Đau nhức xương khớp nên và không nên ăn gì? Lời khuyên từ bác sĩ

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị bệnh xương khớp. Chính vì thế, đau nhức xương khớp nên và không nên ăn gì luôn là mối quan tâm của rất nhiều người. Dưới đây là giải pháp của các chuyên gia và bác sĩ. Cùng với đó là những lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho những người mắc bệnh này.

Đau nhức xương khớp không nên ăn gì và ăn gì luôn là mối quan tâm của nhiều người. Tuy nhiên, có khá nhiều gợi ý trên mạng nên bạn cần thận trọng.
Đau nhức xương khớp không nên ăn gì và ăn gì luôn là mối quan tâm của nhiều người. Tuy nhiên, có khá nhiều gợi ý trên mạng nên bạn cần thận trọng.

Các nhóm thực phẩm người đau nhức xương khớp nên ăn

Đau nhức xương khớp thường xảy ra khi sụn khớp bị bào mòn khiến các đầu xương cọ sát vào nhau. Các loại thuốc điều trị bệnh này chia thành nhiều hướng tác động. Cụ thể là giảm đau, chống viêm, giãn cơ và tăng dịch khớp. Cùng với đó là hỗ trợ hoạt động của cơ, xương và sụn khớp.

Tương tự như các tác động của thuốc, một số loại thực phẩm cũng sẽ mang đến những công dụng này nếu dùng đúng cách. Khi kết hợp thực phẩm cùng thuốc hoặc một số phương pháp điều trị khác, hiệu quả cải thiện bệnh sẽ tăng đáng kể.

Những thực phẩm tốt cho sụn khớp

Hầu hết các trường hợp bị đau nhức xương khớp đều gặp vấn đề với sụn khớp. Chính vì thế, bổ sung các thực phẩm tốt cho sụn là điều đầu tiên bạn cần chú ý nếu muốn nhanh chóng hết đau. Những thực phẩm này gồm: các loại cá và dầu cá; nước hầm từ xương; sữa; ngũ cốc; nấm; một số loại rau củ và trái cây.

Các loại cá và dầu cá

Thực phẩm này hỗ nuôi dưỡng sụn khớp bằng cách cung cấp nhiều axit béo không hòa tan (đặc biệt là omega 3). Loại axit này khi được cơ thể hấp thụ sẽ chuyển sang prostaglandin. Người ta gọi nó là hormone tổ chức vì phạm vi tác động rộng. Ngoài tác dụng nuôi dưỡng sụn khớp, prostaglandin còn giảm đau, giảm viêm và tăng cường lưu thông máu.

Các loại cá nói chung và cá hồi nói riêng rất tốt cho sự phát triển của sụn khớp.
Các loại cá nói chung và cá hồi nói riêng rất tốt cho sự phát triển của sụn khớp.

Nước hầm xương từ động vật

Cơ thể sẽ được cung cấp hàm lượng lớn canxi khi dùng nước hầm xương động vật. Khoáng chất này không chỉ giúp xương được chắc khỏe mà phần sụn cũng được nuôi dưỡng tốt hơn. Bên cạnh đó, trong nước hầm xương còn chứa khá nhiều glucosamine và chondroitin. Đây là hai chất quan trọng tham gia vào quá trình tạo sụn của cơ thể. Đồng thời, chondroitin còn là chất tạo thêm dịch bôi trơn ở các đầu khớp.

Sữa

Thành phần dinh dưỡng của hầu hết các loại sữa đều chứa khá nhiều canxi và vitamin D. Canxi là khoáng chất thiết yếu hình thành và duy trì sự chắc khỏe của xương. Còn vitamin D, nếu xét riêng ở góc độ tác động đến xương khớp thì nó đóng vai trò là chất xúc tác. Nếu không có loại vitamin này, cơ thể rất khó để hấp thụ được lượng canxi trong thực phẩm hoặc chỉ hấp thụ được một phần rất ít.

Ngoài ra, trong sữa còn chứa collagen thủy phân. Chất này ngoài tác dụng chăm sóc da, tóc và chống lão hóa còn rất tốt cho xương khớp. Nó giúp nuôi dưỡng lớp sụn, tăng dịch khớp và giúp xương dẻo dai hơn. 

Sữa chứa nhiều canxi và chất xúc tác hấp giúp xương hấp thụ dễ dàng (vitamin D). Thế nên đây cũng là một trong những thực phẩm người bị đau nhức xương khớp nên dùng.
Sữa chứa nhiều canxi và chất xúc tác hấp giúp xương hấp thụ dễ dàng (vitamin D). Thế nên đây cũng là một trong những thực phẩm người bị đau nhức xương khớp nên dùng.

Hạt ngũ cốc và nấm

Các loại hạt ngũ cốc nói chung, đặc biệt là đậu nành sẽ giúp các tế bào ở sụn khớp sản sinh nhiều collagen hơn. Chất này tham gia rất nhiều vào sự chắc khỏe của xương. Còn nấm thì có tác dụng nổi bật là chống viêm. Bên cạnh đó, nó còn hỗ trợ phòng ngừa tình trạng tê chân tay và thoái hóa khớp.

Rau xanh và trái cây

Đây là nhóm thực phẩm luôn được khuyến khích trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày của người bị bệnh đau nhức xương khớp. Nhóm thực phẩm này có hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi giàu. Ngoài tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, các thành phần trong rau xanh và trái cây còn rất tốt cho sụn khớp.

Có khá nhiều loại rau củ quả tốt cho xương khớp. Tuy nhiên khi lựa chọn, bạn nên ưu tiên các loại cải, cà rốt, bí đỏ và rau mầm… Còn trái cây thì nên chọn cam, bưởi, bơ và đu đủ…

Các thực phẩm bôi trơn khớp

Bên cạnh các loại thực phẩm tốt cho sụn khớp, bạn cần bổ sung thêm những loại hỗ trợ bôi trơn hai đầu khớp. Chúng sẽ là một trong những nhân tố quan trọng góp phần rút ngắn thời gian điều trị, tránh tổn thương nhiều hơn và ngăn chặn các biến chứng. Nguồn thực phẩm có tác dụng bôi trơn khớp chủ yếu là các loại củ quả. Tiêu biểu như cà chua, chuối và đậu bắp.

Cà chua

Trong cà chua chứa khá nhiều vitamin K. Loại vitamin này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành osteocalcin. Đây là hoạt chất giúp xương đặc hơn. Nhờ đó, nó có thể ngăn chặn được tình trạng loãng xương. Bên cạnh tác dụng tuyệt vời này, cà chua còn giúp cơ thể bổ sung chất nhờn ở đầu khớp. Nó cung cấp hàm lượng lớn collagen hỗ trợ cho quá trình phát triển của xương, sụn, dây chằng và bao hoạt dịch. 

Cà chua giúp tăng cường dịch khớp. Đồng thời trong hạt của loại quả này còn chứa chất có tác dụng giảm đau.
Cà chua giúp tăng cường dịch khớp. Đồng thời trong hạt của loại quả này còn chứa chất có tác dụng giảm đau.

Chuối

Trong chuối có nhiều kali, tryptophan và serotonin. Xét ở góc độ phát triển của xương khớp thì đây đều là các chất tham gia tích cực vào quá trình tạo chất nhờn ở đầu khớp. Có được lượng chất này đầy đủ, tình trạng viêm và đau sẽ được cải thiện. Đồng thời, việc di chuyển cũng dễ dàng hơn.

Đậu bắp

Đậu bắp là một trong những loại thực phẩm giàu vitamin K. Bên cạnh đó, nó còn chứa nhiều folate. Đây là chất tham gia vào quá trình tạo tế bào mới. Nhờ đó, quá trình phục hồi sẽ được rút ngắn thời gian.

Ngoài các loại củ quả ở trên, để tăng cường dịch khớp, bạn cần uống nhiều nước hơn bình thường. Cụ thể, theo khuyến thích của các chuyên gia về xương khớp thì mỗi ngày cơ thể nên tiêu thụ từ 2 – 2,5 lít nước. Lượng nước này đã bao gồm trong thực thức ăn.

Thực phẩm giảm đau nhức và chống viêm xương khớp

Bên cạnh bổ sung thực phẩm tốt cho sụn khớp và dịch khớp, bạn cần quan tâm thêm một số loại làm dịu cơn đau và chống viêm xương khớp. Về trái cây, tiêu biểu là dứa, cam, quýt, táo, dưa vàng và xoài… Các loại trái này làm dịu cơn đau xương khớp nhờ vào hoạt động của các gốc tự do. Mặt khác, những loại trái cây có vị chua còn giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch.

Bên cạnh trái cây, người bệnh có thể cải thiện tình trạng đau, phòng hoặc hạn chế viêm nhiễm xương khớp bằng các loại gia vị. Cụ thể là tiêu, nghệ, quế, tỏi, thậm chí là ớt. Có một lưu ý nhỏ là nếu đang bị bệnh về dạ dày thì bạn đừng ăn quá cay.

Ngoài ra, bạn còn có thể ngăn chặn các cơn đau nhức xương khớp bằng sữa chua, trà xanh và dùng dầu oliu khi chế biến món ăn. Các thực phẩm này không những có tác dụng giảm đau mà còn có tính kháng viêm rất tốt (đặc biệt là trà xanh. Bên cạnh đó, sữa chua có thể hạn chế được tình trạng cứng khớp vào buổi sáng khi ngủ dậy.

Khi chế biến món ăn, người bị đau nhức xương khớp nên dùng thêm các loại gia vị có tính ấm nóng và kháng viêm.
Khi chế biến món ăn, người bị đau nhức xương khớp nên dùng thêm các loại gia vị có tính ấm nóng và kháng viêm.

Đau nhức xương khớp không nên ăn gì?

Để cải thiện bệnh, ngoài mối quan tâm nên ăn gì, bạn cần biết đau nhức xương khớp không nên ăn gì. Nó sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ viêm nhiễm và không làm trầm trọng thêm bệnh tình. Đồng thời, những kiến thức này cũng sẽ giúp quá trình điều trị bệnh thuận lợi hơn.

Nhóm thực phẩm chứa nhiều phốt pho

Để hiểu tại sao cần hạn chế các thực phẩm chứa nhiều phốt pho, bạn cần biết mối liên hệ giữa khoáng chất này với canxi. Ở người trưởng thành, tỷ lệ canxi với phốt pho xấp xỉ 1/1 hoặc 1,5/1. Tỷ lệ này ở trẻ nhỏ là 2/1. Nếu lượng phốt pho tăng thì quá trình hấp thụ canxi của cơ thể sẽ giảm và ngược lại. Thông thường, để tỷ lệ này đạt ở mức ổn định, cơ thể cần đến sự tham gia của vitamin D.

Đối với những người bị bệnh đau nhức xương khớp, lượng canxi rất ít. Nếu bạn tiếp tục tăng phốt pho thì canxi sẽ còn sụt giảm nhiều hơn nữa do cơ thể không dung nạp khoáng chất này. Bệnh tình vì thế sẽ trầm trọng hơn. Để quá trình này không xảy ra, bạn cần tránh các thực phẩm nhiều phốt pho. Tiêu biểu như gan động vật, khoai tây chiên, xúc xích, lạp xưởng… Nói chung là các loại thức ăn nhanh và thịt chế biến sẵn.

Cung cấp quá nhiều thực phẩm giàu phốt pho sẽ khiến cho quá trình hấp thụ canxi ở xương bị hạn chế. Do đó, người bị đau nhức xương khớp cần hạn chế thực phẩm này.
Cung cấp quá nhiều thực phẩm giàu phốt pho sẽ khiến cho quá trình hấp thụ canxi ở xương bị hạn chế. Do đó, người bị đau nhức xương khớp cần hạn chế thực phẩm này.

Thịt đỏ khiến viêm nặng hơn

Thịt bò, trâu, ngựa và cừu… được xếp vào nhóm thịt đỏ. Nó không tốt cho người mắc bệnh đau nhức xương khớp vì chứa hàm lượng đạm và axit bão hòa cao. Các chất này thúc đẩy sự hình thành của axit uric trong máu. Loại axit này gây viêm và ngứa khớp. Một khi nó tăng quá cao, nguy cơ mắc bệnh gout là rất lớn. Bên cạnh đó, dùng quá nhiều thịt đỏ còn dễ bị các bệnh về tim mạch.

Thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều chất béo bão hòa

Bên cạnh hàm lượng phốt pho cao, các loại thức ăn chế biến sẵn còn chứa nhiều chất béo bão hòa. Chúng không những ảnh hưởng xấu đến tim mạch mà còn tác động không tốt đến bệnh xương khớp.

Thứ nhất, các thực phẩm này dễ gây béo phì. Trọng lượng cơ thể vượt quá tiêu chuẩn bình thường, hệ thống xương khớp sẽ phải luôn trong tình trạng quá tải và rất dễ bị thoái hóa, nhất là cột sống.

Thứ hai, các đồ ăn chế biến sẵn gián tiếp làm cho quá trình lưu thông máu khó khăn. Đặc biệt là đến những vị trí đang bị thương tổn. Thiếu lượng máu nuôi dưỡng cần thiết, cơ xương sẽ nhanh chóng bị thoái hóa hơn.

Thứ ba, tác động của các loại thức ăn chế biến sẵn còn khiến tình trạng viêm ngày càng trầm trọng. Trường hợp viêm nặng có thể dẫn đến nhiễm trùng. Thậm chí là hoại tử khớp.

Ngoài ra, người bị đau nhức xương khớp cũng cần hạn chế các loại carbohydrate tinh chế. Cụ thể là bánh mì, bột gạo và khoai chiên. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng dùng quá nhiều đồ uống chứa đường hóa học (các loại nước ngọt, soda…). Đường có trong các loại đồ uống này khi đi vào cơ thể sẽ giải phóng hoạt chất gây viêm khớp.

Mặt khác, người bị đau nhức xương khớp cũng nên hạn chế các thực phẩm chứa nhiều axit oxalic. Tiêu biểu là các đồ muối chua, củ cải trắng, quả mận và việt quất… Tác động của chúng tương tự như các loại thức ăn nhanh mua ở cửa hàng. 

Thức ăn chế biến sẵn không những kéo dài thời gian đau nhức mà còn khiến bệnh dễ trầm trọng hơn.
Thức ăn chế biến sẵn không những kéo dài thời gian đau nhức mà còn khiến bệnh dễ trầm trọng hơn.

Lời khuyên của bác sĩ về dinh dưỡng cho người đau nhức xương khớp

Bên cạnh trang bị những kiến thức về bệnh đau nhức xương khớp không nên ăn gì và nên ăn gì, các bác sĩ khuyên bạn nên biết một số nguyên tắc trong chế độ dinh dưỡng khi mắc bệnh này. Về tổng thể, có 3 điều bạn nên biết. Đó là:

  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hằng ngày đầy đủ cả 4 nhóm (tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất);
  • Việc bổ sung thêm một số vitamin và khoáng chất từ thực phẩm tốt cho xương khớp là điều cần thiết. Tuy nhiên cần chú ý hàm lượng. Quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe;
  • Nếu đang bị thừa cân thì bạn cần thực hiện chế độ ăn kiêng khoa học. Tuyệt đối không được nhịn ăn. Mặt khác, nếu đang thiếu cân và bị viêm khớp dạng thấp thì bạn nên chia bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ. Mục đích là để cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

Ngoài chế độ dinh dưỡng, các bác sĩ khuyên người bị đau nhức xương khớp nên hạn chế sử dụng các chất kích thích. Rượu, bia, cà phê và thuốc lá không những ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của nội tạng mà còn ảnh hưởng đến xương khớp. Nó phá hủy canxi trong xương. Đồng thời, ngăn xương hấp thụ canxi từ thực phẩm. Vì thế, nếu muốn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đau nhức thì tốt nhất là bạn đừng sử dụng chất kích thích.

BẠN QUAN TÂM

Ngày Cập nhật 06/09/2022

Bình luận (1)

  1. Alex says: Trả lời

    V?i kh? nang tac d?ng kep vao s?n va xuong du?i s?n, du?ng ch?t sinh h?c PEPTAN (co trong JEX Max) giup ph?c h?i va b?o v? c?u truc kh?p, lam gi?m dau nh?c xuong kh?p hi?u qu?.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *