Đau nhức các đốt ngón tay – Nguyên nhân và cách chữa

Đau nhức các đốt ngón tay không chỉ do yếu tố cơ học. Thực tế có ít nhất 5 bệnh lý thường gặp là nguyên nhân gây tình trạng này. Trong đó có nhiều bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây biến dạng khớp hoặc mất khả năng vận động vĩnh viễn.

Đau nhức khớp tay nếu chỉ xảy ra một vài ngày rồi hết thì đó thường là do nguyên nhân cơ học. Nhưng nếu nó kéo dài nhiều ngày không khỏi thì rất có thể là do bệnh lý.
Đau nhức khớp tay nếu chỉ xảy ra một vài ngày rồi hết thì đó thường là do nguyên nhân cơ học. Nhưng nếu nó kéo dài nhiều ngày không khỏi thì rất có thể là do bệnh lý.

Một số bệnh lý thường gây đau nhức các đốt ngón tay

Thoái hóa khớp ngón tay là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau nhức

Bệnh lý này trước đây chỉ gặp ở những người già. Tuy nhiên, hiện nay nó đang có xu hướng trẻ hóa. Thoái hóa khớp ngón tay hình thành khi phần sụn khớp bị mài mòn hoặc nứt vỡ; bao khớp bị thủng và gây tình trạng sưng viêm. Hai đầu khớp ma sát trực tiếp với nhau sẽ trở nên xơ hóa. Hoặc cơ thể phản ứng lại bằng cách hình các gai xương.

Thoái hóa khớp ngón tay gây đau nhức nhiều ở đầu khớp khi người bệnh cử động. Thậm chí nó khiến họ không thể cầm nắm vật nặng. Song song đó, tình trạng cứng khớp thường sẽ đi kèm và xảy ra vào buổi sáng khi ngủ dậy. Trong trường hợp nặng, bệnh gây mất cảm giác và khả năng vận động ở các đốt ngón tay.

Đau nhức các khớp ngón tay sẽ nguy hiểm nếu do viêm đa khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp cũng là một trong những bệnh lý về xương khớp phổ biến gây đau nhức các đốt ngón tay. Các cơn đau sẽ xảy ra ở các khớp trên bàn tay trước khi xuất hiện ở cổ tay, cánh tay và chân. Các khớp bị đau nhức sẽ có tính chất đối xứng và thường từ 3 khớp trở lên.

Đi kèm với tình trạng đau nhức các đốt xương ở ngón tay sẽ là biểu hiện sưng đỏ. Cơn đau xuất hiện thành từng đợt và đến đột ngột ngay cả khi người bệnh không tác động đến những khớp này. Và đi kèm theo đó có thể là sốt nhẹ.

Bệnh không những ảnh hưởng đến khả năng vận động các đốt ngón tay mà còn dễ gây biến dạng khớp. Nó khiến cho hai bàn tay run rẩy liên tục, không thể cầm nắm bất cứ vật gì. Song song đó, biến chứng của bệnh còn gây ảnh hưởng rất lớn đến tim mạch và phổi. Trường hợp xấu nhất có thể gây đột quỵ.

Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn dễ gây biến dạng khớp ở bàn tay nếu không được điều trị kịp thời.
Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn dễ gây biến dạng khớp ở bàn tay nếu không được điều trị kịp thời.

Hội chứng ống cổ tay cũng có thể là nguyên nhân đau đau nhức

Nếu tình trạng đau nhức các khớp ở ngón tay có nguyên nhân từ hội chứng ống cổ tay thì cơn đau thường sẽ tập trung ở ngón trỏ và ngón giữa. Nếu ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ cảm thấy tê buốt lòng bàn tay hoặc có cảm giác như kim châm. Nếu xuất hiện tình trạng tê cứng, bỏng rát và nhức nhói có nghĩa là bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. So với thoái hóa khớp ngón tay hoặc viêm khớp dạng thấp thì hội chứng ống cổ tay là nguyên nhân gây đau ít phổ biến hơn.

Phù mạch bạch huyết gây đau nhức ở cả bàn tay và bàn chân

Bạch huyết là chất dịch trong suốt bao quanh mô. Nó làm nhiệm vụ giữ cân bằng chất lỏng và loại bỏ vi khuẩn, virus và các chất thải ra khỏi mô. Bạch huyết tham gia vào hệ tuần hoàn thông qua các mạch bạch huyết. Nếu nó bị phù, các độc tố sẽ không được thải ra ngoài. Hậu quả là tình trạng sưng phù và đau nhức ở các khớp; da ngày càng căng và dày.

Như vậy, nếu bị phù mạch bạch huyết, tình trạng đau nhức sẽ xuất hiện không chỉ ở các đốt ngón tay mà còn ở bàn chân. Bệnh ít khi xuất hiện riêng lẻ. Nó thường xảy ra sau khi phẫu thuật hoặc điều trị ung thư bằng phương pháp hóa trị, xạ trị.

Hội chứng Raynaud có thể gây hoại tử các khớp ngón tay sau khi gây đau nhức

Tương tự như tình trạng phù mạch bạch huyết, hội chứng Raynaud cũng là một trong những nguyên nhân gây đau nhức các đốt ngón tay nhưng mức độ phổ biến ít hơn. Bệnh khiến các mạch máu bị hẹp lại và cản trở tuần hoàn máu. Đến một mức độ nhất định, máu không thể lưu thông qua vị trí bị hẹp này sẽ gây hoại tử.

Biểu hiện của hội chứng Raynaud khá đặc trưng. Ban đầu các ngón tay hoặc cả bàn tay sẽ bị trắng dần. Rồi đến một giai đoạn nhất định có chuyển sang màu xanh, gây sưng và đau nhức ở các đốt. 

Những nguyên nhân không phổ biến gây đau nhức các khớp ở ngón tay

Chấn thương là nguyên nhân cơ học gây đau nhức các khớp ngón tay

Những chấn thương ở bàn tay gây đau nhức các đốt xương ngón tay thường là bong gân, trật khớp hoặc giãn dây chằng. Đối tượng mắc phải nguyên nhân này thường và vận động viên hoặc những người lao động nặng. 

Chấn thương khi tập luyện hoặc lao động là nguyên nhân cơ học phổ biến gây đau nhức các khớp ngón tay.
Chấn thương khi tập luyện hoặc lao động là nguyên nhân cơ học phổ biến gây đau nhức các khớp ngón tay.

Thời tiết nóng bức thường là nguyên nhân cộng hưởng

Khi các đốt ngón tay bị đau nhức, ít ai nghĩ rằng thời tiết cũng là một trong những yếu tố gây ra tình trạng này. Nó có thể tác động như một nguyên nhân độc lập hoặc cộng hưởng với một số nguyên nhân khác và gây đau nhức nhiều hơn.

Cụ thể, khi thời tiết quá nóng, các mạch máu sẽ giãn nở để điều hòa thân nhiệt. Trong lúc này, một số chất lỏng có thể bị rò vào mô mềm. Hậu quả là tình trạng sưng phù và gây đau. Các biểu hiện này có thể hết dễ dàng và cơn đau cũng không dữ dội. Bạn cần lưu ý là tình trạng sưng đau sẽ xuất hiện ở cả bàn tay lẫn bàn chân. Nếu nó chỉ xuất hiện ở tay thì bạn có thể loại trừ nguyên nhân này.

Chế độ ăn uống tác động nhiều đến tình trạng đau nhức khớp ngón tay

Ăn quá nhiều muối hoặc thiếu canxi cũng có thể là nguyên nhân gây đau nhức ở các khớp xương ngón tay. Thông thường, nguyên nhân này là yếu tố cộng hưởng với các nguyên nhân khác. Ví dụ, nếu một người thường xuyên phải sử dụng các ngón tay khi làm việc (nhân viên văn phòng, công nhân thực hiện gia công các sản phẩm gỗ…) nhưng có chế độ ăn uống quá nhiều muối hoặc thiếu canxi thì rất dễ bị đau các đốt xương ngón tay.

Khi bạn ăn quá nhiều muối, cơ thể sẽ tự động tích trữ lượng nước nhiều hơn mức bình thường. Nó gây sưng ở các khớp. Trong đó có các đốt xương ngón tay. Còn thiếu canxi kéo dài nhiều ngày sẽ gây loãng xương. Tình trạng này không những khiến hệ thống khung xương trở nên yếu ớt, dễ gãy mà còn gây ra những cơn đau nhức và tê bì. Các cử động cũng trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, thiếu canxi cũng có thể gây cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.

Chế độ ăn quá nhiều muối là yếu tố cộng hưởng khiến các khớp bị sưng và đau nhức. Đặc biệt là các khớp ở bàn tay.
Chế độ ăn quá nhiều muối là yếu tố cộng hưởng khiến các khớp bị sưng và đau nhức. Đặc biệt là các khớp ở bàn tay.

Yếu tố di truyền và bệnh loạn dưỡng cơ bắp có thể gây đau nhức khớp ngón tay

Có trường hợp bị đau nhức các đốt ngón tay kinh niên do di truyền. Một trong những bệnh về xương khớp có yếu tố này là loạn dưỡng cơ bắp. Xét về tổng thể thì đây là nguyên nhân khá hiếm gặp. Nó là tình trạng các sợi cơ dễ bị tổn thương và yếu dần một cách bất thường.

Đau khớp ngón tay do ảnh hưởng từ bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Ngoài những bệnh lý và các tác nhân cơ học thường gặp, tình trạng đau nhức các đốt ngón tay có khi còn là do biến chứng bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Cơn đau lan từ vị trí rễ dây thần kinh bị chèn ép ở các đốt sống đến từng ngón tay. Nó đồng thời cũng khiến cho việc tuần hoàn máu đến hai tay bị hạn chế. Lâu dần, các cơ có thể bị teo lại và yếu đi. Khớp xương và các đốt ngón tay có thể bị thoái hóa, sưng và đau nhức nhiều hơn.

Cách chữa đau nhức các đốt ngón tay

Tùy vào nguyên nhân gây đau nhức đốt xương ngón tay là gì, sẽ có các giải pháp tương ứng. Thông thường, đối với những bệnh lý về xương khớp ở dạng nhẹ, các bác sĩ sẽ ưu tiên dùng cách điều trị bảo tồn. Còn đối với những tác nhân không do bệnh lý, tình trạng đau nhức có thể được thuyên giảm trong vài ngày khi thực hiện chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý.

Muốn biết tình trạng đau nhức của mình do nguyên nhân nào, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu, mức độ đau và thời gian. Nếu cơn đau kéo dài khoảng 1 tuần và không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đi đến cơ sở y tế để kiểm tra. Rất có thể nguyên nhân gây đau là do bệnh lý. Và việc điều trị cần tuân theo phác đồ cụ thể.

Bạn cần đến cơ sở y tế kiểm tra để biết chính xác nguyên nhân và điều trị đúng hướng nếu tình trạng đau khớp xương ngón tay kéo dài nhiều ngày không khỏi.
Bạn cần đến cơ sở y tế kiểm tra để biết chính xác nguyên nhân và điều trị đúng hướng nếu tình trạng đau khớp xương ngón tay kéo dài nhiều ngày không khỏi.

Điều trị bằng Tây y

Đặc điểm chữa đau nhức các đốt xương ngón tay của thuốc tân dược

Hầu hết những nguyên nhân gây đau ở các khớp xương ngón tay đều cần đến thuốc tân dược. Đối với những trường hợp do yếu tố cơ học hoặc một vài tác nhân khác thì việc dùng thuốc cũng có thể cần thiết nếu cơn đau ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt.

Điểm cộng lớn nhất của cách dùng thuốc Tây y chữa đau nhức xương khớp nói chung và đau ở các đốt ngón tay nói riêng đó là tác dụng nhanh (thường là trong khoảng 1 giờ đồng hồ). Bên cạnh đó, cách điều trị này khá thuận tiện và đơn giản. Tuy nhiên, các loại thuốc tân dược thường có nhiều tác dụng phụ đi kèm. Nếu không biết cách dùng hoặc lạm dụng, tình trạng đau nhức và tổn thương ở các đốt xương sẽ trầm trọng hơn. Đồng thời, hoạt động của nội tạng (nhất là dạ dày) cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Vì thế, việc dùng thuốc tân dược cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên viên nhà thuốc. Kể cả những loại không kê đơn thì bạn cũng không nên tự ý dùng.

Các loại thuốc tân dược chữa đau nhức đốt xương ngón tay

Chúng được chia thành nhiều nhóm. Cụ thể là:

  • Nhóm giảm đau và chống viêm ngoại vi: Thường dùng là những loại không steroid dạng viên nén. Phổ biến là Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen, Tylenol hoặc Naproxen. Trường hợp đau nhức quá nhiều, các bác sĩ có thể chỉ định tiêm thuốc trực tiếp vào các đốt xương.
  • Thuốc giãn cơ: Tác dụng của nhóm thuốc này là làm mềm cơ và hạn chế tổn thương đối với các dây thần kinh. Myonal và Mydocalm là hai trong số các loại thường dùng.
  • Thuốc hỗ trợ hoạt động của cơ xương: Chủ yếu là các loại vitamin nhân tạo. Chúng được bổ sung nhằm giúp xương hấp thụ canxi tốt hơn. Đồng thời, các cơ cũng hấp thụ chất dinh dưỡng từ máu nhiều hơn để không bị teo. Các vitamin nhóm B là loại thường dùng nhất để hỗ trợ hoạt động của cơ xương.

Ngoài những nhóm thuốc phổ biến trong điều trị đau nhức các đốt xương ngón tay, những trường hợp bị viêm khớp dạng thấp hoặc các bệnh tự miễn khác sẽ dùng thêm một số loại thuốc chuyên biệt.

Tiêu biểu như thuốc chống thấp khớp (Methotrexate, Hydroxychloroquine…) hoặc thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp. Công dụng chính yếu của các loại thuốc này là ngăn chặn hệ miễn dịch tự tấn công các tế bào trong cơ thể. Qua đó, kiểm soát tình trạng đau nhức và phòng chống biến chứng.

Dùng thuốc tân dược điều trị đau khớp xương ngón tay cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Dùng thuốc tân dược điều trị đau khớp xương ngón tay cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Chữa đau khớp ngón tay bằng thuốc Nam

Đặc điểm chữa đau nhức đốt xương ngón tay bằng thuốc Nam

Thuốc Nam là các bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian được nhiều người truyền tai nhau. Nó thường không được ghi chép cụ thể. Đồng thời, nhiều cách chữa trị theo kinh nghiệm này vẫn chưa được chứng minh bằng khoa học thực nghiệm. Chính vì thế, đôi lúc hiệu quả sẽ không cao.

Tuy nhiên, nhìn chung thì đây là phương pháp điều trị an toàn. Bởi nguyên liệu là các loại thảo dược thiên nhiên lành tính. Nó không những điều trị được tình trạng đau nhức mà còn hỗ trợ hoạt động của các cơ quan và bộ phận khác trong cơ thể.

Bên cạnh đó, hiệu quả tác dụng kéo dài cũng là điểm cộng của các bài thuốc Nam. Thế nhưng, đi kèm với đó là điểm trừ khá lớn vì thời gian dùng thuốc để phát huy tác dụng mất nhiều ngày. Cách chế biến cũng khá công phu và cần nhiều thời gian.

Ngoài ra, hầu hết các bài thuốc chỉ thích hợp cho những đối tượng điều trị đau xương khớp theo phương pháp bảo tồn và mức độ bệnh còn nhẹ. Trường hợp đau nhức đã chuyển nặng, nguy cơ xuất hiện biến chứng thì việc dùng các bài thuốc này không thật sự thích hợp.

Bài thuốc chữa đau nhức các đốt xương ngón tay bằng lá lốt

Lá lốt sắc lấy nước uống có thể chữa được tình trạng đau nhức các khớp ở ngón tay. Bạn cần 2 nắm lá tươi hoặc khô sắc với 2 – 3 bát nước. Đến khi nước trong ấm sắc xuống còn nửa bát thì dừng lại. Rót ra chén và uống khi còn ấm. Kiên trì uống nước lá lốt dạng thuốc sắc trong khoảng tuần thì tình trạng đau nhức do cơ học sẽ hết hoàn toàn. Nếu là do bệnh lý thì sẽ thuyên giảm đáng kể.

Lưu ý, nếu bạn đang bị đau dạ dày, táo bón hoặc nhiệt miệng thì không nên chữa đau nhức khớp ngón tay theo cách này. Bởi lá lốt có tính ấm, nó sẽ làm cho vết loét lan rộng ra và khiến việc đại tiện khó khăn hơn.

Lá lốt là vị thuốc "kinh điển" chữa đau khớp ngón tay được nhiều người đánh giá cao về hiệu quả.
Lá lốt là vị thuốc “kinh điển” chữa đau khớp ngón tay được nhiều người đánh giá cao về tác dụng.

Chưng cách thủy đậu đen chữa đau nhức các khớp ngón tay

Bạn chuẩn bị khoảng 100g đậu đen và 1 trái dừa tươi. Đậu nên ngâm trong nước khoảng một giờ đồng hồ. Dừa tươi sau khi vạt đầu thì cho đậu đen vào . Đậy nắp lại và mang nó đi hấp cách thủy trong khoảng 3 – 4 giờ đồng hồ. Bạn nên ăn cả cái lẫn nước. Một tuần chỉ nên ăn một lần. Liên tục trong khoảng 1 –  2 tháng.

Chườm các khớp ngón tay bị đau nhức với ngải cứu hoặc gừng

Nếu dùng ngải cứu để giảm đau nhức các khớp ngón tay, bạn có thể dùng dạng tươi hoặc khô. Mang nó đi sao nóng với một ít muối hạt. Sau đó dùng miếng vải hoặc băng gạc y tế bọc lại rồi chườm vào khớp bị đau trong khoảng 10 phút. Bài thuốc này vừa giảm đau vừa tiêu viêm khá hiệu quả. Bạn có thể áp dụng 1 – 2 lần/1 ngày. Thực hiện liên tục trong khoảng 1 tuần.

Còn nếu dùng nguyên liệu là gừng, bạn cần khoảng 200g gừng tươi nấu trong 1 lít nước. Nhớ giã nhuyễn gừng trước khi nấu. Dùng vải thấm nước gừng rồi chườm lên khớp bị nhức. Hoặc bạn pha nước gừng với một ít nước lạnh để có được độ nóng vừa phải rồi ngâm tay trong nước khoảng 5 phút. Mỗi ngày thực hiện 1 – 2 lần.

Thực hiện các bài tập cho ngón tay để giảm đau nhức

Tác động các bài tập đến tình trạng đau nhức các đốt ngón tay

Thông qua tập luyện, máu sẽ được lưu thông tốt hơn đến các khớp ngón tay. Nhờ đó, tình trạng đau nhức sẽ được cải thiện. Tuy nhiên để có được hiệu quả giảm đau như mong đợi, bạn cần kiên trì thực hiện mỗi ngày. 

Một số bài tập giảm đau nhức khớp ngón tay

Trước khi thực hiện các bài tập, bạn cần làm nóng các khớp ở ngón tay bằng cách ngâm trong nước ấm hoặc xoa bóp nhẹ nhàng. Các bài tập với ngón tay gồm:

  • Tạo nắm tay: Đặt ngón tay cái trong lòng bàn tay rồi từ từ co các ngón còn lại. Chú ý khi thực hiện bài tập này bạn cần thực hiện nhẹ nhàng, đừng siết tay quá chặt;
  • Gập ngón tay: Gập lần lượt từng ngón tay vào lòng bàn tay, các ngón còn lại giữ thẳng tự nhiên;
  • Gập ngón cái và dùng nó kéo căng phần dưới của các ngón còn lại;
  • Tạo hình chữ O giữa ngón cái với lần lượt các ngón còn lại. Ngón nào không tạo hình chữ O thì thả lỏng tự nhiên;
  • Uốn cong lòng bàn tay: Co các ngón tay lại tạo thành hình nắm đấm. Ngón cái bỏ ra ngoài và chống nó xuống mặt phẳng. Cong cổ tay và bàn tay lại cho đến khi nó cùng với ngón cái tạo thành hình chữ L;
  • Nâng ngón tay: Đặt lòng bàn tay áp sát mặt phẳng. Nhấc từng ngón tay lên và giữ cho các ngón còn lại không nhấc theo. 
  • Kéo dài cổ tay: Giơ tay thẳng tự nhiên về phía trước. Dùng tay trái kéo cổ tay phải hướng xuống cho đến khi thấy căng ở cổ tay thì dừng lại và giữ trong vài giây. Đổi tay và thực hiện tương tự.
Thông qua các bài tập, tình trạng đau nhức các khớp ngón tay sẽ được cải thiện.
Thông qua các bài tập, tình trạng đau nhức các khớp ngón tay sẽ được cải thiện.

Phẫu thuật chữa đau nhức các khớp ngón tay

Đôi khi đau nhức các khớp ở ngón tay sẽ phải cần đến phẫu thuật. Thường thì các bác sĩ chỉ dùng đến cách điều trị này khi các phương pháp nội khoa thất bại. Hoặc trường hợp nguyên nhân gây đau nhức do bệnh lý và bệnh đang chuẩn bị chuyển sang biến chứng.

Một số phẫu thuật áp dụng cho các đốt xương ngón tay thường dùng là: hợp nhất xương, định hình lại xương, cắt xương hình thang hoặc thay khớp. Sau phẫu thuật, ngón tay sẽ được bó bột hoặc đeo nẹp cố định trong khoảng 1 – 2 tháng. Sau đó, các bác sĩ sẽ hướng dẫn một số bài tập vật lý trị liệu để các khớp xương ngón tay nhanh chóng trở lại hoạt động bình thường.

Lời khuyên của bác sĩ khi bị đau nhức các đốt ngón tay

Bên cạnh áp dụng các phương pháp chữa đau nhức khớp xương ngón tay như đã trình bày, muốn nhanh chóng cải thiện tình trạng này bạn cần thực hiện chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học.

Cụ thể, trong sinh hoạt, bạn đừng nên bắt các ngón tay phải làm việc quá sức, dù đó là công việc khá nhẹ nhàng như đánh máy tính. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên tập thể dục cho các ngón tay, nhất là khi bạn đang làm những việc sử dụng các ngón tay nhiều.

Trong chế độ ăn uống, việc đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày là yếu tố đầu tiên. Khi đang bị đau nhức khớp xương, bạn cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi và vitamin từ các loại rau củ quả. Đặc biệt, bạn nên ưu tiên những loại rau họ cải vì chúng rất tốt cho xương khớp. Bên cạnh đó, hãy ngừng hoặc hạn chế sử dụng các chất kích thích khi bị đau xương khớp để không ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của xương.

Cuối cùng, hãy đến cơ sở y tế kiểm tra nếu các phương pháp điều trị tại nhà hoặc điều trị theo phác đồ không hiệu quả.  

Ngày Cập nhật 21/07/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *