Đau Dây Thần Kinh Liên Sườn Có Nguy Hiểm Không?

Đau dây thần kinh liên sườn là triệu chứng báo hiệu nhiều bệnh nguy hiểm liên quan đến đốt sống, tiêu hóa, các vấn đề ở tim và phổi…Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà mức độ nguy hiểm của triệu chứng sẽ khác nhau. 

Người bệnh thường có dấu hiệu chủ quan khi gặp phải các cơn đau nhức ở cột sống. Nếu bạn bị đau thành từng cơn, có lúc đau thắt ở vùng ngực, khi thở, ho hay hắt xì cũng thấy đau thì đây có thể là cơn đau dây thần kinh liên sườn.

Những điều cần biết về bệnh đau dây thần kinh liên sườn

Đau dây thần kinh liên sườn có nguy hiểm không?
Đau dây thần kinh liên sườn là triệu chứng cho thấy những tổn thương nhất định ở hệ thần kinh

Tình trạng đau dây thần kinh liên sườn (đau thần kinh liên sườn tiên phát) không phải là bệnh. Đây là dấu hiệu cho thấy những tổn thương tại khu vực dây thần kinh liên sườn, thường gặp ở đối tượng những người trưởng thành. Dây thần kinh liên sườn xuất phát từ đoạn tủy ngực D1-D12 chạy dọc theo bờ dưới của các xương sườn. Cùng với động mạch, tĩnh mạch liên sườn tạo thành bó mạch thần kinh liên sườn. 

Cơn đau dây thần kinh liên sườn xuất phát khi các dây thần kinh bị tách khỏi rễ chung. Do dây thần kinh liên sườn cùng với mạch máu cấu tạo thành mạch bó – thần kinh gian sườn nằm ở bờ dưới của mỗi xương sườn. Từ đó gây tổn thương và khiến người bệnh gặp phải cơn đau âm ỉ. Đây cũng là nguyên nhân cây ra các bệnh lý về tủy sống, cột sống, xương sườn, vai hay thành ngực đều bị ảnh hưởng khi thần kinh liên sườn bị tổn thương.

Người bệnh bị tổn thương dây thần kinh liên sườn thường chịu cơn đau liên tục cả ngày lẫn đêm. Cơn đau có thể tiến triển nghiêm trọng hơn khi bệnh nhân thay đổi tư thế, hít thở sâu, ho, hắt hơi hoặc vận động. Một số biểu hiện phụ kèm theo như:  Tình trạng sốt về chiều, cơ thể mệt mỏi, sút cân,… Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bệnh có thể tái phát ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Một số bệnh nhân bị nhầm lẫn giữa đau dây thần kinh liên sườn với đau thần kinh tọa và các bệnh về cột sống khác. Cần nhận diện đúng đắn thì việc điều trị mới đạt hiệu quả. Trong đó những dấu hiệu cơ bản của tình trạng này là:

  • Người bệnh thường chỉ đau một bên, cơn đau có thể tiến triển phía trước ngực lan theo mạn sườn ra phía sau cạnh cột sống,
  • Đau âm ỉ khi ngồi hoặc nằm, ấn hoặc sờ vào sẽ cảm thấy nhói, mức độ đau càng nghiêm trọng về ban đêm.
  • Người bệnh có thể bị đau quanh khu vực ngoại vi vùng ngực, từ xương ức trở vào cột sống, cơn đau tăng mạnh khi ho, hắt hơi, thay đổi tư thế.
  • Trường hợp người bệnh bị đau do zona liên sườn virus tấn công sẽ có các biểu hiện tự phát như ban đỏ, mọc mụn nước, và sau đó hình thành các ban da hình dãy từ cột sống tới xương ức.

Đau dây thần kinh liên sườn có nguy hiểm không?

Đau dây thần kinh liên sườn có nguy hiểm không?
Đau dây thần kinh liên sườn ở những bệnh lý về cột sống sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh

Theo nhận định của các chuyên gia xương khớp, tình trạng đau dây thần kinh liên sườn thường không nguy hiểm. Triệu chứng chỉ gây đau, khó chịu cho bệnh nhân và có thể điều trị bằng các loại kháng sinh hoặc giảm đau thông dụng. Tuy nhiên dùng thuốc giảm  đau chỉ có tác dụng khắc phục triệu chứng của nhiều bệnh chứ không điều trị triệt để từ nguyên nhân.

Thực tế, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng chủ yếu phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn do nguyên phát (vận động sai tư thế; do nhiễm khuẩn hay gặp nhất là đau dây thần kinh liên sườn do zona…) thường không nguy hiểm. Bởi việc điều trị đối với các bệnh lý này tương đối đơn giản, có thể khắc phục dứt điểm bằng thuốc đặc trị.

Nguy hiểm hơn khi người bệnh bị đau dây thần kinh liên sườn thứ phát. Đối với tình trạng này, bệnh nhân cần được chẩn đoán phân biệt để xác định rõ bệnh gì gây ra triệu chứng. Đa số các bệnh lý về xương khớp gây đau dây thần kinh liên sườn là bệnh lý mạn tính, do đó điều trị chậm trễ có thể khiến bệnh tiến triển phức tạp hơn.

Tương tự như bệnh thần kinh tọa, đau dây thần kinh liên sườn cũng là những tổn thương ở hệ thần kinh có thể phát sinh biến chứng. Do đó nếu bệnh nhân phát hiện những triệu chứng nghi ngờ như đau tức ngực, đau mạn sườn, thì cần thăm khám sớm để tìm hiểu nguyên nhân. Từ đó chế độ ăn uống hàng ngày cần đảm bảo dinh dưỡng mới điều trị có hiệu quả. 

Việc điều trị đau dây thần kinh liên sườn cơ bản phải tìm được nguyên nhân gây ra bệnh. Người bệnh có thể tìm được nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn bằng các biện pháp cận lâm sàng như xét nghiệm, X Quang, chụp cắt lớp vi tính… Trên cơ sở đó, người bệnh sẽ được bác sĩ điều trị theo nguyên nhân đã được xác định và xử trí theo hướng của viêm rễ thần kinh. 

Đau dây thần kinh liên sườn là bệnh gì?

Tình trạng đau dây thần kinh liên sườn có thể tiến triển âm thầm với những biểu hiện không đặc trưng. Do đó người bệnh không chú ý điều trị sớm sẽ dễ phát sinh thành biến chứng. Nếu bệnh nhân có biểu hiện đau lưng dữ dội, rất có thể bạn đang mắc phải các căn bệnh sau:

Thoái hóa cột sống: Tổn thương cột sống, đặc biệt là thoái hóa cột sống có thể gây ra triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn. Thông thường bệnh nhân có biểu hiện đau nhức cột sống từ cổ xuống thắt lưng, cơn đau có thể lan rộng đến cả tay và chân, đau thắt âm ỉ ở vùng ngực.  Bệnh thoái hóa cột sống lưng thường xảy ra khi người bệnh duy trì tư thế làm việc thiếu khoa học, hoặc do ảnh hưởng từ việc vận động, mang vác nặng thường xuyên. 

Bệnh tim phổi: Những vấn đề về tim và phổi, đặc biệt là lao phổi hoặc viêm phổi thường kéo theo những triệu chứng liên quan đến cột sống thắt lưng. Những cơn đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở, đè nặng tại vùng lưng, ngực cũng là biểu hiện của bệnh nhồi máu cơ tim, hở van tim. Vùng cơ quanh khu vực tổn thương bị co thắt quá mức và tác động đến hệ thống dây thần kinh liên sườn gây đau. 

Đau dây thần kinh liên sườn có nguy hiểm không?
Đau dây thần kinh liên sườn kèm khó thở là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến tim và phổi

Bệnh lao cột sống (hoặc ung thư cột sống): Bệnh lý lao cột sống là một dạng lao thứ phát thường gặp nhất trong những dạng lao xương. Ở mức độ nặng, bệnh sẽ gây ra các cơn đau nhói ở cả 2 bên sườn, cơn đau có chiều hướng nghiêm trọng hơn khi người bệnh vận động mạnh hoặc thực hiện các tư thế cúi gập người liên tục, ho, hắt hơi. Những dấu hiệu kèm theo nhận diện bệnh lao cột sống gồm có sốt, mệt mỏi, sút cân,…

Bệnh lý tủy sống: Các vấn đề về tủy sống thường gây ra những cơn đau nhức nghiêm trọng tại lưng và thắt lưng. Trong đó tình trạng đau thần kinh liên sườn có thể là biến chứng sớm của một số bệnh lý liên quan đến tủy sống như triệu chứng u rễ thần kinh, u ngoại tủy,…

Tình trạng nhiễm khuẩn: Bệnh Zona thần kinh là bệnh lý nhiễm khuẩn nguy hiểm gây đau thần kinh liên sườn. Ngoài ra các biểu hiện thường gặp của bệnh là sự xuất hiện của các mảng mụn nước màu đỏ, ban đầu đau rát và có cảm giác ngứa. Chúng có thể tự biến mất và khô lại cùng nhiều di chứng nguy hiểm.

Bệnh dạ dày – tá tràng: Mặc dù diễn ra không phổ biến nhưng các bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày – tá tràng có thể gây ra cơn đau thần kinh liên sườn. Do bệnh lý lao cột sống hoặc ung thư cột sống mà cơn đau thường khu trú tại vùng cột sống lân cận dạ dày. Bệnh nhân có thể bị đau nhói cả hai bên sườn, kèm tình trạng nặng ngực hoặc bụng. Triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với cơn đau thắt ngực và chèn ép tim thông thường.

Nhìn chung những bệnh lý có triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn thường nguy hiểm và cần được điều trị sớm. Bệnh không gây đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người nhưng nếu phát triển thành biến chứng, các ảnh hưởng đến sức khỏe sẽ khó có thể điều trị triệt để. 

Cách phòng tránh đau dây thần kinh liên sườn 

Đau dây thần kinh liên sườn có nguy hiểm không?
Tập luyện và vận động đúng cách để hạn chế các cơn đau ở dây thần kinh liên sườn

Cơn đau do ảnh hưởng từ những tổn thương ở dây thần kinh liên sườn gây ra diễn biến âm ỉ và ảnh hưởng đến tâm lý, cũng như sinh hoạt của bệnh nhân. Người bệnh dễ bị suy nhược từ việc mệt mỏi, chán nản, bỏ ăn, mất ngủ, thể chất suy sụp đáng kể. Do đó để phòng trị bệnh, bạn cần tuân thủ những hướng dẫn điều trị cụ thể của bác sĩ mới khắc phục được triệu chứng hoàn toàn.

Bệnh nhân cần được thăm khám, chẩn đoán và điều trị đau dây thần kinh liên sườn tại các Trung Tâm Y tế chuyên khoa Cơ – Xương khớp.  Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể chủ động phòng tránh và hạn chế những biến chứng bằng cách sau:

  • Chú ý nghỉ ngơi và tránh mang vác đồ vật nặng nề, quá sức để giảm tải các áp lực lên cột sống.
  • Xây dựng thói quen vận động, tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày, trung bình khoảng 30 – 45 phút tập luyện.
  • Tham khảo thực hiện các bài tập yoga hoặc vật lý trị liệu hỗ trợ điều trị đau thần kinh liên sườn.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng phù hợp, chủ yếu bổ sung chất đạm, rau xanh, vitamin, khoáng chất…
  • Người bệnh nên hạn chế hoặc từ bỏ hoàn toàn thói quen dùng chất kích thích như: rượu bia, thức uống có cồn.
  • Người có tiền sử bệnh cột sống, đau thần kinh tọa nên đi khám và theo dõi định kì để tầm soát bệnh.

Tình trạng đau dây thần kinh liên sườn có nguy hiểm không sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân triệu chứng. Để được hỗ trợ điều trị, bệnh nhân cần thăm khám chuyên khoa sớm ngay từ khi nhận thấy các biểu hiện đau nhức cột sống bất thường.

Bài viết liên quan: Bài thuốc Nam trị đau dây thần kinh liên sườn

Ngày Cập nhật 18/09/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *