Da khô ngứa sần sùi: Nguyên nhân & Cách khắc phục tại nhà

Da khô ngứa sần sùi không chỉ khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi mà còn gây mất thẩm mỹ. Tình trạng này có thể do ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường ngoài cơ thể, hoặc là triệu chứng của những bệnh lý viêm nhiễm ngoài da. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây khô ngứa da và cách khắc phục hiệu quả bằng thảo dược thiên nhiên, mời theo dõi bài viết dưới đây.

da mặt bị ngứa sần sùi không mịn
Tình trạng da khô ngứa sần sùi có thể là do thay đổi thời tiết hoặc một số bệnh lý trong cơ thể

Nguyên nhân khiến da khô ngứa sần sùi

Có nhiều nguyên nhân và yếu tố rủi ro có thể dẫn đến tình trạng da khô ngứa nghiêm trọng. Mặc dù không phải danh sách đầy đủ các nguyên nhân, nhưng người bệnh có thể tham khảo một số nguyên nhân như sau:

  • Thay đổi thời tiết:

Mùa đông làm giảm nhiệt độ và độ ẩm tự nhiên trong không khí. Không khí lạnh và khô có thể hút độ ẩm của da và làm cơ thể mất nước. Tình trạng này có thể khiến da bị khô, sần sùi và có thể gây ngứa.

Ngoài ra, việc sử dụng máy sưởi và tắm nước nóng vào mùa đông cũng góp phần khiến da mất ẩm, khô, sần sùi và ngứa ngáy.

Đông đảo người bệnh đã chia sẻ những kinh nghiệm hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa đã áp dụng thành công, đặc biệt là bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang... Tìm hiểu ngay!
  • Thường xuyên tiếp xúc với nước:

Thường xuyên tiếp xúc với nước, đặc biệt là nước nóng có thể khiến da bị khô, nứt nẻ, sần sùi. Việc tắm nước nóng vào mùa đông cũng làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da. Điều này cũng dẫn đến khô da và ngứa.

  • Tiếp xúc với các loại hóa chất:

Tiếp xúc với một số loại hóa chất, chất tẩy rửa, sữa tắm, xà phòng cũng có thể gây kích ứng da, làm mất lượng dầu tự nhiên trên da và gây khô da. Những người thường xuyên tiếp xúc với Clo có thể các các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

nguyên nhân gây Da khô ngứa sần sùi
Da khô ngứa sần sùi có thể liên quan đến một số bệnh lý ngoài da
  • Một số bệnh ngoài da:

Các bệnh viêm da như chàm – eczema, bệnh vẩy nến có thể khiến da trở nên khô, ngứa và sần sùi. Ngoài ra, viêm da dị ứng có thể là nguyên nhân phổ biến gây khô, ngứa da ở cả người lớn và trẻ em.

  • Bệnh lý hệ thống:

Ngoài trừ các bệnh về da thì các bệnh hệ thống như tiểu đường hoặc bệnh tuyến giáp cũng có thể làm tăng nguy cơ khô da nghiêm trọng.

  • Thiếu chất dinh dưỡng:

Việc thiếu hụt một số Vitamin và khoáng chất, đặc biệt là Vitamin B – 6 và kẽm, có thể khiến da khô, ngứa, sần sùi. Ngoài ra, thiếu các chất dinh dưỡng làm da có thời gian hồi phục chậm hơn so với người khác.

  • Tuổi tác:

Khi tuổi tác cao, da sẽ trở nên nhạy cảm và mỏng hơn. Điều này khiến da dễ bị kích ứng, dễ khô và có thời gian hồi phục lâu hơn.

Ngoài ra, phụ nữ đã mãn kinh, suy giáp hoặc cường giáp thường có làn da dễ khô, ngứa và sần sùi hơn.

Cách khắc phục tình trạng da khô ngứa sần sùi tại nhà

Da khô ngứa và sần sùi có thể gây ra nhiều khó khăn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trong các trường hợp da không có dấu hiệu nhiễm trùng, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp cải thiện tại nhà, bao gồm:

1. Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp

Sử dụng các loại xà phòng mạnh, chứa chất kích thích, mùi hương có thể gây kích ứng da và dẫn đến một số triệu chứng khô da nghiêm trọng. Do đó, để tránh gây kích ứng và giữ ẩm cho da, người bệnh nên dùng các loại xà phòng nhẹ nhàng, có chiết xuất từ thiên nhiên.

Một số sản phẩm được cho là an toàn cho da nhạy cảm như:

  • Cetaphil
  • dưỡng ẩm CeraVe
  • Aquanil

2. Thường xuyên dưỡng ẩm cho da

Dưỡng ẩm hàng ngày là điều cần thiết để tránh da khô và dễ kích ứng. Thời gian tốt nhất để dưỡng ẩm là sai khi tắm, rửa mặt hoặc rửa tay, trong khi da bạn vẫn còn ẩm.

Nếu có thể chịu được cảm giác nhờn rít, người dùng có thể chọn một loại kem dưỡng ẩm có chất kem dày và nhờn để có hiệu quả điều trị tốt nhất. Thuốc mỡ, chất làm mềm da có chứa dầu khoáng (Mineral Oil / Petrolatum / Vaseline / Paraffin Oil). Các sản phẩm chứa dầu khoáng có thể làm mềm da, tạo một lớp phủ bảo vệ da và giúp da không bị mất nước.

Khi chọn kem dưỡng ẩm, người dùng cần chú ý tránh các sản phẩm có chứa chất tạo mùi hoặc các chất gây kích ứng khác. Ngoài ra, hãy kiểm tra thành phần của sản phẩm để tránh trường hợp dị ứng.

cách điều trị Da khô ngứa sần sùi
Sử dụng các sản phẩm dưỡng da không kích ứng da để dưỡng ẩm

Một số sản phẩm dưỡng ẩm cho da an toàn phổ biến bao gồm:

  • Kem dưỡng ẩm Aquaphor
  • Thuốc mỡ Vaniply
  • Thuốc mỡ chữa bệnh ngoài da CeraVe
  • Kem dưỡng ẩm Aveeno eczema
  • Kem dưỡng ẩm, chống khô da CeraVe

3. Thời gian tắm phù hợp

Tắm quá lâu hoặc tắm quá thường xuyên sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên của da, khiến da bị khô. Ngoài ra, nước nóng cũng làm mất độ ẩm tự nhiên của da và khiến da khô hơn. Do đó, người có làn da khô ngứa sần sùi có thể tham khảo một số lưu ý khi tắm như sau:

  • Tắm bằng nước mát hoặc nước ấm, hạn chế sử dụng nước nóng.
  • Tắm trong thời gian tối đa là 10 – 1 5 phút.
  • Mỗi ngày chỉ nên tắm một lần.
  • Có thể thêm dầu tắm cho trẻ em hoặc bột yến mạch vào bồn tắm để cải thiện tình trạng ngứa.
  • Lau người nhẹ nhàng bằng khăn mềm, tránh chà xát mạnh gây kích ứng và tổn thương bề mặt da.

4. Tránh khỏi các chất gây kích thích

Khi chọn sản phẩm vệ sinh, chăm sóc da cần chú ý đến thành phần để tránh các sản phẩm có thể gây kích ứng da. Nếu có thể, hãy chọn sử dụng các loại chất tẩy rửa dành riêng cho da nhạy cảm. Những sản phẩm này có thể bảo vệ da và hạn chế gây kích ứng.

Ngoài ra, khi lựa chọn quần áo cần tránh khỏi các loại vải dễ gây trầy xước khi len hoặc các loại vải tổng hợp. Chọn quần áo bằng vải cotton hoặc lụa để bảo vệ da và không làm tổn thương da.

5. Chườm lạnh

Khi các triệu da khô ngứa sần sùi gây khó chịu, người bệnh có thể áp dụng biện pháp chườm lạnh để cải thiện các triệu chứng.

Bọc một vài viên đá lạnh vào mảnh vải mỏng, sau đó chườm lên vùng da khô ngứa trong 15 phút. Có thể áp dụng biện pháp nhiều lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tối đa.

6. Áp dụng các biện pháp dưỡng ẩm da tự nhiên

Thực hiện các biện pháp tự nhiên, có sẵn có thể dưỡng ẩm da, tránh kích ứng và bảo vệ da khỏi các tổn thương. Các biện pháp phổ biến bao gồm:

cách điều trị da khô ngứa sần sùi
Tham khảo các biện pháp cải thiện tình trạng tự nhiên
  • Mật ong: Với đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, mật ong có thể được sử dụng như một chất chữa lành vết thương và dưỡng ẩm tự nhiên.
  • Dầu dừa: Có tính chất kháng khuẩn và giữ ẩm, dầu dừa có thể giúp giữ cho làn da của bạn ngậm nước và cũng có thể làm giảm viêm.
  • Nha đam: Thường được sử dụng để làm dịu làn da bị cháy nắng, kích thích tăng trưởng da và giúp chữa lành da khô, ngứa, bị kích thích.
  • Bột yến mạch: Ngâm người trong bồn tắm bột yến mạch có thể giúp làm dịu da khô, ngứa và bị kích thích.

7. Sử dụng kem Hydrocortisone

Nếu da khô của bạn đặc biệt ngứa hoặc bị kích thích, người dùng có thể cân nhắc sử dụng kem Hydrocortisone không kê đơn hoặc thuốc mỡ vào vùng bị ảnh hưởng. Trong các trường hợp nghiêm trọng hoặc khi điều trị các bệnh viêm da như viêm da dị ứng, người bệnh có thể đến bệnh viện để kê các loại kem Hydrocortisone có tác dụng mạnh.

Tuy nhiên, trước khi sử dụng sản phẩm, người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Ngoài ra, có thể sử dụng kết hợp với các loại kem dưỡng ẩm để tăng hiệu quả điều trị.

Da khô ngứa sần sùi khi nào đi khám bác sĩ?

Nếu tình trạng da khô ngứa trở nên nghiêm trọng hoặc không được cải thiện sau một thời gian, người bệnh nên đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị hợp lý. Ngoài ra, hãy đến bệnh viện ngay nếu nhận thấy các triệu chứng:

  • Da nổi mụn nước, phồng rộp hoặc xuất hiện chất dịch có mùi lạ.
  • Da bị bong tróc, nổi mẩn ngứa trên diện tích rộng.
  • Tình trạng da không được cải thiện hoặc trở nên tồi tệ hơn sau khi sử dụng các phương pháp điều trị tại nhà trong một vài tuần.

Khi đến bệnh viện cần mang theo toa thuốc hoặc các loại thuốc đã sử dụng. Bác sĩ cũng có thể cần kiểm tra lịch sử bệnh án và thuốc của người bệnh để có chẩn đoán chính xác nhất.

Biện pháp phòng ngừa da khô ngứa sần sùi

Ngoài các phương pháp điều trị  và cải thiện các triệu chứng, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa như:

cách phòng ngừa da khô sần sùi
Thường xuyên dưỡng ẩm để tránh gây ảnh hưởng lên da
  • Tránh sử dụng các loại xà phòng, chất tẩy rửa mạnh hoặc chứa nhiều hóa chất.
  • Uống nhiều nước để cân bằng độ ẩm cho da và giữ nước cho cơ thể.
  • Tắm bằng nước mát và tắm nhanh.
  • Sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm da sau khi tắm.
  • Tránh việc làm trầy xước hoặc tổn thương về mặt da.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí trong nhà để tránh không khí khô gây ảnh hưởng đến da.
  • Áp dụng các biện pháp bảo vệ làn da như đeo găng tay, khăn quàng cổ. Ngoài ra, chọn các loại quần áo không gây kích ứng da để cải thiện các triệu chứng.

Da khô ngứa sần sùi là một tình trạng phổ biến và có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tình trạng này có xu hướng phổ biến hơn vào mùa đông khi không khí lạnh hơn và khô hơn. Nếu tình trạng da không có dấu hiệu nghiêm trọng, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà. Tuy nhiên nếu làn da không cải thiện hoặc các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn, hãy đến bệnh viện để được tư vấn, điều trị phù hợp.

Xem thêm

Ngày Cập nhật 16/08/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *