Có Nên Chích Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung Không?

Ung thư cổ tử cung được giới chuyên môn đánh giá là một trong những căn bệnh có khả năng gây tử vong cao, chỉ đứng sau bệnh ung thư vú. Nhiều chị em phụ nữ đều lo sợ khi đề cập đến số liệu cứ 4 phút thì có 1 người phụ nữ Việt Nam mất vì căn bệnh này. Vậy phụ nữ có nên chích ngừa ung thư cổ tử cung để phòng bệnh hay? Những ai nên chích ngừa? Bài chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn đọc làm rõ thắc mắc này.

Có nên chích ngừa ung thư cổ tử cung không là từ khóa mà nhiều chị em phụ nữ tìm kiếm và đang đi tìm câu trả lời
Có nên chích ngừa ung thư cổ tử cung không là từ khóa mà nhiều chị em phụ nữ tìm kiếm và đang đi tìm câu trả lời

Có nên chích ngừa ung thư cổ tử cung không?

Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, mỗi năm trên thế giới phát hiện có đến 500.000 chị em phụ nữ mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Trong đó có khoảng ½ người không thể qua khỏi và phải đối diện với trường hợp xấu nhất là tử vong. Riêng ở Việt Nam, trung bình 4 phút thì có 1 người phụ tử vong vì căn bệnh này. Và đây cũng chính là dấu hiệu cảnh báo tất cả phái nữ đừng xem thường căn bệnh này. Tính đến thời điểm hiện tại, ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm chỉ đứng sau bệnh ung thư vú.

Ung thư cổ tử cung xuất hiện khi các tế bào tại vị trí cổ tử cung tăng sinh quá mức và hình thành nên các khối u. Nguyên nhân chính là do virus HPV – một loại virus có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác qua đường tình dục. Ngoài gây bệnh ung thư cổ tử cung, virus HPV còn có khả năng gây ra một số bệnh sinh dục khác. Bên cạnh đó, còn có nhiều nguyên nhân khác gây ra bệnh ung thư cổ tử cung như: có tiền sử mắc bệnh lây qua đường tình dục, quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người, dùng thuốc tránh thai trong khoảng thời gian dài, sinh con quá sớm khi cơ quan sinh sản chưa thực sự toàn diện,…

Trong những khoảng thời gian đầu, người bệnh rất khó nhận biết bản thân bị ung thư cổ tử cung nếu không được tiến hành thăm khám và chẩn đoán. Những triệu chứng gặp phải đôi khi bị nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác. Có lẽ vậy mà nhiều chị em chủ quan không chịu thăm khám. Và đa số chị em phát hiện bản thân mắc bệnh khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. Lúc này việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém hơn.

Cho đến thời điểm hiện tại, giới y học hiện đại vẫn đang nghiên cứu thuốc đặc trị bệnh ung thư cổ tử cung. Vì chưa có thuốc đặc trị nên bác sĩ chỉ điều trị bệnh dựa trên triệu chứng lâm sàng và mức độ bệnh lý. Tuy nhiên, bạn cũng có thể khống chế sự phát triển của virus HPV thông qua việc tiêm ngừa vắc xin. Và đây cũng chính là giải pháp an toàn và hiệu quả nhất được các chuyên gia y tế hàng đầu khuyến cáo.

Vắc xin HPV là loại vắc xin được nghiên cứu và chế tạo nhằm chống lại sự viêm nhiễm của một số tuýp virus HPV đặc biệt. Cụ thể hơn là tuýp 16 và 18 gây ung thư cổ tử cung và tuýp 6, 11 gây bệnh sùi mào gà. Loại vắc xin này tuy không bắt buộc nữ giới tiêm ngừa nhưng được khuyến cáo để bảo vệ sức khỏe hiện tại và cả tương lai.

Chích ngừa vắc xin ung thư cổ tử cung ngày hôm nay là bảo vệ sức khỏe cho ngày mai
Chích ngừa vắc xin ung thư cổ tử cung ngày hôm nay là bảo vệ sức khỏe cho ngày mai

Những ai nên chích ngừa ung thư cổ tử cung?

Như vừa được đề cập, tiêm phòng ung thư cổ tử cung có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe không bị ung thư cổ tử cung lên tới 70% và các bệnh lây qua đường tình dục do virus HPV gây ra. Các đối tượng dưới đây được bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo nên tiêm phòng vắc xin HPV:

  • Chị em phụ nữ trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi;
  • Phụ nữ đã và chưa từng quan hệ tình dục;
  • Nữ giới trên 26 tuổi vẫn có thể tiêm phòng nhưng trước hết cần trao đổi với bác sĩ về vấn đề này.

Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều đối tượng khác không được chuyên gia y tế khuyến cáo tiêm phòng vắc xin ung thư cổ tử cung, như:

  • Người bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong vắc xin HPV;
  • Người đã đi xét nghiệm và phát hiện đã bị nhiễm virus HPV. Tuy nhiên, nhóm đối tượng này vẫn có thể chích ngừa bởi virus HPV được phân thành nhiều tuyp khác nhau. Việc chích ngừa sẽ giúp phòng các tuýp HPV khác;
  • Người mắc bệnh mãn tính như rối loạn đông máu, loãng xương, giảm tiểu cầu hoặc đang trong quá trình sử dụng thuốc hỗ trợ đông máu;
  • Người đang bị sốt cao hoặc nhiễm trùng. Nếu có nhu cầu tiêm phòng vắc xin HPV thì cần điều trị dứt điểm mới có thể bắt đầu chích ngừa;
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Nhóm đối tượng này chỉ được tiêm phòng khi đã qua giai đoạn này.
Phụ nữ (nữ giới) trong độ tuổi từ 9 - 26 nên chích ngừa ung thư cổ tử cung để phòng bệnh
Phụ nữ (nữ giới) trong độ tuổi từ 9 – 26 nên chích ngừa ung thư cổ tử cung để phòng bệnh

Trước khi tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định thăm khám sức khỏe tổng thể và làm một số xét nghiệm nếu cần thiết để sàng lọc sức khỏe. Đồng thời, bạn nên trao đổi thẳng thắn với bác sĩ về tình trạng sức khỏe hiện tại, quan hệ tình dục hay chưa từng cũng như nhu cầu mang thai sau khi tiêm phòng. Việc trao đổi sẽ giúp bạn có những giải pháp và hướng khắc phục hiệu quả.

Các loại vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiện nay

Vắc xin HPV được xem như vũ khí tinh nhuệ giúp bảo vệ sức khỏe của chị em phụ nữ khỏi các bệnh lý do virus HPV gây ra – một loại virus lây qua đường tình dục không an toàn. Nếu tiêm phòng đủ liều và đúng lịch trình thì hiệu quả phòng bệnh có thể lên đến 70%. Mặc dù hiệu quả không đạt đến 100% nhưng tiêm phòng sẽ giúp bạn cảm thấy an tâm hơn.

Trên thị trường hiện nay, có không ít các loại vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung nhưng ở nước ta chỉ yếu sử dụng rộng rãi 2 loại vắc xin chính là vắc xin Cervarix và vắc xin Gardasil. Mỗi loại vắc xin đều có những thành phần và đối tượng sử dụng khác nhau. Cụ thể hơn:

  Loại vắc xin
Vắc xin Cervarix Vắc xin Gardasil
Xuất xứ Bỉ. Mỹ.
Chủng phòng ngừa Virus HPV tuýp 16 và 18. Virus HPV tuýp 6, 11, 16 và 18.
Đối tượng phù hợp Phụ nữ trong độ tuổi từ 10 – 25. Phụ nữ trong độ tuổi từ 9 – 26.
Công dụng Có khả năng phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Ngoài công dụng phòng ngừa ung thư cổ tử cung, loại vắc xin này còn có tác dụng phòng ngừa thêm một số bệnh lý khác như: ung thư âm đạo, ung thư âm hộ, ung thư hậu môn, mụn cóc sinh dục,…
Lịch tiêm

Tiêm đủ 3 mũi

  • Mũi 1: Là ngày đầu tiên.
  • Mũi 2: Cách mũi đầu tiên 1 tháng.
  • Mũi 3: Cách mũi đầu tiên 6 tháng.

Tiêm đủ 3 mũi

  • Mũi 1: Là ngày đầu tiên.
  • Mũi 2: Cách mũi đầu tiên 2 tháng.
  • Mũi 3: Cách mũi đầu tiên 6 tháng.
Cách sử dụng Tiêm bắp vùng cơ cánh tay hoặc vùng trước bên của phía trên đùi. Tuyệt đối không được tiêm vào mạch máu dù bất kỳ trường hợp nào. Nhân viên y tế nên lắc kỹ lọ thuốc trước khi tiêm và cần tiêm ngay sau khi lấy ra khỏi.
Giá tham khảo 850.000 đồng/ mũi tiêm. 1.525.000 đồng/ mũi tiêm.

Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, để vắc xin đạt được hiệu quả tối đa cần tiêm đủ liều và đúng liều. Trong trường hợp quên tiêm thì nên bổ sung ngay liều tiêm mà không nhất thiết phải tiêm lại từ đầu. Tuy nhiên, khoảng thời gian hoàn tất 3 mũi tiêm không được quá 2 năm.

Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết hy vọng sẽ giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc “có nên chích ngừa ung thư cổ tử cung hay không” và những vấn đề liên quan khác. Tiêm phòng vắc xin HPV trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi không chỉ bảo vệ sức khỏe của bản thân ngày hôm nay mà còn bảo vệ cả khả năng sinh sản trong tương lai. Chị em phụ nữ cần nâng cao sự hiểu biết và chủ động hơn trong trong việc tiêm phòng.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày Cập nhật 06/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *