Đau đốt sống cổ sau gáy do đâu? Có nguy hiểm không?

Đau đốt sống cổ sau gáy là dấu hiệu của tình trạng suy yếu vị trí đốt sống cổ từ C1 đến C7. Nguyên nhân bệnh lý có thể là do thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ hoặc gai đốt sống cổ. Tùy mức độ nghiêm trọng mà bệnh nhân cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng nghiêm trọng xảy ra ảnh hưởng lấu dài đến sức khỏe

Đau đốt sống cổ sau gáy có nguy hiểm không
Đau đốt sống cổ sau gáy là dấu hiệu của các bệnh lý ở cột sống gây ra

Những cơn đau tại đốt sống cổ sau gáy nối dài 7 đốt sống đầu tiên ( từ C1 đến C7 ), các đốt xương này được xếp thành đường cong ưỡn ra phía trước. Ngoài ra, đốt sống cổ còn được cấu tạo bởi đĩa đệm, dây chằng và hệ thống vô số các dây thần kinh, mạch máu. Đo đó cơn đau đốt sống cổ sau gáy có thể xuất phát từ những tổn thương ở vị trí này gây ra.

Đau đốt sống cổ sau gáy do đâu?

Có hai nguyên nhân chính gây ra hiện tượng đau đốt sống cổ sau gáy. Trong đó, nguyên nhân phát sinh có thể là do bệnh lý hoặc nguyên nhân sinh lý xảy ra nhất thời. Khi người bệnh thường xuyên làm việc nặng tạo áp lực lên cổ, đặc biệt là người làm việc văn phòng thường mắc phải triệu chứng đau đốt sống cổ sau gáy kinh niên mỗi khi làm việc.

Ngoài ra, thói quen ngủ gối cao cũng có thể gây ra các đơn đau vai gái, đâu cột sống cổ khi thức dậy. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài thì bệnh nhân cũng có nguy cơ đối diện với các bệnh xương khớp. Cụ thể các bệnh lý xương khớp liên quan đến đốt sống cổ sau gáy được kê gồm có: thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đốt sống cổ, gai đốt sống cổ.

Đau đốt sống cổ sau gáy do thoái hóa đốt sống cổ

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ bao gồm nhiều triệu chứng như thoái hóa khớp, hư khớp ở các diện thân đốt, đĩa liên đốt tới các màng, giãn dây chằng. Dần dần tình trạng tiến triển gây ra thoái hóa đốt sống, đau nhức vùng cổ khi vận động.

Đau đốt sống cổ sau gáy do đâu
Đau đốt sống cổ sau gáy do thoái hóa cột sống xảy ra phổ biến ở độ tuổi trung niên

Yếu tố tuổi tác và tính chất công việc là những nguyên nhân lớn gây ra bệnh lý này. Bệnh bắt nguồn từ những triệu chứng xuống cấp do lão hóa, và áp lực từ cuộc sống hàng ngày. Hiện tượng thoái hóa đốt sống cổ hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa, thường gặp nhất ở đối tượng làm việc văn phòng.

Những dấu hiệu ban đầu của thoái hóa đốt sống cổ dễ nhận biết là tình trạng đau đốt sống cổ sau gáy, cổ cứng khi xoay đầu, không linh hoạt khi di chuyển. Khi bệnh nghiêm trọng, cơn đau sẽ lan từ cổ xuống vai, đến bả vai, đôi khi xảy ra tình trạng đau đầu không rõ nguyên nhân…

Các nghiên cứu đã chỉ ra những cấp độ của bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Trong đó, đau đốt sống cổ sau gáy là giai đoạn lâm sàng kéo dài đến những giai đoạn cuối của bệnh.

  • Cấp độ 1: Người bệnh bị cứng và đau ở cổ khi ngửa đầu nhìn lên.
  • Cấp độ 2: Tình trạng đau mỏi cổ diễn ra thường xuyên, cơn đau lan sang cả vai và lưng.
  • Cấp độ 3: Cử động cổ khó, đau nhức, khó chịu kéo dài sau khi ngủ dậy.
  • Cấp độ 4: Người bệnh có dấu hiệu tê tay, thỉnh thoảng có dấu hiệu mờ mắt.
  • Cấp độ 5: Mất tư thế đi lại tự nhiên, đi lại xiêu vẹo, thị lực giảm rõ rệt.
  • Cấp độ 6: Tổng vận động ở cánh tay, vai và cổ bị hạn chế nghiêm trọng. 
  • Cấp độ 7: Người bệnh gặp khó khăn trong việc cầm đũa, cầm bút viết.
  • Cấp độ 8: Uể oải và đau nhức khi đi lại, có cảm giác không trọng lượng.
  • Cấp độ 9: Người bệnh không còn khả năng kiểm soát đại tiện, tiểu tiện.
  • Cấp độ 10: Teo cơ, tê liệt, người bệnh chỉ có thể đứng yên một chỗ.

Đau đốt sống cổ sau gáy do gai đốt sống cổ 

Gai đốt sống cổ là bệnh lý thường xuất hiện sau độ tuổi 50. Cơn đau xuất hiện tại hầu hết các đốt sống, nhưng chủ yếu tại vùng thắt lưng và cổ là những vị trí phổ biến nhất. Nguyên nhân chính gây ra bệnh gai cột sống là do di truyền, bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp cột sống mãn tính, do chấn thương sau tai nạn không được điều trị triệt để hoặc do lắng đọng canxi lâu ngày tại gai xơ…

Người có nguy cơn mắc bệnh gai cột sống chủ yếu là nam giới,  làm công việc lái xe, nhân viên văn phòng, thợ xây, công nhân, thường xuyên mang vác nặng, nhân viên văn phòng ít vận động. Ngoài ra bệnh nhân béo phì, thường uống đồ uống chứa cồn cũng dễ mắc phải bệnh lý này.

Đau đốt sống cổ sau gáy là bệnh gì
Tình trạng đau đốt sống cổ sau gáy do gai cột sống cần được điều trị sớm

Những cơn đau đốt sống cổ sau gáy C5 C6 là dấu hiệu nhận biết rõ nhất bệnh gai đốt sống cổ. Trong một số trường hợp, biến chứng vôi hóa cột sống khiến bệnh lý thêm nghiêm trọng khi bệnh nhân kèm theo dấu hiệu đau nửa đầu, buồn nôn, thường xuyên chóng mặt và mất ngủ. 

Nguy cơ gai cột sống chìa ra gây chèn ép lên rễ thần kinh, từ đó ảnh hưởng đến các chi liên quan. Người bệnh có thể bị đau và tê xuống vai, cánh tay và mất cảm giác nhất thời. Để điều trị bệnh gai cột sống, thông thường bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân áp dụng phương pháp điều trị bảo tồn.

Bên cạnh sử dụng thuốc nội khoa thì các bài tập vận động cổ, vai gáy có thể mang đến cải thiệc tích cực cho người bệnh trong giai đoạn đầu. 

Đau đốt sống cổ sau gáy do thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Vị trí cột sống cổ là nơi thường xuyên phải chịu vận động và chịu áp lực lớn từ phần đầu. Vì thế, nếu sinh hoạt thiếu khoa học có thể khiến các đĩa đệm tại vị trí này tổn thương và thoát vị. Triệu chứng đau đốt sống cổ sau gáy do thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở đốt sống cổ C5 C6.

Những nguyên nhân xuất phát bệnh là do chấn thương, do tư thế làm việc, tư thế nằm, ngồi thiếu khoa học. Ngoài ra do tuổi tác mà xương khớp có dấu hiệu lão hóa, khi làm việc hoặc vận động vượt quá giới hạn cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định đến đĩa đệm.

Một khi bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ sẽ không bao giờ có thể chữa khỏi hoàn toàn. Mặc dù bệnh khó có thể hồi phục về trạng thái 100% ban đầu, nhưng nếu kiên trì áp dụng các phương pháp chữa bệnh, khả năng hồi phục có thể lên đến 90%.

Những dấu hiệu nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ bên cạnh đau đốt sống cổ sau gáy là:

  • Đau nhức diện rộng, bắt đầu tại 2 đốt sống cổ sau đó đau lan rộng ra bả vai, cánh tay, sau đầu.
  • Cơn đau kèm theo tình trạng tê ngứa ở tay và chân khi hối thoát vị chèn ép vào tủy sống.
  • Các cử động tại cổ vai gáy và cánh tay bị hạn chế, không khăn khi cúi ngửa hoặc quay cổ.

Bệnh đau đốt sống cổ sau gáy có nguy hiểm không?

Đối với bất kỳ triệu chứng xương khớp nào, bao gồm đau đốt sống cổ sau gáy khi không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Nếu nguyên nhân do bệnh lý, bệnh nhân cần điều trị sớm để phòng tránh các biến chứng ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Đau đốt sống cổ sau gáy nguy hiểm không
Đau đốt sống cổ sau gáy lâu dài có thể ảnh hưởng đến vận động và sinh hoạt

Đau nhức xương khớp ở cột sống cổ được đánh giá khá phổ biến trong xã hội, tuy nhiên chỉ một tỷ lệ nhỏ phát hiện và chủ động đến bệnh viện điều trị ở những giai đoạn đầu. Do tính chất công việc và cuộc sống hiện đại, số lượng người trẻ tuổi từ 30 – 40 mắc bệnh ngày càng nhiều, cho thấy nguy cơ lão hóa xương khớp ngày càng sớm.

Bệnh đau đốt sống cổ sau gáy nói chung không mang đến những ảnh hưởng nghiêm trọng ngay tức thì.  Cơn đau kéo dài ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe, không phát hiện và điều trị sớm làm cho cấu trúc xương, sụn và đốt sống cổ bị yếu đi theo thời gian.

Đánh giá về mức độ nguy hiểm của triệu chứng, theo các chuyên gia xương khớp, các bệnh lý liên quan đến đốt sống có khả năng chuyển thành bệnh mạn tính khó điều trị. Càng kéo dài, bệnh càng gây ra phiền toái và khó khăn cho người bệnh trong công việc, làm giảm chất lượng cuộc sống.

Điều trị triệu chứng đau đốt sống cổ sau gáy

Phương pháp điều trị các bệnh đau nhức xương khớp nói chung hiện nay là điều trị theo hướng bảo tồn. Đầu tiên cần xác định rõ nguyên nhân để điều trị từ nguyên nhân, sau đó khắc phục triệu chứng. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tương ứng.

Trường hợp đau đốt sống cổ sau gáy mức độ nhẹ

  • Hạn chế quay đầu hoặc quay cổ, có thể chỉ xoay cổ nhẹ nhàng để giảm thiểu tổn thương.
  • Bệnh nhân hạn chế quay đầu và nghiêng đầu để cấu trúc đốt sống tự phục hồi.
  • Tránh tiếp xúc với không khí lạnh từ quạt hoặc ngồi điều hòa gây co cứng cơ khớp.
  • Áp dụng phương pháp chườm ấm tại vùng cổ vai hoặc chiếu đèn hồng ngoại.
  • Thường xuyên massage cổ vai gáy để máu lưu thông tốt, thư giãn cơ, giảm đau.
  • Tắm nước ấm để cải thiện cơn đau, tuần hoàn máu tốt hơn.

 Trường hợp đau đốt sống cổ sau gáy ở mức độ vừa

  • Sử dụng các loại thuốc kháng viêm , giảm đau theo đơn kê của bác sĩ. Gồm có: Paracetamol, Ibuprofen, Diclofenac,… giúp ngăn cơn đau và giảm các phản ứng viêm theo sau.
  • Dùng đến miếng dán Salonpas có chứa hoạt chất non-steroid giảm đau. Hoặc sử dụng các thuốc bôi có hoạt chất thấm qua da là Methyl Salicylat.
  • Sử dụng các loại thuốc giãn cơ theo chỉ định của bác sĩ như Decontractyl. Thuốc phòng tránh được tình trạng co thắt cơ quá mức, hỗ trợ giảm đau.
  • Bổ sung thêm các loại vitamin nhóm B như Vitamin B1, B6, B12. Từ đó tăng hoạt động dẫn truyền thần kinh, giảm đau nhức cấp tính.
  • Trong trường hợp đau đốt sống cổ sau gáy không phải là do thoái hóa hay co thắt mạch máu, tránh massage chỉ làm bệnh nhân đau thêm.
thuốc chữa đau đốt sống cổ sau gáy
Điều trị đau đốt sống cổ sau gáy bằng thuốc giảm đau

Trường hợp đau đốt sống cổ sau gáy mức độ nặng

Trong những trường hợp người bệnh đau nhức nghiêm trọng, nhưng biện pháp điều trị triệt để là:

  • Biện pháp châm cứu: Kích thích hoạt động điều hòa dẫn truyền dây thần kinh. Khi được châm cứu tại những huyệt chính xác, các hiệu ứng lan tỏa đến hệ thần kinh và cơ sẽ làm giảm sự co thắt. Thực hiện châm cứu thường xuyên giúp giảm đau nhanh, triệt để và ít tái phát.
  • Dùng thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh: Bao gồm các loại thuốc như Lidocain, Novocain,…  Công dụng của thuốc cắt đứt cơn đau tại hệ thần kinh, đồng thời làm mềm cơ. Thuốc được sử dụng dưới dạng tiêm, bệnh nhân cần thực hiện tại các bệnh viện uy tín chuyên khoa xương khớp.

Bệnh nhân bị đau đốt sống cổ sau gáy khi đã biết rõ nguyên nhân phát sinh triệu chứng nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viên tại các hiệu thuốc có sắn. Việc tự ý sử dụng thuốc có thể gây ra rối loạn nội tiết mà không điều trị được bệnh.

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *