Da tróc vảy do chàm khô – Cách điều trị và phòng ngừa tái phát

Da tróc vảy do chàm khô về cơ bản không gây nguy hiểm đối với sức khỏe. Tuy nhiên, xét theo tính thẩm mỹ, tình trạng này gây tác động xấu đến tâm lý của người bệnh. Chưa kể đến, bệnh nếu không kiểm soát kịp thời có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Do đó, khi gặp phải triệu chứng này, người bệnh cần điều trị sớm.

Da tróc vảy do chàm khô
Da tróc vảy do chàm khô gây ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân khiến người bệnh cảm thấy tự ti khi giao tiếp

Da tróc vảy do chàm khô – Nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân gây bệnh chàm khô đến nay vẫn chứa được nghiên cứu xác định chính xác. Tuy nhiên, khi bệnh hình thành, ngoài triệu chứng ngứa rát hoặc xuất hiện mụn nước trên da, bệnh còn gây bong tróc hoặc đóng vảy trên da. Thông thường, lớp da mới hình thành sẽ xen lẫn với lớp da cũ chưa bong ra tạo thành mảng sần sùi và khô ráp ở trên bàn tay. Nếu người bệnh gỡ lớp da tróc vảy này ra sẽ làm tổn thương và chảy máu trên da.

Theo các chuyên gia, da tróc vảy do chàm khô chủ yếu là do yếu tố thời tiết gây nên. Bên cạnh đó, tình trạng này xảy ra cũng có thể là do các nguyên nhân sau:

  • Di truyền
  • Vệ sinh tay không sạch
  • Thường xuyên sử dụng rượu, bia, chất kích thích
  • Do rối loạn yếu tố nội tiết bên trong

Ngoài ra, da tróc vảy do chàm khô cũng có thể là do môi trường sống ẩm ướt, vi khuẩn hoặc nấm mốc phát triển. Bên cạnh đó, hiện tượng xảy ra một phần là chế độ ăn thiếu dưỡng chất cần thiết.

Da bóng tróc do chàm khô
Nguyên nhân gây bong tróc da do chàm khô có thể là do thời tiết thay đổi

Cách điều trị da tróc vảy do chàm khô như thế nào?

Người bệnh có thể điều trị bệnh da tróc vảy do chàm khô bằng các biện pháp sau đây:

Chữa da tróc vảy do chàm khô bằng nguyên liệu tự nhiên

Bệnh nhân có thể áp dụng các cách sau đây ngay tại nhà để kiểm soát triệu chứng đau nhức, ngứa rát và do tróc vảy do chàm khô gây nên.

  • Sử dụng lá trầu không: Dược liệu tự nhiên có tác dụng kháng viêm, sát trùng. Do đó, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, nấm gây bệnh. Bên cạnh đó, lá trầu không còn chứa nhiều thành phần dưỡng chất giúp làm mềm da và hỗ trợ loại bỏ tế bào da chết. Cách dùng rất đơn giản, người bệnh chỉ cần hái một nắm lá trầu không đem rửa sạch và nấu chung với ít muối biển. Dùng nước này ngâm tay từ 10 – 15 phút. Kiên trì sử dụng 2 – 3 lần trong tuần giúp cải thiện tình trạng da bong tróc.
  • Nha đam: Nguyên liệu có tác dụng cung cấp độ ẩm giúp làm mềm da, giảm ngứa rát và bong da. Bệnh nhân chỉ cần sử dụng 1 nhánh nha đam đem gọt bỏ phần vỏ xanh. Sau đó rửa sạch để loại bỏ phần nhựa đắng. Cuối cùng ép lấy nước và dùng nước này thoa đều lên vùng da bị bệnh. Sau 20 phút thoa, dùng khăn mềm lau sạch. Tuần thực hiện 2 – 3 lần.
  • Dùng bột đàn hương: Lấy một ít bột cây đàn hương hòa tan với ít nước tạo thành hỗn hợp sánh mịn. Sau khi vệ sinh da sạch sẽ dùng hỗn hợp này thoa đều lên. Vệ sinh lại da bằng nước sạch sau 10 phút bôi. Mỗi tuần thực hiện 2 – 3 lần.
Chữa chàm khô bằng bột đàn hương
Bột đàn hương có tính kháng khuẩn và chống viêm giúp cải thiện tình trạng da bong tróc do chàm khô

Điều trị da bong tróc do chàm khô bằng sản phẩm chăm sóc da

Người bệnh có thể sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc chất làm mềm da để khắc phục tình trạng bong tróc ở da tay, chân hoặc đầu ngón chân,… Việc dùng kem dưỡng ẩm thường xuyên giúp làm mềm da và cải thiện tình trạng dày sừng. Từ đó giúp ngăn ngừa hiện tượng bong tróc da gây chảy máu hoặc ngứa ngáy trên da. Tuy nhiên, trong quá trình lựa chọn sản phẩm chăm sóc da, bệnh nhân cũng nên chú ý các điểm sau:

  • Nên chọn mua sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, thương hiệu uy tín
  • Sản phẩm chăm sóc da có chiết xuất từ dược liệu thiên nhiên
  • Không chứa chất bảo quản, chất tạo mùi, đặc biệt là Paraben
  • Không chứa cồn, chứa acid hay chất cân bằng pH Triethanolamine (TEA)

Dưới đây là một số loại sản phẩm dưỡng ẩm da được chuyên gia khuyên dùng, hữu ích đối với bệnh nhân mắc bệnh chàm hoặc chàm khô.

  • Vitamin E: Tăng cường độ ẩm, giúp da trở nên căng mịn và săn chắc. Bên cạnh đó, vitamin E còn giúp chống lại gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa da. Do đó, sử dụng thường xuyên giúp hạn chế tình trạng tăng sinh tế bào da. Vì vậy, giúp ngăn ngừa khô da dẫn đến bong tróc.
  • Glycerin: Có tác dụng khóa ẩm, giúp da mềm mịn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bệnh nhân nên lựa chọn Glycerin chiết xuất từ tự nhiên.
  • Minerals oil: Là một trong những sản phẩm phụ của dầu mỏ. Với đặc tính không mùi, không màu, Minerals oil có tác dụng dưỡng ẩm và giúp làm mềm da. Do đó, để kiểm soát tình trạng da bị bong tróc do bệnh chàm khô gây nên, bệnh nhân có thể sử dụng.
Chữa da bong tróc bằng glycerin
Điều trị da bong tróc do chàm khô bằng cách thoa Glycerin

Chữa da bong tróc do chàm khô bằng thuốc Tây

Để kiểm soát triệu chứng da bong tróc do chàm khô gây nên, người bệnh có thể dùng một số loại thuốc mỡ hoặc thuốc bôi ngoài da dưới đây.

  • Thuốc bôi có chứa steroid hoặc salicylic: Nếu da bong tróc ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể dùng một số loại thuốc bôi steroid, salicylic nồng độ thấp như Hydrocortisone (1%),Gentrizone, Fucicort Cream, Beprosalic hoặc Diprosalic. Những loại thuốc này có tác dụng kháng viêm và giúp làm giảm lớp da bong tróc, sừng dày ở bàn tay, đầu ngón tay hoặc gót chân,… Trong trường hợp bệnh nặng, nhân viên y tế sẽ kê đơn thuốc điều trị khác phù hợp với tình trạng bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc, bệnh nhân nên tuân thủ đúng chỉ định từ chuyên gia. Tốt nhất chỉ được sử dụng thuốc trong thời gian ngắn, khoảng 7 ngày. Không nên dùng quá một tuần nhằm tránh thuốc không giúp cải thiện bệnh mà còn khiến tình trạng bong tróc trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Thuốc Calcipotriol: Thuốc được điều chế ở dạng bôi ngoài da, được chỉ định trong trường hợp người bệnh không đáp ứng các loại thuốc điều trị nêu trên. Calcipotriol giúp kiểm soát tình trạng bong tróc da do chàm khô bằng cách ức chế quá trình sản sinh tế bào mới. Từ đó giúp tế bào trở về bình thường, hỗ trợ điều trị bong da. Liều dùng Calcipotriol hàng tuần không vượt quá 100 gram. Việc sử dụng quá liều trong thời gian dài có thể làm tăng calci đường huyết hoặc gây viêm da.

Lưu ý: Bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc tránh trường hợp thuốc gây phản ứng phụ nguy hiểm như nhiễm trùng da, viêm tuyến thượng thận hoặc kích ứng dạ dày,…

Da tróc vảy do chàm khô là một trong những vấn đề về da liễu cần xử lý sớm. Bởi chúng gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Tuy nhiên, để biết cách điều trị đúng, bệnh nhân cần thăm khám và chữa trị theo lời khuyên từ chuyên gia.

→ Có thể bạn quan tâm:

Ngày Cập nhật 16/08/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *