Cách chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt từ kinh nghiệm dân gian

Có thể chữa vảy nến bằng lá lốt dạng nước uống, ngâm hoặc đắp ngoài da. Đây là vị thuốc lành tính với khả năng kháng viêm, sát khuẩn cao nên được nhiều người sử dụng. Để phát huy tối đa hiệu quả, bạn cần thực hiện đúng cách và biết thêm một vài lưu ý quan trọng.

Dùng lá lốt chữa bệnh vảy nến là phương pháp có nguồn gốc từ dân gian. Hiệu quả của nó đã và đang được khoa học hiện đại chứng minh.
Dùng lá lốt chữa bệnh vảy nến là phương pháp có nguồn gốc từ dân gian. Hiệu quả của nó đã và đang được khoa học hiện đại chứng minh.

Công dụng của lá lốt với bệnh vảy nến

Không chỉ được sử dụng trong ẩm thực, lá lốt còn là một vị thuốc Đông y. Nó được ứng dụng điều trị đau nhức xương khớp và các bệnh ngoài da. Trong đó có bệnh vảy nến. Công dụng của lá lốt với bệnh này như sau:

  • Kháng khuẩn: Ngăn chặn nhiễm trùng và lây lan bệnh;
  • Tiêu viêm: Giảm sưng đỏ, đau rát và khó chịu;
  • Giảm ngứa;
  • Dưỡng ẩm da: Hạn chế tình trạng bong tróc và khô da;

Những tác dụng này được ghi chép trong Đông y và được lý giải dưới góc độ tính vị. Cụ thể, lá lốt có tính ấm, vị cay và mùi hơi nồng. Dược tính của nó có tác dụng tán hàn, hạ khí, ôn trung và chỉ thống.

Với sự tiến bộ của y học hiện đại, công dụng của loại lá này một lần nữa làm rõ từ góc độ các thành phần hóa học. Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các ancaloit tồn tại dưới dạng axit amin trong lá lốt. Đây là chất có tác dụng thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.

Bên cạnh đó, người ta còn tìm thấy một số hoạt chất quý giá khác trong tinh dầu loại thực vật này. Tiêu biểu là benzyl axetat và beta caryophylen. Hai chất này ngoài khả năng chống viêm nhiễm còn làm ẩm da một cách tự nhiên.

ông Peuker Steffen – 55 tuổi – Thợ sửa điện nước người Đức là một bệnh nhân có hành trình xử lý bệnh vảy nến, á sừng bằng bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang.
Dùng lá lốt chữa vảy nến góp phần giảm nhẹ các triệu chứng và hạn chế lây lan bệnh sang những vùng da khác.
Dùng lá lốt chữa vảy nến góp phần giảm nhẹ các triệu chứng và hạn chế lây lan bệnh sang những vùng da khác.

Ưu và nhược điểm chữa vảy nến bằng lá lốt

Ưu điểm:

  • Không có độc tính;
  • An toàn khi dùng kéo dài;
  • Có thể sử dụng cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ;
  • Cải thiện được triệu chứng nhiều bệnh viêm da cơ địa;
  • Chi phí thấp;
  • Nguyên liệu dễ tìm;
  • Cách thực hiện đơn giản.

Nhược điểm:

  • Không chữa được tận gốc nguyên nhân gây bệnh (Chưa có bất kỳ loại thuốc hoặc phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn vảy nến);
  • Tính tiện lợi không cao, tốn thời gian chuẩn bị và thực hiện;
  • Cần kiên trì sử dụng liên tục trong một thời gian mới có kết quả;
  • Thường chỉ đạt hiệu quả trong trường hợp bệnh nhẹ.
Có thể dùng lá lốt dạng uống, ngâm hoặc đắp ngoài da để  cải thiện các triệu chứng của bệnh vảy nến.
Có thể dùng lá lốt dạng uống, ngâm hoặc đắp ngoài da để cải thiện các triệu chứng của bệnh vảy nến.

Cách dùng lá lốt chữa vảy nến dạng uống

Lá lốt không có độc tính nên bạn hoàn toàn có thể điều trị bệnh vảy nến dạng uống. Đây là cách tác động từ bên trong. Do đó, nó sẽ cần nhiều thời gian để phát huy công dụng. Khi dùng dạng uống, bạn cần đặc biệt quan tâm đến liều lượng. Dù đây là vị thuốc lành tính nhưng dùng quá nhiều vẫn sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Ngoài công dụng cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến, cách dùng lá lốt dạng uống còn giúp thanh lọc cơ thể. Khi đó, hệ miễn dịch sẽ hoạt động tốt hơn. Hiệu quả điều trị bệnh cũng nhờ thế mà được kéo dài lâu hơn.

Chuẩn bị: 50g lá lốt ở dạng tươi và một ít muối hạt.

Thực hiện:

  • Loại bỏ các lá sâu và vàng úa;
  • Ngâm lá lốt trong nước muối khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Cách này sẽ giúp bạn loại bỏ được gần như hoàn toàn bụi bẩn, nấm và vi khuẩn bám trên lá. Đồng thời, nếu lá còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thì ngâm trong nước muối cũng sẽ giúp loại bỏ được phần nào;
  • Vắt lấy nước: Bạn có thể cắt nhỏ lá, cho vào máy xay, thêm một chút nước rồi chắt lấy nước; hoặc dùng cối giã nát rồi vắt bằng tay;
  • Đổ nước cốt này vào 50ml nước đang sôi rồi khuấy đều.
  • Chờ bớt nóng thì uống. Bạn nên uống khi nước còn ấm để các dược tính trong lá lốt được hấp thụ tốt hơn. 

Liều lượng:

  • Mỗi ngày uống nước cốt lá lốt từ 1 – 2 lần;
  • Kiên trì dùng liên tục trong khoảng 10 ngày sẽ cải thiện được các triệu chứng của bệnh.

Cách dùng lá lốt dạng ngâm chữa vảy nến

Ngâm vùng da bị vảy nến trong nước lá lốt sẽ giúp các dược liệu tác động trực tiếp và thấm sâu vào da. Nhờ đó, các triệu chứng của bệnh sẽ được cải thiện nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn vẫn cần thực hiện cách điều trị này thường xuyên và duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. 

Dùng ngoài da nên khối lượng nguyên liệu không quá quan trọng. Nó tùy thuộc vào diện tích vùng da bị vảy nến. Thông thường, bạn cần khoảng 100g là đủ. Rửa sạch lá tương tự như cách dùng dạng uống. Lá sau khi rửa sạch thì cho vào nồi nấu với 2 lít nước. Bạn có thể dùng nhiều hoặc ít hơn lượng nước này một chút. Quan trọng là nước phải ngập lá.

Đun sôi nước lá lốt trong khoảng 10 phút với lửa lớn. Chờ nước bớt nóng thì dùng nó để ngâm vùng da bị bệnh. Lưu ý trước khi ngâm, bạn cần vệ sinh da sạch sẽ bằng nước bình thường. Không nên sử dụng xà phòng. Nhớ lau khô da trước khi ngâm. Thời gian ngâm chỉ nên kéo dài khoảng 20 phút. 

Trong lúc ngâm da bị vảy nến với lá lốt, bạn có thể dùng bã lá chà nhẹ lên da. Cách này sẽ giúp các dược liệu thấm tốt hơn và giảm ngứa. Lau khô da sau khi ngâm và không cần rửa lại bằng nước sạch. Nếu muốn, bạn hãy chờ khoảng 1 giờ đồng hồ sau đó.

Để cải thiện các triệu chứng bệnh vảy nến bằng cách này, bạn cần thực hiện mỗi ngày từ 1 – 2 lần. Thực hiện liên tục trong khoảng 7 – 10 ngày sẽ cảm nhận được hiệu quả.

Ngâm nước lá lốt giúp triệu chứng bệnh vảy nến nhanh chóng được cải thiện.
Ngâm nước lá lốt giúp triệu chứng bệnh vảy nến nhanh chóng được cải thiện.

Đắp lá lốt ngoài da chữa vảy nến

Hiệu quả chữa vảy nến bằng lá lốt dạng đắp ngoài da cũng tương tự như dạng ngâm. Tuy nhiên cách làm đơn giản hơn. Đồng thời, trong quá trình điều trị, người bệnh vẫn có thể tiếp tục các sinh hoạt bình thường.

Bạn cần khoảng 50g lá lốt ở dạng tươi. Có thể nhiều hoặc ít hơn lượng này tùy vào diện tích da bị vảy nến. Sau khi rửa sạch thì giã nát lá lốt với một ít muối. Dùng cả phần bã và nước lá lốt đắp lên da. Sử dụng băng gạc y tế hoặc vải cố định lại. Lưu ý là không nên băng quá chặt. Cố định thuốc trong khoảng 1 giờ đồng hồ là có thể tháo băng và vệ sinh lại bằng nước sạch.

Trước khi dùng thuốc, bạn cần rửa và lau khô vùng da bị bệnh. Nên dùng nước ấm để làm sạch da. Bởi khi dùng nước ấm, da sẽ mềm và dễ hấp thụ các dược tính trong thuốc hơn.

Chữa vảy nến bằng lá lốt theo cách đắp ngoài da cần thực hiện mỗi ngày từ 1 – 2 lần. Bạn nên đắp lá này cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.

Lưu ý khi dùng lá lốt chữa vảy nến

Chữa vảy nến bằng lá lốt là phương pháp điều trị có nguồn gốc từ dân gian. Nó đúng cho số đông nhưng có thể không phù hợp hoặc hiệu quả với cơ địa một số người. Do đó, trước khi áp dụng cách điều trị này, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Đồng thời, trong quá trình điều trị, nếu có dấu hiệu bất thường, bạn cũng nên thông báo cho bác sĩ biết. Ngoài ra, sau khoảng nửa tháng điều trị bệnh vảy nến bằng lá lốt mà các dấu hiệu vẫn không thuyên giảm thì bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra.

Nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi dùng lá lốt chữa vảy nến.
Nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi dùng lá lốt chữa vảy nến.

Mặt khác, như đã trình bày, dùng lá lốt chữa vảy nến không giải quyết được tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Thay vào đó, nó chỉ góp phần giảm nhẹ các triệu chứng. Vì thế, bạn nên dùng cách này phối hợp cùng phác đồ điều trị của bác sĩ. Bên cạnh đó, chữa vảy nến bằng lá lốt thường chỉ áp dụng cho các trường hợp nhẹ. Nếu bệnh nặng, bạn vẫn phải đến cơ sở y tế kiểm tra để tìm ra cách điều trị thích hợp nhất.

Để nâng cao hiệu quả điều trị vảy nến

Dù bạn dùng lá lốt hay bất kì phương pháp điều trị nào khác thì điều quan trọng trước tiên để nâng cao hiệu quả là chăm sóc da đúng cách. Da cần được vệ sinh sạch sẽ và giữ cho khô thoáng. Bên cạnh đó, bạn không được cào gãi hoặc gỡ các mảng vảy trên da. Bởi điều này có thể gây chảy máu và dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.

Về cách chăm sóc da, bạn cần dùng một số loại kem dưỡng ẩm chuyên dụng hoặc tinh dầu thiên nhiên để hạn chế khô da.Thông thường các thành phần trong những sản phẩm này cũng sẽ giúp da nhanh hồi phục hơn. Điều quan trọng nữa là khi ra nắng, bạn cần dùng kem chống nắng hoặc che chắn kỹ lưỡng. Hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp và quá lâu với ánh nắng mặt trời sau 9 giờ sáng.

Xem thêm: Cách dùng dầu dừa trị bệnh vảy nến theo dân gian

Trong ăn uống hằng ngày, bạn cần thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng. Hạn chế dùng các thực phẩm dễ gây dị ứng và chất kích thích. Nhớ uống đủ nước để hạn chế khô da. Còn trong sinh hoạt, bạn nên dành thời gian luyện tập thể dục vừa sức. Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Đồng thời giữ cho tinh thần được thoải mái. Những điều này sẽ giúp sức đề kháng được tăng cường và cải thiện triệu chứng bệnh nhanh hơn.

Thuốc dân tộc

Ngày Cập nhật 07/09/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *