Bạn có thể sử dụng rau răm kết hợp với muối biển để điều trị bệnh giúp nâng cao hiệu quả mang lại. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn có thể làm theo hướng dẫn dưới đây:

– Nguyên liệu:

  • 1 bó rau răm tươi
  • 3 thìa muối biển

– Cách thực hiện:

  • Rau răm đem nhặt sạch, rửa với nước rồi ngâm với nước muối để sát khuẩn.
  • Sau 15 phút vớt rau răm ra để ráo nước, cho vào cối xay nhuyễn.
  • Đổ rau răm xay nhuyễn ra bát, cho muối biển vào rồi khuấy đều để tạo thành hỗn hợp sền sệt.
  • Dùng nước ấm vệ sinh sạch sẽ vùng da cần điều trị rồi dùng khăn sạch lau khô.
  • Sử dụng hỗn hợp bôi nhẹ nhàng lên vùng da bị tổ đỉa, kết hợp massage nhẹ nhàng.
  • Để yên như vậy trong khoảng 15 phút sau đó rửa sạch da lại với nước.
  • Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày vào mỗi buổi sáng và tối để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Chữa tổ đỉa bằng rau răm và lá trầu không

Sử dụng rau răm kết hợp với lá trầu không để điều trị bệnh tổ đỉa cũng là phương pháp được áp dụng khá phổ biến và mang lại hiệu quả tích cực. Y học hiện đại đã chỉ ra, trong lá trầu không có chứa rất nhiều hoạt chất có khả năng khuẩn rất tốt, giúp tiêu diệt các tác nhân gây ra bệnh như carvacrol, tamin, eugenol, alkaloid,…

Bên cạnh đó, thành phần khoáng chất, vitamin và các acid amin bên trong lá trầu không còn có tác dụng bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho da, hỗ trợ làm lành các vết thương trên da. Việc sử dụng kết hợp lá trầu không và rau răm để điều trị bệnh tổ đỉa sẽ có tác dụng đẩy lùi cơn ngứa, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. 

– Nguyên liệu:

  • 1 nắm rau răm tươi
  • 1 nắm lá trầu không

– Cách thực hiện:

  • Rau răm và lá trầu đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn rồi cho vào nước muối pha loãng ngâm sát khuẩn.
  • Sau 15 phút thì vớt hai nguyên liệu trên ra, cho vào nồi cùng với hai lít nước.
  • Bắc nồi lên bếp đun sôi khoảng 20 phút để các tinh chất bên trong dược liệu hòa tan vào nước.
  • Sau đó tắt bếp, đổ nước ra chậu để cho nguội bớt rồi sử dụng để vệ sinh vùng da bị tổn thương.
  • Bạn nên thực hiện ngâm rửa kết hợp với massage nhẹ nhàng để nâng cao hiệu quả mang lại.
  • Kiên trì thực hiện cách này đều đặn 2 lần/ngày vào mỗi buổi sáng và tối, sau một thời gian các triệu chứng của bệnh sẽ được đẩy lùi.
Thành phần tinh chất bên trong rau răm có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và làm dịu da
Thành phần tinh chất bên trong rau răm có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và làm dịu da

Kết hợp rau răm và sài đất điều trị tổ đỉa

Đắp lá rau răm kết hợp với vệ sinh da bằng nước sài đất để điều trị bệnh tổ đỉa là phương pháp mang lại hiệu quả khá tốt bạn có thể áp dụng tại nhà. Thành phần hoạt chất bên trong hai loại dược liệu này đều có công dụng kháng khuẩn rất tốt, khi sử dụng để điều trị bệnh sẽ có tác dụng tiêu diệt tác nhân gây bệnh và giảm viêm sưng ngoài da. Dưới đây là hướng dẫn điều trị bệnh tổ đỉa bằng rau răm và sài đất bạn có thể tham khảo và thực hiện:

– Nguyên liệu:

  • 1 nắm rau răm
  • 1 nắm sài đất

– Cách thực hiện:

  • Rau răm và sài đất đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để sát khuẩn.
  • Ngâm trong khoảng 15 phút thì vớt rau răm và sài đất ra để cho ráo nước.
  • Rau răm đem giã nát, còn sài đất cho vào nồi đun sôi với lượng nước vừa đủ.
  • Vệ sinh da sạch sẽ rồi lau khô, sử dụng rau răm giã nát đắp lên vùng da cần điều trị.
  • Để cố định trong 30 phút rồi tháo ra, sử dụng nước sài đất để vệ sinh và ngâm rửa lại da.
  • Kiên trì áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày, sau một thời gian thực hiện tình trạng bệnh sẽ dần được cải thiện tích cực.

Một số lưu ý khi sử dụng rau răm để điều trị bệnh tổ đỉa

Sử dụng rau răm để điều trị bệnh tổ đỉa là phương pháp rất an toàn và lành tính, tuy nhiên trong quá trình điều trị người bệnh cũng nên để ý một số điều dưới đây để đảm bảo an toàn và hiệu quả mang lại:

  • Các cách điều trị tổ đỉa bằng rau răm thường mang lại hiệu quả rất chậm, khi tiến hành điều trị người bệnh cần phải kiên trì thực hiện đều đặn trong thời gian dài mới đem lại hiệu quả như mong muốn.
  • Phương pháp này chỉ thích hợp áp dụng đối với những trường hợp tổ đỉa ở mức độ nhẹ và bệnh mới phát triển. Ngoài ra, hiệu quả mà phương pháp này mang lại còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người.
  • Sử dụng rau răm điều trị bệnh có nguồn gốc và chất lượng đảm bảo, tốt nhất bạn nên chọn rau răm trồng quanh nhà để đảm bảo vệ sinh an toàn, không chứa hóa chất độc hại. Ngoài ra bạn cũng nên ngâm rau răm qua với nước muối loãng để sát khuẩn trước khi dùng để điều trị bệnh.
  • Rau răm có tính nóng bạn chỉ nên sử dụng lợi liều lượng và tần suất vừa phải để đảm bảo an toàn. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi tiến hành điều trị bệnh để đảm bảo an toàn và hiệu quả mang lại.
  • Nên vệ sinh da thật sạch và lau khô trước khi thực hiện điều trị bằng rau răm để tránh tình trạng nhiễm khuẩn lan rộng. Không nên để da tiếp xúc với các hóa chất độc hại như xà phòng, thuốc tẩy rửa. Nếu phải làm trong môi trường bắt buộc tiếp xúc với hóa chất bạn hãy có các biện pháp bảo vệ da như đeo găng tay, mặc đồ bảo hộ,…
Không dùng tay cào gãi lên vùng da tổn thương làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng và tổn thương lan rộng
Không dùng tay cào gãi lên vùng da tổn thương làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng 
  • Có các biện pháp chăm sóc da phù hợp giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh, ngăn ngừa viêm nhiễm khiến bệnh lan rộng sang vùng da khác. Tuyệt đối không được dùng tay cào gãi lên vùng da bị bệnh, điều này sẽ khiến da bị tổn thương, làm các mụn nước vỡ ra và lan sang các vùng da xung quanh.
  • Bên cạnh đó người bệnh cũng nên kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học sẽ có tác dụng rất tích cực đến quá trình điều trị bệnh. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng khiến cơn ngứa xuất hiện dữ dội hơn. Tuyệt đối tránh xa đồ uống có cồn và chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Nếu sau thời gian dài áp dụng phương pháp điều trị tổ đỉa bằng rau răm mà bệnh vẫn không có dấu hiệu chuyển biến tốt hoặc có các triệu chứng bất thường thì bạn nên ngưng sử dụng, đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và phác đồ điều trị phù hợp. Không được tự ý mua thuốc về điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là các cách chữa bệnh tổ đỉa bằng rau răm bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà. Hy vọng với những thông tin ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Tuy nhiên, cách này chỉ nên áp dụng đối với những trường hợp bệnh nhẹ, còn đối với những trường hợp bệnh nặng và vùng da tổn thương lan rộng thì tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa, tiến hành thăm khám để được hướng dẫn điều trị tích cực.

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm

Ngày Cập nhật 07/09/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *