Đau dây thần kinh liên sườn có tự khỏi không? [Giải đáp]

Đau dây thần kinh liên sườn không chỉ gây ra những cơn đau dữ dội, mà còn ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Sức khỏe bệnh nhân suy giảm nếu việc điều trị không diễn ra kịp thời, kéo dài có thể diễn biến thành mạn tính. Bài viết thông tin về vấn đề đau dây thần kinh liên sườn có tự khỏi không và các lưu ý điều trị được bác sĩ nhận định.

Đau dây thần kinh liên sườn có tự khỏi không?
Đau dây thần kinh liên sườn thường xảy ra trong độ tuổi đầu trung niên

Đau thần kinh liên sườn là bệnh hay gặp phải ở đối tượng trung niên. Những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là do chấn thương, vận động sai tư thế, hoặc do vận động ở cường độ quá mạnh. Ngoài ra những bệnh lý liên quan đến triệu chứng như thoái hóa cột sống, nhiễm khuẩn,  đái tháo đường, viêm đa dây thần kinh… cũng là nguyên nhân xúc tác cơn đau dây thần kinh liên sườn tiên phát.

Những điều cần biết về cơn đau thần kinh liên sườn

Đau dây thần kinh liên sườn là triệu chứng chủ yếu xảy ra ở độ tuổi trưởng thành (30 – 50 tuổi). Người bệnh có thể gặp phải những cơn đau liên tục suốt ngày đêm, mức độ đau tăng lên khi thay đổi tư thế, khi ho hoặc hít thở sâu. Những triệu chứng kèm theo là tình trạng sốt về chiều, mệt mỏi, sút cân… Bệnh thường hay tái phát nếu không được kiểm soát tốt, điều này tái diễn khi gặp phải các kích thích từ bên ngoài gây nhiều phiền toái cho người bệnh.

Đau dây thần kinh liên sườn có tự khỏi không?
Nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn có thể đến từ các chấn thương cột sống

Nguyên nhân gây bệnh đau dây thần kinh liên sườn rất đa dạng. Thói quen vận động và sinh hoạt kém khoa học, thường xuyên làm việc sai tư thế, hoặc do chấn thương cột sống là những nguyên nhân ngoại tạo gây bệnh. Ngoài ra những vấn đề về xương khớp cũng là nguyên căn phát sinh triệu chứng này. Cụ thể là:

  • Do thoái hóa cột sống ở người cao tuổi
  • Do lao cột sống hay ung thư cột sống ở độ tuổi trung niên.
  • Các bệnh lý liên quan đến tủy sống.
  • Do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng ( bệnh đau dây thần kinh liên sườn do zona).
  • Ảnh hưởng từ các bệnh như đái tháo đường, viêm đa dây thần kinh…

Người bệnh diễn ra cơn đau do đau thần kinh liên sườn là cơn đau tức ngực,  đau lan rộng ở mạng sườn, là những cơn đau kéo dài hoặc xuất hiện từng đợt dọc theo dây thần kinh liên sườn. Thông thường người bệnh chỉ đau ở một bên, trái hoặc phải; cơn đau cũng có thể đến từ trước ngực, lan theo mạng sườn ra phía sau ở cạnh cột sống.

Những nguyên nhân làm tái phát triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn thường là do người bệnh bị nhiễm khuẩn như vi khuẩn cúm, lao, bệnh nhân bị thấp khớp, tái phát bệnh phổi, màng phổi, tổn thương ở tim, gan hoặc các tổn thương ở đốt sống lưng như lao, ung thư, thoái hóa, u tủy..

Đau dây thần kinh liên sườn không phải là bệnh lý đặc trưng nhưng nếu không được chữa sớm, triệu chứng sẽ phát triển mạn tính đeo bám dai dẳng người bệnh. Vì thế người bệnh cần tuân theo một trình tự chẩn đoán là phát hiện sớm triệu chứng và bắt đầu điều trị từ nguyên nhân. Kết hợp với cải thiện các biểu hiện đau thần kinh liên sườn để vùng tổn thương tự hồi phục và phục hồi chức năng.

Đau dây thần kinh liên sườn có tự khỏi không?

Tình trạng đau dây thần kinh liên sườn là những cơn đau kéo dài hoặc xuất hiện từng đợt dọc theo bờ sườn. Thường diễn biến lèo dài dọc cột sống hoặc vùng liên sống – bả vai. Người bệnh có thể bị đau ở một hoặc hai bên thần kinh liên sườn, vùng bị đau khu trú rõ, cơn đau có thể lan ra phía trước ngực, mũi xương ức.

Tình trạng đau thường tiến triển âm ỉ, đôi khi kéo dài cả ngày lẫn đêm. Trong đó người bệnh thường bị đau hít thở sâu, thay đổi tư thế. Nhiều người lầm tưởng đây chỉ là cơn đau lưng kèm theo tức ngực do rối loạn sinh lý tạm thời. Điều này khiến nhiều bệnh nhân chủ quan và không điều trị sớm khiến triệu chứng ngày một nghiêm trọng hơn.

Đau dây thần kinh liên sườn có tự khỏi không sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau. Cơn đau dây thần kinh liên sườn có thể tự khỏi sau vài ngày nếu được hỗ trợ bằng thuốc giảm đau đối với những nguyên nhân tiên phát. Trường hợp này, người bệnh thường gặp đau do lạnh, vận động sai tư thế hoặc với, vươn quá tầm. Chỉ cần thay đổi thói quen và sử dụng thuốc hỗ trợ có thể giải quyết nhanh cơn đau.

Đau dây thần kinh liên sườn có tự khỏi không?
Đau dây thần kinh liên sườn do bệnh lý gây ra cần được điều trị đúng cách để ngăn ngừa biến chứng

Đối với nguyên nhân thứ phát, cần điều trị từ nguyên căn gây bệnh mới có thể giảm đau hoàn toàn. Đôi khi việc điều trị giảm đau chỉ là giải pháp nhất thời, nhất là đối với những bệnh lý có biểu hiện đau dây thần kinh liên sườn. Trong đó, nếu bệnh nhân bị thoái hóa cột sống lưng (D1 – D12), lao cột sống (hoặc lao phổi), ung thư cột sống, u rễ thần kinh, u ngoài tủy… sẽ mất thời gian điều trị kéo dài mới có thể hồi phục thể trạng triệt để.

Nhìn nhận chung, đau dây thần kinh liên sườn là căn bệnh không thể tự khỏi được mà phải có giải pháp chữa trị đúng cách. Nếu người bệnh nhận thấy các dấu hiệu nghi ngờ đau dây thần kinh liên sườn, cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tìm ra phương hướng điều trị phù hợp.

Phương pháp điều trị đau dây thần kinh liên sườn

Để điều trị bệnh đau dây thần kinh liên sườn đạt hiệu quả, trước hết bệnh nhân cần thăm khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau. Trong số trường hợp không xác định được nguyên nhân thì phương pháp điều trị ban đầu nhằm cải thiện triệu chứng. Bác sĩ sẽ điều trị giảm đau bằng một số thuốc thông thường (paracetamol, felden, diclofenac…) kết hợp với thuốc đặc trị đau thần kinh. Sau đó bệnh nhân sẽ được theo dõi tình hình cải thiện bệnh, cũng như theo dõi lâu dài tại nhà để phòng tái phát.

Thuốc Tây y chữa đau dây thần kinh liên sườn

Đau dây thần kinh liên sườn có tự khỏi không?
Các loại thuốc giảm đau và giãn cơ thường được dùng để giảm đau dây thần kinh liên sườn

Các loại thuốc chủ yếu được dùng là nhóm thuốc giảm đau, thống trị đau thần kinh, thuốc giãn cơ và vitamin. Những loại thuốc được chỉ định chủ yếu trong điều trị bệnh đau dây thần kinh liên sườn gồm:

  • Thuốc giảm đau thông thường như: Paracetamol, Diclofenac;
  • Thuốc điều trị đau thần kinh nhóm Gabapentin;
  • Vitamin nhóm B: Chủ yếu dùng vitamin nhóm B1, B6, B12 để giảm đau tự nhiên và cải thiện sức khỏe khớp xương.
  • Thuốc giãn cơ vân: gồm nhóm Myonal, Mydocalm áp dụng cho bệnh nhân có triệu chứng đau nhiều, người bị nhược cơ không nên dùng thuốc này.

Người bệnh cũng nên lưu ý, việc sử dụng thuốc chỉ được thực hiện dưới chỉ định của bác sĩ khám bệnh. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc để điều trị khi không được thăm khám và chẩn đoán trước đó.

Điều trị vật lý trị liệu

Đối với các nguyên nhân gây đau thần kinh liên sườn bắt nguồn từ xương khớp, điều trị vật lý trị liệu có thể giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên bệnh nhân cần tiến hành thăm khám và điều trị tại các Trung tâm được cấp phép điều trị từ Bộ Y tế. Phương pháp châm cứu và bấm huyệt, xoa bóp sẽ được áp dụng chủ yếu để giảm đau. Cụ thể:

  • Châm các huyệt a thị: Châm cứu tại vùng rễ nơi thần kinh xuất phát, vùng nách có dây thần kinh đi qua và điểm mà người bệnh cảm thấy đau nhất. Tác động tại huyệt Nội quan, Dương lăng tuyền.
  • Xoa bóp: Dùng tay miết dọc theo liên sườn, kết hợp ấn day vùng rễ nơi thần kinh xuất phát và thực hiện tại những vùng có liên kết dây thần kinh bị đau.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Đau dây thần kinh liên sườn có tự khỏi không?
Vận động nhẹ và điều độ sẽ giúp phòng tránh những cơn đau dây thần kinh liên sườn

Kết hợp với điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh nên thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học hơn để cải thiện cơn đau và phòng tránh các tổn thương lan rộng. Những cách giúp bạn đối phó với cơn đau thần kinh liên sườn hiệu quả được bác sĩ khuyến khích như sau:

  • Không vận động mạnh hay mang vác nặng, tránh làm việc hay chơi thể thao quá sức.
  • Tránh tư thế làm việc sai, ngồi nhiều một chỗ có thể ảnh hưởng đến xương khớp.
  • Giữ ấm cơ thể trong những ngày lạnh, trong phòng điều hòa nên che chắn vùng cổ và lưng.  
  • Bảo vệ bản thân trước nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm sẽ gây tái phát cơn đau dây thần kinh liên sườn.
  • Đối với trẻ nhỏ, tiêm phòng lao và bảo vệ trẻ trước nguy cơ nhiễm virus lao – bệnh có khả năng gây đau dây thần kinh.
  • Bổ sung dinh dưỡng đa dạng, tăng cường nhóm trái cây và rau củ, cân bằng nguồn đạm để cơ thể có đề kháng tốt trước bệnh tật.
  • Tập luyện, vận động với những bộ môn nhẹ như đi bộ hoặc chạy bộ, yoga, bơi lội để tăng độ dẻo dai cho xương khớp.
  • Cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý nguyên căn gây đau dây thần kinh liên sườn;

Bệnh đau dây thần kinh liên sườn bao lâu thì khỏi?

Đau dây thần kinh liên sườn thường điều trị mất nhiều thời gian. Điều này phụ thuộc nhiều vấn đề khác nhau, có thể chỉ mất 2 – 4 tuần, hoặc cũng có thể kéo dài lâu hơn không cố định với từng người. Ở những bệnh lý mức độ còn nhẹ,  vừa phát hiện và kịp thời điều trị ngay có thể giảm đau rất nhanh, những tổn thương có thể được hồi phụ sớm sau thời gian nghỉ ngơi vài tháng. Thời gian điều trị chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố sau:

  • Mức độ bệnh lý: Bệnh lý liên quan đến xương khớp thường mất thời gian vài tháng điều trị. Triệu chứng có khuynh hướng tiến triển mạn tính, vì thế điều trị kết hợp phòng tránh mới có thể ngăn chặn triệt để căn bệnh này tái phát.
  • Phương pháp điều trị: Đối với phương pháp điều trị bằng cách dùng thuốc sẽ mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng, tuy nhiên triệu chứng cũng dễ bùng phát trở lại, tình trạng đau nhức thậm chí còn nhiều hơn. Vì thế người bệnh cần chú trọng điều trị triệt để hơn là điều trị nhanh.
  • Dựa vào bản thân người bệnh: Người bệnh chủ động điều trị và thực hiện thăm khám sớm sẽ đảm bảo kết quả điều trị tích cực. Trong quá trình điều trị, bạn cũng nên phối hợp tốt với bác sĩ, thực hiện thăm khám định kỳ và tuân thủ các nguyên tắc chăm sóc sức khỏe khoa học, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý thì bệnh sẽ nhanh khỏi.

Đau dây thần kinh liên sườn có tự khỏi không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó chính bản thân người bệnh sẽ quyết định phần lớn hiệu quả điều trị. Chủ yếu, nếu phát hiện và điều trị tích cực các nguyên nhân gây ra đau dây thần kinh liên sườn nói trên sẽ giúp dứt điểm cơn đau tận gốc. 

Những thông tin được bài viết cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn điều trị cụ thể.

Bài viết liên quan: Bài thuốc Nam trị đau dây thần kinh liên sườn

XEM THÊM

Ngày Cập nhật 05/06/2023

Hết đau vai gáy, khô khớp rồi thoái hóa cột sống... tôi từng khổ sở vô cùng. Nhưng may mắn khi biết đến phác đồ trị bệnh của Đỗ Minh Đường mà tôi đã có thể thở phào, vận động dễ dàng hơn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *