Đầu gối bị sưng đau là do bệnh gì? Nên uống thuốc gì?

Đầu gối bị sưng đau là triệu chứng thường gặp. Triệu chứng này có khả năng tác động làm ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng di chuyển và vận động của người bệnh. Sưng đau đầu gối có thể là biểu hiện chứng tỏ bạn đang mắc bệnh thoái hóa khớp gối hoặc một vài bệnh lý khác liên quan đến xương khớp. Cụ thể như viêm đa khớp dạng thấp, viêm khớp gối, bệnh gout… Vậy nên uống thuốc gì để khác phục tình trạng sưng đau đầu gối?

Đầu gối bị sưng đau là do bệnh gì? Nên uống thuốc gì?
Tìm hiểu đầu gối bị sưng đau là do bệnh gì? Nên uống thuốc gì để khắc phục bệnh lý

Đầu gối bị sưng đau là do bệnh gì?

Trên cơ thể người, đầu gối là một bộ phận vô cùng quan trọng. Bởi bộ phận này đóng vai trò là cầu nối liên kết cho xương bánh chè, xương đùi và xương cẳng chân. Với vai trò là cầu nối liên kết nhằm nâng đỡ các bộ phận của cơ thể khiến cho đầu gối cũng như xương khớp gối rất dễ bị tổn thương.

Một trong những biểu hiện điển hình của tình trạng tổn thương chính là đầu gối bị sưng đau. Biểu hiện này xuất hiện đồng nghĩa với việc bên trong và xung quanh khớp gối đều bị tổn thương, từ các gân sụn, mô mềm cho đến túi hoạt dịch và dây chằng. Những cơn đau và tình trạnh sưng tấy xuất hiện ngay tại đầu gối có thể là do các bệnh lý về xương khớp và chấn thương. Cụ thể như:

Bệnh gout

Bệnh gout là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh đối mặt với tình trạng đầu gối bị sưng đau. Bệnh hình thành do quá trình chuyển hóa axit uric tồn tại bên trong cơ thể bị rối loạn. Nếu không sớm chẩn đoán và có những biện pháp chữa bệnh phù hợp, bệnh gout sẽ phát triển và gây ra tình trạng viêm khớp cấp tính. Đồng thời kéo theo các cơn đau nhức nghiêm trọng. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý thể hiện tình trạng tổn thương phần đĩa đệm, sụn nằm giữa hai xương đầu gối. Bệnh hình thành và phát triển do quá trình lão hóa xương khớp. Khi xuất hiện, bệnh sẽ hình thành thêm những phản ứng gồm sưng, viêm, giảm thiểu lượng dịch khớp dẫn đến tình trạng đau nhức. Những phản ứng này khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày, khó khăn khi di chuyển, vận động. Đồng thời làm ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của người bệnh.

Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân sẽ phải đối mạnh với tình trạng thoái hóa sụn, các xương thường xuyên va chạm, cọ xát vào nhau khiến triệu chứng đau đầu gối xuất hiện dai dẳng và trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, trong giai đoạn nặng, các khớp thường cứng và sưng to một cách rõ rệt. Đồng thời khi di chuyển, người bệnh sẽ nghe thấy tiếng kêu lạo xạo, lục cục, rắc rắc bên trong đầu gối.

Thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là nguyên nhân khiến đầu gối bị sưng đau

Viêm khớp gối

Tương tự như bệnh thoái hóa khớp gối, bệnh viêm khớp gối xảy ra khi đầu gối bị ảnh hưởng bởi những tổn thương, va chạm hoặc sự bào mòn sụn khớp nhưng không được chăm sóc và không được điều trị đúng cách. Từ đó khiến khớp gối bị viêm, xuất hiện cơn đau và tình trạng sưng tấy. Đặc biệt là khi thời tiết thay đổi thất thường hoặc vận động mạnh.

Viêm đa khớp dạng thấp

Viêm đa khớp dạng thấp là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đầu gối bị sưng đau. Đây là một bệnh tự miễn. Khi đó cơ thể sẽ tự sản xuất ra một lượng lớn kháng thể nhằm chống lại mô liên kết tồn tại ngay tại bao khớp. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng khó chịu. Gồm: Đau khớp, sưng khớp, nóng đỏ, cứng khớp vào mỗi buổi sáng.

Trong các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp, tình trạng đau và sưng khớp thường mang tính chất đối xứng tại các khớp. Cụ thể như: Bàn chân, bàn tay, khuỷu tay, khớp gối. Khi vận động cùng với cường độ mạnh như lên xuống cầu thang, chơi thể thao, thời tiết thất thường… cơn đau sẽ xuất hiện thường xuyên và trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó đầu gối của bạn sẽ phát ra tiếng kêu khi vận động, di chuyển. Người bệnh sẽ hoạt động, cử động, di chuyển một cách khó khăn.

Bệnh tràn dịch khớp gối

Đầu gối bị sưng đau cũng là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh tràn dịch khớp gối. Bệnh là biểu hiện của tình trạng dịch khớp dư thừa tràn ra khỏi ổ khớp dẫn đến hiện tượng sưng và viêm một bên đầu gối. Bên cạnh đó, khi lượng dịch khớp dư thừa tràn ra ngoài, người bệnh sẽ nhận thấy ngay tại khớp gối bị bệnh xuất hiện triệu chứng đau nhức dữ dội khiến khả năng di chuyển và vận động của bệnh nhân bị hạn chế.

Bệnh nhân mắc bệnh tràn dịch khớp gối nếu không sớm được điều trị bằng những phương pháp phù hợp, người bệnh sẽ có nguy cơ đối mặt với biến chứng teo cơ. Nguy hiểm hơn, khả năng di chuyển, vận động của các khớp có thể sẽ mất đi.

Bệnh tràn dịch khớp gối
Đầu gối bị sưng đau là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh tràn dịch khớp gối

Bệnh khô khớp gối

Trái ngược hoàn toàn với bệnh tràn dịch khớp gối là tình trạng khô hay còn gọi là bệnh khô khớp gối. Bệnh biểu hiện cho tình trạng suy giảm tiết dịch khớp gối. Điều này khiến khớp không được bôi trơn do lượng dịch khớp cần thiết bị thiếu hụt. Lâu ngày người bệnh sẽ khó có thể vận động hoặc co duỗi các khớp. Bên cạnh đó, khi đứng lên hoặc ngồi xuống, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức, đầu gối kêu lạo xạo, rắc rắc khi di chuyển. Bệnh khô khớp gối thường xuất hiện cùng với bệnh thoái hóa khớp gối.

Viêm gân bánh chè

Viêm gân bánh chè là một bệnh lý thể hiện cho tình trạng gân xương bánh chè thường xuyên xuất hiện cơn đau và sưng tấy do viêm nhiễm. Triệu chứng sưng và đau đầu gối do tình trạng viêm gân bánh chè xuất hiện dai dẳng khi phần dây chằng nối liền với xương bánh chè bị các tổn thương làm ảnh hưởng.

Những cơn đau nhức xương khớp do tình trạng viêm bánh chè gây ra thường có mức độ đau tăng dần theo thời gian. Đồng thời đau âm ỉ. Ngoài ra cơn đau sẽ tăng lên rất nhiều lần khi bệnh nhân thực hiện các hoạt động sinh hoạt, vận động mạnh như chạy nhiều, ngồi xổm, leo cầu thang.

Viêm bao hoạt dịch

Tương tự như bệnh viêm khớp hoặc viêm dây chằng, viêm bao hoạt dịch cũng được liệt kê vào danh sách những bệnh lý thường gặp. Bao hoạt dịch được xác định nằm ở phía dưới các sợi gân đang bám vào xương. Sự có mặt của bao hoạt dịch sẽ hỗ trợ cũng như giúp cho gân di động một cách dễ dàng hơn. Đồng thời không gây nên cảm giác đau đớn khi co duỗi.

Tuy nhiên khi xuất hiện những tổn thương tại bao hoạt dịch, tình trạng sưng đỏ sẽ hình thành. Đồng thời kéo theo những cơn đau nhức xương khớp nghiêm trọng, cứng khớp đầu gối làm ảnh hưởng đến khả năng vận động.

Viêm bao hoạt dịch
Khi bị viêm bao hoạt dịch, tình trạng sưng đỏ sẽ hình thành. Đồng thời kéo theo những cơn đau nhức xương khớp nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến khả năng vận động

Đầu gối bị sưng đau nên uống thuốc gì?

Để khắc phục tình trạng đầu gối bị sưng đau, bác sĩ chuyên khoa có thể sẽ kê cho bạn một đơn thuốc. Trong đó có các loại thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc chống thấp khớp, thuốc chống viêm không steroid… Những loại thuốc này sẽ giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng sưng tấy, đau khớp. Đồng thời giúp bệnh nhân phục hồi khả năng đi lại và vận động.

Tuy nhiên những loại thuốc được kê trong đơn có thể thay đổi. Bởi những loại thuốc dùng trong điều trị sưng đau đầu gối còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe, nguyên nhân gây bệnh và mức độ nặng nhẹ.

Dưới đây là danh sách những loại thuốc thường được dùng trong điều trị đầu gối bị sưng đau:

Thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau là nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý về cơ xương khớp. Trong đó có tình trạng sưng và đau đầu gối. Đa số những loại thuốc thuộc nhóm thuốc giảm đau thường không kê đơn. Chính vì thế người bệnh có thể dễ dàng tìm và mua những loại thuốc này trong các nhà thuốc lớn và uy tín.

Thông thường những loại thuốc giảm đau sẽ phù hợp với đối tượng bị sưng và đau khớp gối do sự tác động của các nguyên nhân cơ học. Thuốc giảm đau có thể giúp bạn cải thiện tốt những cơn đau xuất hiện với mức độ từ nhẹ đến trung bình. Khi sử dụng thuốc với liều lượng phù hợp, thuốc sẽ không gây tác dụng phụ và an toàn đối với sức khỏe.

Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc trong một thời gian dài hoặc sử dụng thuốc với liều cao, người bệnh sẽ có nguy cơ đối mặt với các tác dụng ngoại ý nguy hiểm làm ảnh hưởng đến dạ dày, gan, thận… Chính vì thế, việc sử dụng thuốc giảm đau trong điều trị bệnh xương khớp cần có sự hướng dẫn và chỉ định liều dùng, cách dùng từ bác sĩ chuyên khoa.

Tramadol và Paracetamol là hai loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến trong điều trị đầu gối bị sưng đau. Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu muốn sử dụng những loại thuốc này.

Thuốc giảm đau
Bệnh nhân có đầu gối bị sưng đau nên uống thuốc giảm đau

Thuốc kháng viêm không steroid

Khi những loại thuốc giảm đau thông thường không thể giúp bạn cải thiện tình trạng đau nhức và sưng khớp gối, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn sử dụng những loại thuốc kháng viêm không steroid. Loại thuốc này sẽ giúp bạn cải thiện tốt những triệu chứng khó chịu mà bạn đang mắc phải.

Ngoài khả năng giảm đau, giảm sưng, những loại thuốc thuộc nhóm thuốc kháng viêm không steroid còn có tác dụng ức chế những phản ứng viêm. Do đó nếu tình trạng đầu gối bị sưng đau của bạn có kèm theo triệu chứng viêm, bác sĩ chuyên khoa có thể cân nhắc việc cho bạn sử dụng đồng thời thuốc kháng viêm không steroid và thuốc giảm đau.

Một số loại thuốc kháng viêm không steroid được sử dụng thường xuyên trong điều trị đầu gối sưng đau gồm:

  • Aspirin: Aspirin là một loại thuốc có khả năng ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin E1 và prostaglandin E2. Khả năng này được thành lập là do thuốc tham gia vào hoạt động ức chế prostaglandin synthetase. Nhờ đó thuốc có tác dụng ức chế quá trình sinh nhiệt của cơ thể. Đồng thời thúc đẩy quá trình tăng thải nhiệt ra bên ngoài. Ngoài ra thuốc Aspirin còn có tác dụng làm giảm khả năng cảm thụ của hệ thần kinh khi tiếp xúc với các chất gây viêm. Từ đó cải thiện tình trạng sưng tấy và đau nhức.
  • Ibuprofen: Ibuprofen là một loại thuốc thuộc nhóm thuốc kháng viêm không steroid được sử dụng khá phổ biến. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế một hoặc nhiều chất trung gian gây nên tình trạng viêm. Cụ thể như prostaglandin. Thuốc Ibuprofen có cơ chế giảm đau khá giống với Aspirin.
  • Naproxen: Tương tự như thuốc Aspirin, thuốc kháng viêm không steroid – Naproxen cũng có khả năng ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin synthetase. Khi được đưa vào cơ thể, thuốc sẽ được hấp thụ rất nhanh. Do đó khoảng 15 – 30 phút sau khi sử dụng thuốc, người bệnh sẽ nhận thấy cơn đau được cải thiện.

Tuy có nhiều tác dụng hữu hiệu trong việc điều trị sưng, viêm và đau nhức xương khớp nhưng những loại thuốc thuộc nhóm thuốc kháng viêm không steroid thường kéo theo các phản ứng phụ khi dùng. Trong đó các kích ứng xảy ra trên đường tiết niệu và cơ quan tiêu hóa là những phản ứng phụ xuất hiện phổ biến nhất. Vì thế, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết. Đồng thời phải dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc giãn cơ

Nhóm thuốc giãn cơ sẽ được sử dụng khi những cơ bắp tồn tại tại khu vực đầu gối có dấu hiệu bị co thắt và căng cứng. Khi cơ bắp gặp vấn đề, tình trạng đau nhức xương khớp sẽ xuất hiện. Sau đó phát triển và trở nên nghiêm trọng trong một thời gian ngắn. Đồng thời làm giảm khả năng vận động và sự linh hoạt của khớp gối.

Việc sử dụng những loại thuốc giãn cơ sẽ giúp người bệnh thư giãn. Đồng thời làm giảm tình trạng co thắt cơ bắp. Tác dụng này được thành lập là do những hoạt chất tồn tại trong thuốc giãn cơ có khả năng tác động đến hệ thần kinh trung ương và ức chế quá trình truyền tín hiệu đau đớn từ các dây thần kinh đến não.

Một số loại thuốc giãn cơ thường được dùng trong điều trị đầu gối bị sưng đau:

  • Baclofen
  • Diazepam
  • Orphenadrine
  • Tizanidine
  • Metaxalone
  • Methocarbamol
  • Dantrolene.

Việc sử dụng thuốc giãn cơ cần phải đặc biệt thận trọng. Bởi loại thuốc này có khả năng gây ra nhiều tác dụng phụ ngoại ý (nhiều hơn cả thuốc kháng viêm không steroid và thuốc giảm đau).

Thuốc giãn cơ
Nhóm thuốc giãn cơ sẽ được sử dụng khi những cơ bắp tồn tại tại khu vực đầu gối có dấu hiệu bị co thắt và căng cứng dẫn đến sưng và đau

Thuốc Corticosteroid

Khi thuốc giãn cơ, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc giảm đau hoặc một số loại thuốc khác không thể giúp người bệnh cải thiện tốt tình trạng đầu gối bị sưng đau, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn sử dụng thuốc Corticosteroid. Cơ chế hoạt động của thuốc Corticosteroid tương tự như cortisone được sản sinh ngay tại tuyến thượng thận.

Việc sử dụng thuốc Corticosteroid sẽ giúp người bệnh tác động và ức chế hệ miễn dịch. Từ đó làm giảm cũng như ức chế diễn tiến của phản ứng viêm ngay tại khớp gối. Phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau nhức và sưng khớp gối, mức độ nặng nhẹ, người bệnh có thể sử dụng loại thuốc này ở dạng uống hoặc dạng tiêm theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc Corticosteroid có khả năng khắc phục tốt tình trạng đầu gối sưng đau trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên thuốc có khả năng khiến hệ miễn dịch của người bệnh suy giảm. Đồng thời gây ra những phản ứng phụ nghiêm trọng.

Thuốc chống thấp khớp

Bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng những loại thuốc chống thấp khớp khi tình trạng đầu gối bị sưng đau hình thành do bệnh bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh viêm khớp gối. Khi được đưa vào cơ thể, những hoạt chất có trong thuốc sẽ giúp người bệnh làm chậm sự phát triển của bệnh lý. Đồng thời ức chế những hoạt động của hệ miễn dịch. Nhờ đó tình trạng sưng đau đầu gối của người bệnh sẽ được cải thiện.

Một số loại thuốc chống thấp khớp thường được sử dụng gồm:

  • Humira
  • Enbrel
  • Hydroxychloroquine
  • Methotrexate.

Lưu ý: Bệnh nhân có đầu gối bị sưng đau chỉ nên sử dụng thuốc sau khi đã tiến hành xét nghiệm chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết và có yêu cầu từ bác sĩ chuyên khoa. Điều này sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả điều trị bệnh và đảm bảo an toàn.

Thuốc chống thấp khớp
Bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng thuốc chống thấp khớp khi tình trạng đầu gối bị sưng đau hình thành do bệnh bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh viêm khớp gối

Như vậy, thông tin trong bài viết đã giúp bạn giải đáp vấn đề “Đầu gối bị sưng đau là do bệnh gì? Nên uống thuốc gì?”. Tuy nhiên nếu muốn sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tránh gây nguy hiểm.

XEM THÊM

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Hết đau vai gáy, khô khớp rồi thoái hóa cột sống... tôi từng khổ sở vô cùng. Nhưng may mắn khi biết đến phác đồ trị bệnh của Đỗ Minh Đường mà tôi đã có thể thở phào, vận động dễ dàng hơn.

Bình luận (2)

  1. le thi phong says: Trả lời

    e bi tràn dịch khop goi co mu ba da phau thuật được 20 ngay vết thuong da lanh nhung dau goi van sung ko con dịch nhung di lai kho khan va con dau nhuc mong bs tu ban a

    1. Loan says: Trả lời

      E bị sưng đầu gối, đau đi chụp thì kết luận xương ko sao, ko biết triệu chứng vậy bị sao ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *