Đau lưng dưới gần mông ở phụ nữ – Nguyên nhân và cách giảm đau

Đau lưng dưới gần mông đôi khi do một vài yếu tố cơ học nào đó. Nghỉ ngơi vài ngày sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên, không ít trường hợp thì đây lại là dấu hiệu của bệnh lý. Nếu không được điều trị kịp thời, nguy cơ bại liệt rất cao, thậm chí là đe dọa đến tính mạng.

Đau lưng dưới gần mông kéo dài nhiều ngày không khỏi thường là dấu hiệu của bệnh về xương khớp.
Đau lưng dưới gần mông kéo dài nhiều ngày không khỏi thường là dấu hiệu của bệnh về xương khớp.

Nguyên nhân khiến phụ nữ bị đau lưng ở gần mông

Có nhiều nguyên nhân gây những cơn đau lưng ở gần mông đối với phụ nữ. Về tổng thể, chúng được chia thành 2 nhóm chính: bệnh lý và cơ học.

Đau lưng dưới gần mông ở phụ nữ có thể là dấu hiệu của bệnh lý

Bệnh phụ khoa

Một số bệnh đặc thù ở cơ quan sinh dục của nữ giới, đặc biệt là u xơ và viêm cổ tử cung có thể là nguyên nhân gây ra những cơn đau lưng ở gần mông. Bên cạnh đó, vào những ngày hành kinh, một số chị em cũng bị đau nhức nhiều ở vị trí này. Trong những trường hợp do bệnh phụ khoa, đau lưng sẽ thường đi kèm với đau bụng dưới, tiểu buốt, mệt mỏi, sốt và tâm trạng căng thẳng…

Bệnh xương khớp

Không phải chỉ những nam giới thường xuyên lao động nặng mới mắc phải các bệnh về xương khớp. Tỷ lệ mắc bệnh này ở cả hai giới gần như ngang nhau. Phụ nữ bước qua độ tuổi 40 rất dễ bị các bệnh lý liên quan đến xương khớp.

Với những chị em đã trải qua sinh nở nhiều lần hoặc làm một số công việc phải thường xuyên ngồi một chỗ như thợ may, nhân viên văn phòng thì khả năng mắc bệnh về xương khớp sẽ cao hơn các đối tượng còn lại.

Một số bệnh lý về xương khớp thường gặp có thể gây đau lưng ở gần mông là thoát vị đĩa đệm lưng hoặc thoái hóa cột sống, đau dây thần kinh tọa, viêm dây chằng, hội chứng chùm đuôi ngựa, thoái hóa cột sống…

Trong đó, thoát vị đĩa đệm lưng là bệnh lý thường gặp nhất. Nó đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý hoặc hội chứng khác. Và đối với các trường hợp này, cơn đau xuất hiện ở gần mông thường sẽ lan xuống hai chân. Nó gây đau nhức, thậm chí mất cảm giác tạm thời.

Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh về xương khớp thường gặp gây đau nhức lưng gần mông.
Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh về xương khớp thường gặp gây đau nhức lưng gần mông.

Những bệnh lý khác có thể gây đau lưng ở gần mông

Ngoài hai bệnh lý thường gặp khiến phụ nữ bị đau lưng ở gần mông, một số bệnh lý khác cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Tuy nhiên, nó không thường gặp. Chủ yếu là bệnh về thận, ruột thừa hoặc tuyến tụy.

Nếu bị bệnh về thận, bên cạnh tình trạng đau ở lưng sẽ còn kèm sốt, buồn nôn và nước tiểu có màu bất thường. Đồng thời, cơn đau cũng sẽ nhanh chóng lan ra những khu vực lân cận. Nó có thể gây đau đến cả bàn chân. Cơn đau có lúc dữ dội, có lúc âm ỉ. Còn nếu bị viêm ruột thừa hoặc viêm tụy thì cơn đau thường chỉ xuất hiện quanh bụng dưới và thắt lưng. 

Đau lưng dưới gần mông ở phụ nữ do mang thai

Ngoài nguyên nhân từ bệnh lý, phụ nữ bị đau lưng ở gần mông còn có thể do những thay đổi sinh lý trong giai đoạn mang thai. Lúc này, lượng nội tiết tố nữ tăng đột biến sẽ làm giãn các khớp xương chậu. Chúng trở nên lỏng lẻo so với bình thường nhưng phải chịu áp lực lớn từ sức nặng của thai nhi. Và tình trạng đau nhức là điều không thể tránh khỏi.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn thai kỳ, một số chị em sinh hoạt sai tư thế sẽ khiến những cơn đau lưng ở gần mông xuất hiện nhiều hơn. Cụ thể là những người có thói quen ngồi bệt xuống sàn và dùng hai tay chống phía sau. Đây tư thế rất có hại cho cột sống. Nó không những khiến người phụ nữ đang mang thai dễ đau lưng mà còn gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về cột sống.

Trong giai đoạn thai kỳ, những cơn đau lưng ở gần mông gần như không thể tránh khỏi.
Trong giai đoạn thai kỳ, những cơn đau lưng ở gần mông gần như không thể tránh khỏi.

Những nguyên nhân cơ học gây đau lưng gần mông

Đau lưng dưới gần mông do bệnh lý hay do ảnh hưởng từ việc mang thai đều đáng lo ngại. Đa số các trường hợp này cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và hướng dẫn cách điều trị thích hợp. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây đau là do cơ học, bạn có thể tạm yên tâm. Ngoại trừ chấn thương cần đến cơ sở y tế kiểm tra, hầu hết các nguyên nhân gây đau do cơ học khác có thể điều trị tại nhà.

Cụ thể, những nguyên nhân này là: sinh hoạt và làm việc không đúng tư thế; lao động nặng nhọc hoặc tập luyện quá sức; lười vận động… Bên cạnh đó, chế độ ăn uống không hợp lý (thiếu chất hoặc dư thừa quá mức gây béo phì) cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng ở gần mông.

Trong thực tế, các yếu tố cơ học thường đi kèm các nguyên nhân từ bệnh lý. Ví dụ, nếu bị chấn thương và hệ thống xương khớp bị sai lệch về cấu trúc nhưng không được điều trị đúng cách. Lâu dần nó sẽ gây ra bệnh viêm khớp, thậm chí là thoái hóa khớp.

Hoặc một ví dụ khác, trường hợp ăn uống và sinh hoạt không khoa học trong thời gian dài khiến cơ – xương hấp thụ chất dinh dưỡng kém và tuần hoàn máu không tốt. Cộng với đó, áp lực ngày càng tăng lên hệ thống khung xương do béo phì hoặc sinh hoạt sai tư thế sẽ rất dễ dẫn đến các bệnh về xương khớp.

Sinh hoạt sai tư thế là một trong những nguyên nhân cơ học phổ biến gây đau lưng ở gần mông đối với nữ giới.
Sinh hoạt sai tư thế là một trong những nguyên nhân cơ học phổ biến gây đau lưng ở gần mông đối với nữ giới.

Các cách giúp chị em giảm đau lưng dưới gần mông

Có nhiều cách điều trị tình trạng đau lưng ở gần mông. Tuy nhiên, các giải pháp này chỉ hiệu quả khi đúng với nguyên nhân gây bệnh. Nếu nguyên nhân gây đau do cơ học, thông thường nó sẽ kéo dài dưới một tuần khi ăn uống và sinh hoạt hợp lý.

Còn đối với nguyên nhân gây đau do bệnh lý, nó thường kéo dài nhiều ngày. Đồng thời, tình trạng đau cũng sẽ ngày càng nặng. Những trường hợp này nhất thiết cần phải được điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

  • Đối với một số bệnh lý như viêm ruột thừa, viêm tuyến tụy, bệnh về thận hoặc bệnh phụ khoa thì cần phải được điều trị ở cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
  • Còn với hầu hết các bệnh lý về xương khớp thì điều trị bảo tồn sẽ là giải pháp ưu tiên. Ngoại trừ trường hợp bệnh chuyển sang biến chứng hoặc các phương pháp bảo tồn không kiểm soát được tình trạng bệnh thì bác sĩ mới dùng đến phương pháp ngoại khoa.

Giảm đau lưng ở gần mông bằng thuốc tây

Thuốc tân dược là một trong những giải pháp nhanh nhất để làm dịu cơn đau. Tuy nhiên, nó chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn và thường đi kèm nhiều tác dụng phụ. Việc dùng loại thuốc nào còn tùy vào nguyên nhân gây đau. Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên viên nhà thuốc trước khi dùng, kể cả những loại không kê đơn. Bên cạnh đó, nếu đang mang thai thì việc dùng thuốc kháng sinh có thể gây ảnh hưởng đến bé. Vì thế, bạn phải hết sức thận trọng.

Các loại thuốc tân dược chữa đau lưng ở gần mông được chia thành nhiều nhóm, tiêu biểu là:

  • Giảm đau ngoại vi không steroid: Paracetamol là một trong những loại phổ biến nhất;
  • Kháng viêm: Aspirin, Diclofenac, Salicylate hoặc Capsaicin… Thông thường, các loại thuốc tân dược thường tích hợp cả công dụng kháng viêm và giảm đau trong cùng một loại;
  • Giãn cơ: Mydocalm, Myonal hoặc Diazepam…;
  • Hỗ trợ hoạt động của cơ xương: Chủ yếu là vitamin nhóm B (B1, B6 và B12).
Thuốc tân dược có ưu điểm là giải quyết cơn đau nhanh chóng nhưng dễ gây tác dụng phụ. Do đó, việc sử dụng cần có chỉ định của bác sĩ.
Thuốc tân dược có ưu điểm là giải quyết cơn đau nhanh chóng nhưng dễ gây tác dụng phụ. Do đó, việc sử dụng cần có chỉ định của bác sĩ.

Điều trị đau lưng dưới gần mông ở phụ nữ bằng thuốc Nam

Nếu bạn lo ngại về tác dụng phụ của thuốc tân dược thì có thể chữa tình trạng đau lưng ở gần mông bằng thuốc Nam. Tuy nhiên, dù là chữa trị theo phương pháp nào thì việc tham khảo ý kiến của người có chuyên môn vẫn rất quan trọng. Nhất là trong trường hợp đang điều trị bằng thuốc tân dược và theo phát đồ cụ thể. Bởi một số bài thuốc Nam có thể gây tương tác không tốt với thuốc tân dược bạn đang dùng.

Có nhiều cách chữa đau lưng ở gần mông cho phụ nữ bằng thuốc Nam. Trong đó, cách phổ biến và được nhiều người đánh giá cao là từ mật ong và bột quế; ngải cứu hoặc xương rồng.

Dùng mật ong và bột quế chữa đau lưng gần mông

Với bài thuốc chữa bằng mật ong và bột quế, bạn cần mỗi nguyên liệu 1 thìa nhỏ. Trộn mật ong và bột quế lại với nhau và vò thành 2 viên. Bạn ăn nó ngày 2 lần sau bữa ăn, tình trạng đau nhức sẽ được cải thiện nhanh chóng. Lưu ý là cách chữa trị này không dùng cho phụ nữ có thai.

Kết hợp giữa mật ong và bột quế là cách chữa bệnh có từ lâu trong dân gian. Nó khá an toàn nhưng để đạt hiệu quả, bạn phải kiên trì sử dụng.
Kết hợp giữa mật ong và bột quế là cách chữa bệnh có từ lâu trong dân gian. Nó khá an toàn nhưng để đạt hiệu quả, bạn phải kiên trì sử dụng.

Cách sử dụng ngải cứu chữa đau lưng gần mông

Bài thuốc với ngải cứu sẽ đắp ngoài da nên không quá khắt khe về khối lượng. Quan trọng là đủ để đắp lên khu vực bị đau nhức. Ngải cứu còn tươi sau khi rửa sạch thì ngâm trong chậu nước nóng khoảng 20 phút. Sau đó bạn mang nó đắp ngoài da khoảng 10 phút. Mỗi ngày đắp 1 lần trước khi đi ngủ.

Đắp lá xương rồng tai thỏ chữa đau lưng dưới gần mông

Bạn cần 2 – 3 nhánh xương rồng tai nhỏ. Sau khi loại bỏ hết gai thì mang đi ngâm trong nước muối khoảng 10 phút rồi rửa sạch. Trong thời gian chờ ráo nước, bạn chuẩn bị bếp than. Nướng lá đến khi nó bị xém một ít và quắt lại thì ngừng. Chờ cho lá bớt nóng hoặc dùng khăn mỏng bọc lại rồi đắp lên phần lưng dưới gần mông.

Xương rồng tai nhỏ được dùng để chữa đau lưng gần mông.
Xương rồng tai nhỏ được dùng để chữa đau lưng gần mông.

Vật lý trị liệu giảm đau lưng gần mông

Bên cạnh cách chữa trị bằng thuốc, bạn có thể dùng các phương pháp vật lý trị liệu để cải thiện tình trạng đau lưng dưới gần mông. Cụ thể, các phương pháp này gồm: chườm nóng, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, thực hiện các bài tập, chiếu tia laser, dùng sóng xung kích, kéo giãn cột sống… Trong đó, ngoại trừ các phương pháp dùng đến thiết bị y khoa, những phương pháp còn lại có thể tự thực hiện ở nhà.

Những phương pháp vật lý trị liệu tại nhà như chườm nóng, xoa bóp hoặc các bài tập cũng cần tham khảo ý kiến của người có chuyên môn. Nhất là khi bạn sử dụng thêm một số loại thảo dược trong chườm nóng hoặc xoa bóp.

Còn đối với các bài tập, việc này cần phải được cẩn thận hơn nữa. Dù chúng được đánh giá là có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện tình trạng đau nhức nhưng không phải ai cũng có thể và nên thực hiện các bài tập. Ví dụ như tình trạng thoái hóa xương khớp đã chuyển sang biến chứng thì không nên thực hiện các bài tập theo cách thông thường. Thay vào đó, họ sẽ cần được xoa bóp nhiều hơn.

Ăn uống và sinh hoạt tác động đến hiệu quả chữa đau lưng ở gần mông

Ngoài những phương pháp chữa đau lưng dưới gần mông như đã trình bày, bạn có thể cải thiện được tình trạng này và nâng cao hiệu quả các cách điều trị thông qua chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày.

Trong chế độ ăn uống

Cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ các thành phần. Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung thêm thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin B và K từ các loại rau, củ, quả. Đồng thời, đảm bảo đủ lượng nước hằng ngày (khoảng 2 lít nước) cũng là việc rất cần thiết. Song song đó, muốn tình trạng đau nhức nhanh chóng được cải thiện thì bạn cần hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê và thuốc lá. 

Các chất kích thích trong rượu, bia và thuốc lá sẽ ức chế khả năng hấp thụ canxi của xương. Do đó, nó khiến tình trạng đau nhức thêm trầm trọng.
Các chất kích thích trong rượu, bia và thuốc lá sẽ ức chế khả năng hấp thụ canxi của xương. Do đó, nó khiến tình trạng đau nhức thêm trầm trọng.

Xem thêm: Đau nhức xương khớp nên và không nên ăn gì? Lời khuyên từ bác sĩ

Trong chế độ sinh hoạt

Giữ cho tinh thần thoải mái bằng cách cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi luôn là điều rất quan trọng. Nó sẽ là yếu tố tác động rất nhiều trong việc nâng cao hiệu quả các phương pháp điều trị. Đồng thời, tinh thần tốt còn thúc đẩy cơ chế tự hồi phục của cơ thể.

Cùng với đó, bạn cần duy trì tập thể dục vừa sức hằng ngày. Tác dụng của các bài tập không chỉ cải thiện tình trạng đau lưng mà còn còn ngăn những cơn đau tái phát. Đồng thời, nếu bạn đang béo phì thì hãy nghĩ đến việc giảm cân. Điều này giúp hệ thống xương khớp không phải chịu áp lực quá mức bình thường. Tình trạng đau nhức sẽ nhanh chóng được cải thiện, phòng biến chứng và tránh tái phát. 

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *