Đại Tràng Nằm Ở Đâu, Dài Bao Nhiêu? Chức Năng Và Cấu Tạo Thế Nào?

Hệ tiêu hóa của chúng ta bắt đầu từ khoang miệng và kết thúc ở hậu môn. Tất cả các bộ phận thuộc hệ tiêu hóa đều có vai trò quan trọng, trong đó có đại tràng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc đại tràng nằm ở đâu, dài bao nhiêu? Có chức năng và cấu tạo như thế nào? Để giải đáp vấn đề này, các bạn hãy theo dõi những chia sẻ dưới đây.

Đại tràng nằm ở đâu, dài bao nhiêu?

Đại tràng là một phần của ruột già trong ống tiêu hóa, có chức năng lưu trữ chất thải trong quá trình tiêu hóa ở ruột non để chuẩn bị đào thải ra khỏi cơ thể. Đại tràng xuất phát từ phần cuối của ruột non và kết thúc ở trực tràng. 

Đại tràng nằm ở đâu và dài bao nhiêu
Đại tràng nằm ở đâu và dài bao nhiêu

Đại tràng có độ dài thông thường khoảng 1,5m. Tuy nhiên, tùy theo thể trạng và chiều cao của cơ thể mỗi người mà chiều dài của đại tràng có sự thay đổi khác nhau. 

Đại tràng có cấu tạo gồm manh tràng, kết tràng và trực tràng. Cụ thể từng bộ phận này như sau:

1. Manh tràng

Manh tràng có chiều dài khoảng 5cm, là nơi có chiều rộng lớn nhất đại tràng, giống hình một chiếc túi. Trong số các bệnh lý của đại tràng thì có tới 15 – 20 % là liên quan đến manh tràng, đặc biệt là ung thư kết ruột.

2. Kết tràng

Kết tràng bao gồm 4 phần, bao gồm kết tràng lên dài 10cm, kết tràng ngang dài 50 cm, kết tràng giảm dài 10 cm và kết tràng sigma dài 50 cm. Các bệnh lý tại kết tràng thường gặp ở kết tràng giảm và sigma nhiều hơn với nguy cơ tử vong cao hơn.

3. Trực tràng

Đây là bộ phận cuối cùng của ống tiêu hóa nối với hậu môn để đẩy phân ra ngoài. Chiều dài của trực tràng khoảng 15cm là một ống thẳng và có hai cơ vòng có chức năng quan trọng trong việc co bóp các cơ hậu môn.

Vị trí của trực tràng
Vị trí của trực tràng

Đại tràng gồm những lớp nào?

Theo thứ tự trừ trong ra ngoài, đại tràng bao gồm 4 lớp. Cụ thể:

  • Lớp niêm mạc: Trong số các thành phần của lớp niêm mạc thì phần quan trọng nhất chính là biểu mô. Các tế bào biểu mô giúp đại tràng co bóp và đẩy cặn bã thức ăn đi qua một cách dễ dàng. 
  • Lớp dưới niêm mạc: Lớp này có vai trò vô cùng quan trọng trong việc kết nối các lớp cơ với niêm mạc. Nó có rất nhiều dây thần kinh và mao mạch bao quanh.
  • Lớp cơ: gồm nhiều cơ dọc và cơ vòng bao quanh đại tràng. Nếu tế bào ung thư xâm nhập vào lớp này thì nguy cơ di căn sang các cơ quan khác trong cơ thể là rất lớn.
  • Lớp thanh mạc: Lớp thanh mạc nằm ở ngoài cùng bao quanh các lớp bên trong của đại tràng.

Chức năng của đại tràng

Chức năng quan trọng nhất của đại tràng đó chính là tiêu hóa phần thức ăn còn lại do ruột non đào thải, chủ yếu là nước và điện giải. Trong đó, một số chức năng khác của đại tràng có thể kể đến như:

1. Chức năng hấp thu

Đại tràng hấp thu hầu hết nước qua đây rồi đẩy sang thận để tiếp tục thực hiện vai trò tái hấp thu. Phần cặn bã còn lại được đóng khuôn để chờ thải ra ngoài cơ thể. Nhờ việc hấp thu nước mà đại tràng giúp cơ thể không bị mất nước và bổ sung điện giải cho cơ thể.

2. Chức năng tổng hợp protein

Trong đại tràng có rất nhiều vi khuẩn để phân giải cặn bã thức ăn. Nhờ đó, mà một số vitamin và protein được tạo ra sẽ được cơ thể hấp thu lại.

3. Chức năng bài tiết

Lớp niêm mạc của đại tràng có nhiều nhu động và chất nhầy giúp cặn bã thức ăn di chuyển dễ dàng mà không làm tổn thương thành đại tràng. Đồng thời, chúng cũng giúp chất thải không bị dính vào thành ruột nên vi khuẩn không thể tấn công làm hại đại tràng.

Các bệnh lý liên quan đến đại tràng

Đại tràng cũng giống như nhiều cơ quan khác của cơ thể có chức năng hoạt động ngày càng suy giảm theo thời gian. Vì thế, chúng rất dễ gây nên các tình trạng bệnh lý có thể kể đến như:

  • Viêm đại tràng, đại tràng co thắt
  • Loét đại tràng
  • Viêm đại tràng cấp tính và mãn tính
  • Viêm đại tràng màng giả
  • Ung thư đại tràng
  • Polyp đại tràng
Viêm đại tràng là bệnh lý phổ biến ở đại tràng
Viêm đại tràng là bệnh lý phổ biến ở đại tràng

Các triệu chứng điển hình khi mắc bệnh về đại tràng chúng ta có thể chú ý như:

  • Đau âm ỉ hay dữ dội vùng hố chậu hai bên
  • Đi ngoài phân lỏng hoặc có lẫn máu
  • Thường xuyên cảm thấy đầy hơi, chướng bụng.

Cách cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh đại tràng

Để hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh, nhất là phần đại tràng, các bạn cần tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt như sau:

  • Nên thực đơn ăn uống lành mạnh, hạn chế chất béo, đồ ăn chế biến sẵn và tăng cường chất xơ, vitamin, uống nhiều nước.
  • Mỗi ngày nên dành ra ít nhất 30 phút thực hiện các bài tập thể dục vừa sức để tăng cường sức khỏe vừa nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
  • Kiểm tra sức khỏe tổng thể ít nhất 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện và điều trị sớm nhất.
  • Không nên hút thuốc, uống rượu và sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khỏe.

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu về đại tràng nằm ở đâu, dài bao nhiêu và các bệnh lý liên quan. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe của đại tràng tốt nhất.

Tin xem thêm

Ngày Cập nhật 06/03/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *