Dấu hiệu áp-xe thường gặp và cách phân biệt với các bệnh lý tương tự

Áp xe là tình trạng thường gặp, tuy nhiên lại có thể dẫn tới nguy hại cho tính mạng nếu như không điều trị kịp thời. Vậy dấu hiệu nhận biết áp-xe là gì? Làm sao để phân biệt với các bệnh lý tương tự khác? Mời độc giả tìm hiểu thông tin trong bài viết.

Dấu hiệu Áp-xe thường gặp

Là tình trạng gây nhiều phiền toái cho người bệnh, nguy cơ cho sức khỏe nhưng áp xe lại có thể nhận biết dễ dàng nhờ một số dấu hiệu, trong đó tiêu biểu phải kể đến:

Sưng nề, xuất hiện mủ

Giai đoạn đầu của bệnh nhân bị áp-xe sẽ xuất hiện tình trạng đau nặng nơi sưng nề, mệt mỏi, nhức đầu. Tác nhân gây ra tình trạng này thường là vi khuẩn tụ cầu vàng, liên cầu. Giai đoạn chưa có mủ sẽ kéo dài từ 2 đến 3 ngày.

Dấu hiệu áp-xe thường gặp là sưng nề, xuất hiện mủ
Dấu hiệu áp-xe thường gặp là sưng nề, xuất hiện mủ

Khi áp-xe tạo mủ, vùng giữa khu vực sưng nề sẽ mềm ra, ấn có dấu hiệu lõm. Khi tỳ đầu ngón tay vào một bên của áp-xe, ấn khẽ bên kia sẽ có cảm giác như sóng vỗ ở đầu của ngón tay trỏ. Áp-xe tích tụ mủ thì các dấu hiệu đau ở toàn thân sẽ giảm dần.

Nếu làm công thức máu sẽ thấy tình trạng bạch cầu đa nhân trung tính tăng. Giai đoạn viêm cấp này, có thể chườm bằng gạc thấm cồn hâm nóng để giảm đau. Đồng thời dùng thuốc kháng sinh để diệt tụ cầu. Khi đã có mủ phải tiến hành chích rạch, tháo hết mủ tại bệnh viện.

Sốt cao: Dấu hiệu áp-xe điển hình

Đây là dấu hiệu sẽ gặp phải dù cho áp-xe ở bất cứ vị trí, bộ phần nào, áp-xe da hay áp-xe bên trong. Với áp-xe não, người bệnh có thể có dấu hiệu sốt cao từ 39 – 40 độ C. Ở áp-xe vú ngoài sốt cao, bệnh nhân còn có biểu hiện rét run, kèm theo vú sưng to, nóng, đỏ và rất đau. Khi thăm khám sẽ thấy các nhân mềm, có ổ chứa dịch ấn bị lõm. Hạch nách ấn bị đau, sữa có lẫn mủ vàng.

Sốt cao là dấu hiệu điển hình của bệnh nhân bị áp-xe
Sốt cao là dấu hiệu điển hình của bệnh nhân bị áp-xe

Chườm ấm lên cùng bị áp-xe là cách tốt nhất giúp dẫn lưu áp-xe một cách tự nhiên, đồng thời giảm đau nhức và khó chịu. Sau khi áp-xe đỡ đau thì tình trạng sốt của người bệnh sẽ thuyên giảm.

Có thể tiến hành chườm ấm mỗi ngày nhiều lần. Chỉ cần dùng một mảnh vải xoa nhẹ nhàng, đều tay lên áp xe theo chuyển động của vòng tròn. Với động tác này mủ có thể chảy ra và một chút máu rỉ ra là bình thường. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đỡ đau và hạ sốt.

Ho thường xuyên, ho ra máu

Ho ra máu là một trong những dấu hiệu của áp-xe, đặc biệt là áp-xe phổi. Khi đó, máu từ đường hô hấp dưới sẽ được ho, khạc, trào, ộc ra ngoài theo đường miệng hoặc mũi. 

Đi kèm với ho máu, còn có các dấu hiệu khác như khạc đờm, mủ, tức ngực, khó thở. Lúc đầu máu sẽ có màu đỏ tươi, có lẫn đờm, sau đó chuyển dần sang sẫm màu. 

Ho ra máu rất nguy hiểm ở người bị áp-xe
Ho ra máu rất nguy hiểm ở người bị áp-xe

Nếu tình trạng ho ra máu nặng và rất nặng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ huyết động của bệnh nhân dẫn đến truỵ mạch. Bệnh nhân sẽ bị da xanh, niêm mạc nhợt, mạch nhanh, hạ huyết áp, suy hô hấp cấp. 

Với dấu hiệu này, bệnh nhân cần được điều trị áp-xe sớm. Nếu mất quá nhiều máu phải truyền máu để bù đủ khối lượng máu mất, đảm bảo khối lượng tuần hoàn, bồi phụ điện giải.

Cách phân biệt áp-xe với các bệnh khác

Nhiều người lầm tưởng áp-xe là viêm tích mủ. Những dấu hiệu của áp-xe cũng khá giống với dấu hiệu của một số bệnh lý khác. Tuy nhiên, viêm tích mủ là sự tích tụ mủ trong một khoang của cơ thể có sẵn. Trong khi áp-xe là sự tích tụ mủ trong khoang mới được tạo ra.

Áp-xe không phải là viêm tích mủ
Áp-xe không phải là viêm tích mủ

Trong một số trường hợp khác, có thể gây ra những triệu chứng tương tự nhau. Cụ thể như: viêm mô bào, viêm cân mạc hoại tử và nang bã nhờn. Trường hợp bị viêm mô bào cũng sẽ gây ra phản ứng ban đỏ đặc thù nhưng không chảy mủ.

Đối với áp-xe ở hậu môn, đôi khi cũng bị nhầm lẫn với bệnh rò hậu môn. Đây thực tế là 2 căn bệnh khác nhau cũng là hai giai đoạn bệnh khác nhau ở hậu môn. Áp-xe hậu môn sẽ xuất hiện trước, nếu không được điều trị sớm mới tiến triển thành rò hậu môn. Rất nhiều người đã nhầm lẫn giữa 2 căn bệnh này vì biểu hiện bệnh lý cũng như các triệu chứng của chúng đều giống nhau. 

Ngoài ra, ho ra máu ở áp-xe cũng giống với ho ra máu ở các bệnh liên quan đến tai mũi họng, răng hàm mặt, tiêu hóa. Vì vậy cần kết hợp các dấu hiệu để có chẩn đoán chính xác cũng như đi khám kịp thời. 

Bài viết trên đây chắc hẳn đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về dấu hiệu áp xe thường gặp và cách phân biệt với các bệnh lý tương tự. Khi thấy có các dấu hiệu nêu trên, hãy đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị sớm.

Ngày Cập nhật 06/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *