Chữa viêm thanh quản bằng giá đỗ – chi phí cực rẻ, hiệu quả bất ngờ!  

Chữa viêm thanh quản bằng giá đỗ là mẹo dân gian tương đối ít người biết đến. Trên thực tế, giá đỗ – loại rau quá quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt cũng là một vị thuốc tự nhiên hỗ trợ điều trị các chứng bệnh về họng hiệu quả, điển hình như viêm thanh quản. 

Công dụng chữa viêm thanh quản của giá đỗ

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trong giá đỗ có chứa nhiều khoáng chất và vitamin có lợi cho cơ thể. Trong đó có những thành phần nổi bật, đóng vai trò quan trọng trong việc chữa lành các tổn thương do bệnh viêm thanh quản:

  • Chất chống oxy hóa: bao gồm flavonoid, axit phenolic và axit hữu cơ có tác dụng chống viêm, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại
  • Vitamin C: tham gia vào quá trình bài tiết chất độc ra khỏi cơ thể, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, loại bỏ các yếu tố gây tổn hại như tế bào ung thư, vi khuẩn, virus truyền nhiễm…
  • Vitamin K: chữa lành vết thương, giảm nguy cơ bị nhiễm trùng, tăng tốc độ phục hồi cho cơ thể sau tổn thương
Giá đỗ giúp giảm đau nhức, rát họng
Giá đỗ giúp giảm đau nhức, rát họng

Theo quan điểm của y học cổ truyền, giá đỗ có tính mát, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng nên điều trị được các bệnh viêm họng, viêm thanh quản, khản tiếng…Dân gian thường dùng giá đỗ để trị các bệnh này cho cả trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai do có độ lành tình và an toàn cao.

Hướng dẫn dùng giá đỗ chữa viêm thanh quản cực đơn giản 

Giá đỗ có thể kết hợp cùng với những nguyên liệu có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn để tăng hiệu quả chữa trị.

1. Canh giá đỗ nấu gừng hỗ trợ chữa viêm thanh quản

Người bị viêm dây thanh quản khi dùng canh giá đỗ nên thêm chút gừng để hỗ trợ điều trị bệnh. Gừng là “thuốc kháng sinh tự nhiên” có khả năng chống khuẩn, kháng viêm cũng như là một vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc nam trị ho, viêm họng của dân gian.

Canh giá đỗ nấu cùng gừng giúp kháng khuẩn, giảm ho
Canh giá đỗ nấu cùng gừng giúp kháng khuẩn, giảm ho

Nguyên liệu:

  • 200g giá đỗ
  • 50g gừng tươi
  • 600ml nước 

Cách thực hiện: 

  • Giá đỗ chọn loại tươi, non, sau khi mua về thì ngâm nước muối khoảng 15 phút rồi rửa sạch.
  • Gừng cạo sạch vỏ, thái thành lát tròn mỏng.
  • Thả gừng vào nước cùng đun sôi
  • Sau khi có nước sôi thì thả giá đỗ vào nấu khoảng 5 phút, nêm nếm gia vị cho vừa miệng.

Lưu ý: không nên nấu giá đỗ quá lâu vì các chất dinh dưỡng sẽ bị biến đổi hoặc mất đi.

2. Chữa viêm thanh quản bằng nước ép giá đỗ 

Ngoài canh giá đỗ nấu gừng, bạn cũng có thể dùng nước ép giá đỗ để trị bệnh. Cách này sẽ hiệu quả hơn so với canh giá đỗ, vì khi được nấu chín thì các enzym có trong giá đỗ có thể bị mất đi một phần. Tuy nhiên, chỉ những ai chịu được mùi hăng của giá đỗ mới dùng được nước ép giá đỗ.

Nguyên liệu

  • 200g giá đỗ
  • 1 củ gừng tươi
  • 1 thìa muối

Cách thực hiện:

  • Giá đỗ sau khi mua về thì ngâm muối 15 phút, rửa sạch rồi để ráo nước.
  • Gừng tươi cạo sạch vỏ và thái thành từng lát mỏng.
  • Sau đó cho giá đỗ, gừng tươi cùng muối vào xay nhuyễn.
  • Lọc hỗn hợp, bỏ bã lấy nước cốt để ngậm khoảng 05 phút mỗi ngày.

Lưu ý trong chữa viêm thanh quản bằng giá đỗ

Về bản chất, giá đỗ không phải là một vị thuốc có tính đặc trị nên người bệnh cần kiên trì sử dụng trong một thời gian dài mới thấy được hiệu quả. Ngoài ra, để đạt được hiệu quả trị bệnh tối ưu, người bệnh cũng cần lưu ý những điều sau:

Người bị viêm thanh quản cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý
Người bị viêm thanh quản cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý
  • Chế độ dinh dưỡng: tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C và khoáng chất, các loại rau xanh, nước ép hoa quả. Hạn chế sử dụng các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều đường, thực phẩm lạnh, tái sống…
  • Chế độ sinh hoạt: không sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá…), giữ ấm cho cổ họng vào mùa đông.
  • Hạn chế sử dụng giọng nói: hạn chế nói to, nói nhiều, dùng dây thanh quản quá sức, có thể dùng có thiết bị hỗ trợ âm thanh trong thời gian điều trị bệnh.

Chữa viêm thanh quản bằng giá đỗ mặc dù là một mẹo dân gian hiệu quả nhưng để điều trị dứt điểm bệnh thì vẫn cần đến các liệu pháp chuyên sâu. Người bệnh chỉ nên sử dụng các mẹo dân gian như một phương pháp hỗ trợ, đẩy nhanh quá trình chữa bệnh bên cạnh phác đồ điều trị chính.

Ngày Cập nhật 19/08/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *