7 dấu hiệu suy nhược cơ thể “cảnh báo” sức khỏe có vấn đề không nên bỏ qua

Suy nhược cơ thể khiến người bệnh luôn trong tình trạng mất năng lượng, không thể tập trung vào mọi hoạt động. Nếu không nhận biết sớm, suy nhược cơ thể sẽ làm suy giảm trí nhớ, tổn thương hệ thần kinh hoặc gây ra các bệnh lý về tim mạch. Vậy đâu là dấu hiệu suy nhược cơ thể giúp phát hiện bệnh lý này sớm nhất?

Những dấu hiệu suy nhược cơ thể thường gặp

Suy nhược cơ thể dễ bị nhầm lẫn với tình trạng mệt mỏi thông thường. Chính vì vậy nhiều bệnh nhân thường bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo và chỉ phát hiện khi đã bị suy nhược cơ thể nặng. Do đó sức khỏe của người bệnh thường bị suy giảm nặng. Sau đây là những triệu chứng suy nhược cơ thể giúp người bệnh phát hiện bệnh sớm, hạn chế những nguy cơ có thể gặp:

  • Đau nhức cơ thể: Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài sẽ khiến toàn thân xuất hiện các cơn đau, tạo cảm giác uể oải, nhức mỏi. Mặc dù bệnh nhân cho phép bản thân nghỉ ngơi nhưng cơn đau nhức vẫn không biến mất mà còn có thể trở nên trầm trọng hơn.
  • Cảm giác kiệt sức: Khi bị suy nhược, cơ thể không còn năng lượng để duy trì hoạt động đối với cơ bắp và trí nào. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh có cảm giác cơ thể kiệt sức, chóng mặt, hoa mắt, khó chịu, tê bì tay chân… Người bệnh không còn năng nổ, hoạt bát và không hứng thú, quan tâm đến những vấn đề xung quanh.
Mất ngủ là 1 trong những dấu hiệu suy nhược cơ thể
Mất ngủ là 1 trong những dấu hiệu suy nhược cơ thể
  • Rối loạn giấc ngủ: Đây là triệu chứng suy nhược cơ thể rất phổ biến. Giấc ngủ và tình trạng suy nhược của cơ thể có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Khi cơ thể suy nhược hệ thần kinh bị tác động khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng. Bệnh nhân ngủ không ngon, thường mơ thấy ác mộng, thậm chí mất ngủ thường xuyên. Khi đó sức khỏe giảm sút thêm, không còn năng lượng để phục hồi.
  • Xuất hiện các vấn đề về da: Suy nhược cơ thể khiến da không được cung cấp đủ khoáng chất, vitamin. Do vậy da thường bị nếp nhăn, xanh xao, xuống sắc, da môi bong tróc. Ngoài ra, suy nhược cơ thể cong liên quan đến tình trạng rối loạn hormone. Vì vậy da người bệnh có thể nổi nhiều mụn, sạm màu.
  • Sút cân không kiểm soát: Người bệnh bị suy nhược thường bị chán ăn, ăn không ngon. Bên cạnh đó hoạt động của hệ tiêu hóa cũng trở nên kém hơn, chất dinh dưỡng không được hấp thụ đầy đủ. Do vậy sụt nhanh chóng cũng là dấu hiệu thường gặp của bệnh suy nhược cơ thể.
  • Đau đầu, dấu hiệu suy nhược cơ thể thường gặp: Suy nhược cơ thể khiến khí huyết suy giảm, máu lưu thông lên não kém hơn. Do vậy hệ thần kinh và não bộ bị tác động. Người bệnh thường xuyên cảm thấy đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, khó tập trung…
Đau đầu, mệt mỏi là dấu hiệu suy nhược cơ thể thường gặp
Đau đầu, mệt mỏi là dấu hiệu suy nhược cơ thể thường gặp
  • Gặp các vấn đề về tiêu hóa: Khi năng lượng của cơ thể bị suy giảm, sự phối hợp giữa các bộ phận trong hệ tiêu hóa cũng trở nên kém hơn. Do vậy người bệnh thường có các biểu hiện như táo bón, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy…

Cần làm gì khi bị suy nhược cơ thể?

Suy nhược cơ thể kéo dài sẽ khiến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể hoạt động kém, suy giảm chức năng. Từ đó các vấn đề sức khỏe sẽ phát sinh, đặc biệt người bệnh có thể mắc phải các vấn đề tim mạch nghiêm trọng. Vì vậy nếu nhận thấy các dấu hiệu suy nhược cơ thể, người bệnh cần có kế hoạch xử lý sớm.

Để chữa trị suy nhược cơ thể, người bệnh có điều trị bằng thuốc, xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh hơn:

  • Thuốc điều trị suy nhược cơ thể: Tùy theo tình trạng và nguyên nhân của từng người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định dùng các thuốc phù hợp. Một số thuốc được kê đơn như thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thuốc chẹn beta…
  • Vận động cơ thể: Vận động bằng các động tác thư giãn nhẹ nhàng sẽ giúp cải thiện sức khỏe cho tim mạch, phổi, cơ bắp, lưu thông khí huyết… Các bài tập có thể áp dụng để loại bỏ các triệu chứng suy nhược cơ thể là thiền, yoga, đi bộ, đạp xe…
Người bệnh có thể thư giãn bằng các bài tập yoga đơn giản tại nhà
Người bệnh có thể thư giãn bằng các bài tập yoga đơn giản tại nhà
  • Giữ tinh thần thoải mái: Lên kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Không nên tạo áp lực khiến cơ thể stress kéo dài. Người bệnh cần đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc khoảng 7 –  8 tiếng mỗi ngày.
  • Bổ sung dinh dưỡng: Chế độ ăn uống nên có đủ chất đạm, chất béo, tinh bột, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt những bệnh nhân bị suy nhược cơ thể sau sinh, do hoạt động quá sức, thiếu dinh dưỡng hoặc những người già cần bổ sung thêm những món ăn bồi bổ cơ thể, dễ tiêu hóa như súp, cháo, canh…Người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ để xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp nhất.

Dấu hiệu suy nhược cơ thể rất dễ bị nhầm lẫn với các tình trạng sức khỏe khác, đặc biệt là nhức mỏi thông thường. Nếu nhận thấy các biểu hiện bệnh kéo dài trong nhiều tháng, người bệnh cần đi khám để được bác sĩ hỗ trợ sớm nhất.

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *