Đau nhức xương khớp toàn thân là do bệnh gì? Có nguy hiểm?

Đau nhức xương khớp toàn thân thể hiện cho tình trạng các xương dưới sụn và lớp sụn đang bị tổn thương và bị bào mòn theo thời gian. Đây là tình trạng xảy ra phổ biến ở những người có độ tuổi trung niên và người cao tuổi. Khi bệnh hình thành, bệnh nhân sẽ nhận thấy xương khớp có dấu hiệu tê buốt, co cứng và đau nhức nghiêm trọng.

Đau nhức xương khớp toàn thân là do bệnh gì? Có nguy hiểm?
Tìm hiểu đau nhức xương khớp toàn thân là do bệnh gì? Có nguy hiểm không? Biện pháp giảm đau hiệu quả

Đau nhức xương khớp toàn thân là do bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa Xương khớp, tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân xuất hiện rất phổ biến và không giới hạn độ tuổi. Tuy nhiên những người cao tuổi và những người có độ tuổi trung niên là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Bên cạnh đó tỉ lệ mắc bệnh ở phụ nữ thường cao hơn so với nam giới.

Tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân đôi khi chỉ là những cơn đau thông thường xuất hiện do người bệnh duy trì các thói quen xấu hoặc có tư thế sai. Tuy nhiên ở một số trường hợp khác, tình trạng này cũng có thể là triệu chứng điển hình của một số bệnh xương khớp nguy hiểm. Cụ thể như:

Bệnh thoái hóa khớp

Bệnh thoái hóa khớp thể hiện cho tình trạng lượng đĩa đệm và lớp sụn khớp bên trong cơ thể bị bào mòn. Kèm theo đó là hiện tượng sưng, viêm quanh khớp dẫn đến rối loạn quá trình điều tiết dịch nhầy bôi trơn diễn ra ở các khớp. Bệnh thường xuất hiện ở những người đang bước vào độ tuổi trung niên (khoảng 40 tuổi trở lên).

Bệnh thoái hóa khớp khi xuất hiện sẽ kéo theo tình trạng đau nhức xung quanh các khớp bị ảnh hưởng. Đặc biệt là khớp háng và khớp gối. Ở giai đoạn mới phát triển, cơn đau thường xuất hiện một cách âm ỉ. Trong một vài trường hợp, cơn đau có thể tự thuyên giảm và tự biến mất.

Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên có những biện pháp can thiệp dù cơn đau đã thuyên giảm. Bởi nếu không điều trị, cơn đau sẽ tiếp tục xảy ra. Bên cạnh đó cơn đau sẽ xuất hiện với mức độ nghiêm trọng hơn. Đặc biệt là khi mùa đông kéo dài, chuyển mùa. Hơn thế, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Bao gồm: Khớp bị biến dạng, teo cơ, mất khả năng vận động, bại liệt…

Ngoài tình trạng đau nhức, bệnh thoái hóa khớp còn gây ra hiện tượng co cứng khớp vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc mỗi khi cử động, một số khớp sẽ xuất hiện tiếng kêu lạo xạo và rắc rắc.

Bệnh thoái hóa khớp
Đau nhức xương khớp toàn thân hình thành là do bệnh thoái hóa khớp

Bệnh thoái hóa cột sống

Bệnh thoái hóa cột sống cũng là nguyên nhân chính khiến bệnh nhân đối mặt với tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân. Bệnh xuất hiện khi bạn thường xuyên vận động sai tư thế hoặc duy trì những thói quen xấu trong một thời gian dài khiến cột sống bị ảnh hưởng. Ngoài ra, chấn thương, tuổi tác, vận động quá sức hoặc lười vận động… cũng là các yếu tố thúc đẩy quá trình hình thành bệnh.

Khi bị thoái hóa cột sống, người bệnh sẽ phải thường xuyên đối mặt với những cơn đau nhức âm ỉ tại vùng cột sống, lan rộng sang hai bên vai, xuống cánh tay và chân. Bên cạnh đó tình trạng khó thở hoặc khó khăn khi cúi gập người cũng có thể xảy ra.

Bệnh thoái hóa cột sống không đe dọa đến tình mạng. Tuy nhiên nếu không điều trị, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nặng. Đồng thời tác động mạnh mẽ và chèn ép các dây thần kinh dẫn đến mất khả năng vận động hoặc bại liệt.

Bệnh loãng xương

Tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân có thể xuất hiện khi bạn bị loãng xương. Nguyên nhân chính hình thành nên bệnh là do tuổi tác và do chế độ ăn uống thiếu canxi. Ngoài ra, bệnh cũng có thể hình thành và phát triển do người bệnh có thói quen sinh hoạt và lối sống không khoa học hoặc không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho quá trình tạo xương khi còn trẻ. 

Đối với bệnh loãng xương, dù bệnh xuất hiện vì nguyên nhân nào, bệnh nhân cũng cần sớm tiến hành điều trị. Bởi bệnh không chỉ gây ra những cơn đau nhức nghiêm trọng mà còn khiến xương giòn, dễ gãy.

Bệnh loãng xương
Tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân có thể xuất hiện khi bạn bị loãng xương

Viêm đa khớp dạng thấp

Viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, bệnh hệ thống nên có thể tác động khiến toàn bộ cơ thể bị ảnh hưởng. Bệnh hình thành khi hệ thống miễn dịch gặp vấn đề dẫn đến sự nhầm lẫn và tấn công các mô khỏe mạnh. 

Co cứng và đau nhức ở các khớp là hai triệu chứng điển hình của bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Ngoài ra, ở một số trường hợp, bệnh nhân còn bị yếu cơ, biến dạng khớp, khả năng vận động suy giảm.

Những thương tổn hình thành do bệnh viêm đa khớp dạng thấp khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó khăn khi di chuyển hoặc thực hiện các hoạt động thường ngày. Tuy nhiên, nếu bạn sớm áp dụng những biện pháp điều trị, triệu chứng của bệnh sẽ được kiểm soát, khả năng vận động được cải thiện. Đồng thời làm giảm nguy cơ hình thành những biến chứng nguy hiểm có liên quan đến hệ tim mạch và một số cơ quan khác.

Những bệnh xương khớp khác

Ngoài những bệnh lý nêu trên, tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân còn xuất hiện do một vài vấn đề và bệnh xương khớp khác, bao gồm:

  • Lao xương khớp: Lao xương khớp là bệnh lý được hình thành và phát triển khi các xương bị vi trùng lao tấn công dẫn đến sưng tấy, đỏ khớp và đau nhức toàn thân. Bệnh thường xảy ra ở cột sống, khớp háng và khớp gối.
  • Thoái vị đĩa đệm: Bệnh thoái vị đĩa đệm cũng là nguyên nhân khiến người bệnh thường xuyên đối mặt với tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân. Bệnh xảy ra khi phần bao xơ của đĩa đệm bị tổn thương nặng và bị rách khiến lượng nhân nhầy di chuyển ra khỏi vị trí của nó. Đồng thời chèn ép vào tủy sống và hệ thống dây thần kinh dẫn đến đau nhức nghiêm trọng. Cơn đau do bệnh thoái vị đĩa đệm gây ra thường phát triển nhanh và lan rộng sang toàn thân.
  • Đau thần kinh tọa: Đau thần kinh tọa là một hội chứng thần kinh. Cơn đau được hình thành bởi căn bệnh này có đặc điểm đau nhức nghiêm trọng dọc theo lộ trình của dây hông to (dây thần kinh tọa) và các nhánh của nó. Chính vì thế, khi mắc bệnh, người bệnh sẽ nhận thấy cơn đau thường xuất hiện và tập trung ở một bên lưng, đau từ thắt lưng, lan tỏa sang hông, ngang qua vùng mông và xuống chân. Nguyên nhân phổ biến khiến tình trạng đau dây thần kinh xảy ra là do bệnh lý đĩa đệm tác động và chèn ép vào rễ dây thần kinh tọa. Đối với căn bệnh này, người bệnh cần phải sớm thăm khám và điều trị. Bởi nếu bệnh không được kiểm soát, bệnh nhân sẽ có nguy cơ cao đối mặt với tình trạng cong vẹo cột sống hay thậm chí là tàn phế.
Những bệnh xương khớp khác
Tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân hình thành do một vài vấn đề, bệnh xương khớp khác gồm lao xương khớp, đau thần kinh tọa, thoái vị đĩa đệm

Biện pháp giảm đau nhức xương khớp toàn thân

Khi bị đau nhức xương khớp toàn thân, người bệnh nên đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra xác định nguyên nhân gây đau. Đồng thời áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp để bệnh nhanh chóng được khắc phục, phòng ngừa biến chứng.

Song song với việc thăm khám và điều trị bệnh theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, bạn có thể cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân bằng một số biện pháp sau:

Thay đổi thói quen sinh hoạt giúp cải thiện tình trạng đau xương khớp toàn thân

Để cải thiện tốt tình trạng đau nhức xương khớp cũng như hỗ trợ quá trình điều trị bệnh, người bệnh nên thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày, cụ thể như:

  • Dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi: Khi cơn đau xuất hiện, bạn nên ngồi hoặc nằm để nghỉ ngơi và thư giãn. Đây là một biện pháp giúp cải thiện tốt cơn đau và sửa chữa những tế bào đang bị hỏng. Bên cạnh đó biện pháp này còn hỗ trợ quá trình phục hồi bệnh, mang lại cảm giác dễ chịu cho bệnh nhân.
  • Uống đủ nước: Nếu cơn đau xuất hiện kèm theo tình trạng co cứng khớp, đi lại khó khăn, khô khớp, bạn nên duy trì thói quen uống đủ 2 lít nước/ngày. Khi đó bệnh lý sẽ mau chóng thuyên giảm.
  • Tắm nước ấm: Hơi nước ấm có thể tác động giúp cho cơ bắp, dây chằng và hệ xương khớp được thư giãn, giảm đau. Bên cạnh đó, việc duy trì thói quen tắm nước ấm còn giúp bạn kích thích quá trình lưu thông máu, tăng khả năng phục hồi xương khớp.
  • Giữ tâm lý thoải mái: Việc giữ tâm lý thoải mái sẽ giúp hệ thần kinh dịu lại, giúp giảm đau và ức chế quá trình sản xuất cortisol.
  • Sử dụng những loại thuốc không kê đơn: Nếu cơn đau nhức xương khớp của bạn không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi, đau nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến khả năng vận động và đi lại, bạn có thể sử dụng những loại thuốc chống viêm không chứa steroid hoặc thuốc giảm đau. Tuy nhiên những loại thuốc này có khả năng gây ra nhiều tác dụng phụ không muốn. Vì thế, để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi đưa thuốc vào quá trình điều trị.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao: Việc duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày sẽ giúp xương và các khớp nâng cao sự linh hoạt, nâng cao sức chịu đựng và cải thiện tốt độ dẻo dai. Đồng thời giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm đau. Tuy nhiên, dựa vào mức độ đau và nguyên nhân gây đau, bạn nên lựa chọn cho mình những bài tập phù hợp và chỉ nên luyện tập nhẹ nhàng. Bạn tuyệt đối không được luyện tập gắng sức vì sẽ khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Có chế độ ăn uống khoa học, giàu chất dinh dưỡng: Để quá trình điều trị đau nhức xương khớp toàn thân diễn ra suôn sẻ, mỗi ngày bạn nên thêm vào khẩu phần ăn của mình những loại thực phẩm giàu canxi, vitamin (vitamin C, vitamin D…), kẽm và các khoáng chất. Bởi đây đều là những chất dinh dưỡng mang tác dụng nâng cao sức khỏe xương khớp, thúc đẩy quá trình làm lành những tổn thương.
Thay đổi thói quen sinh hoạt giúp cải thiện tình trạng đau xương khớp toàn thân
Để quá trình điều trị đau nhức xương khớp toàn thân diễn ra suôn sẻ, mỗi ngày bạn nên thêm vào khẩu phần ăn những loại thực phẩm giàu canxi, vitamin, kẽm và các khoáng chất

Giảm đau nhức xương khớp toàn thân bằng bài thuốc dân gian

Để thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương và cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân, người bệnh có thể áp dụng một trong hai bài thuốc dân gian sau:

Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp toàn thân bằng lá lốt

Nguyên liệu: 

  • 1 nắm lá lốt tươi và xanh
  • Muối.

Thực hiện cách 1:

  • Mang lá lốt rửa sạch, để ráo nước và thái nhỏ
  • Cho lá lốt vào cối để giã nát hoặc cho nguyên liệu vào máy xay để xay nhuyễn
  • Dùng vải mùng chắt lấy lượng nước cốt lá lốt, bỏ bã
  • Uống nước thuốc ngay khi thực hiện xong. Tốt nhất bạn nên uống sau mỗi bữa ăn
  • Người bệnh cần kiên trì uống thuốc từ 1 – 2 lần/ngày trong 3 tuần.

Thực hiện cách 2:

  • Mang lá lốt rửa sạch, để ráo nước và thái nhỏ
  • Cho lá lốt vào cối để giã nát cùng với một ít muối
  • Sao nóng hỗn hợp này và đắp lên những vị trí đang bị đau nhức
  • Giữ nguyên trạng thái cho đến khi lá lốt nguội hẳn thì sao lại và đắp thêm một lần nữa
  • Đắp thuốc từ 2 – 3 lần/ngày cho đến khi cơn đau thuyên giảm.

Bài thuốc từ ngải cứu chữa đau nhức xương khớp toàn thân

Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá ngải cứu
  • Muối.

Cách thực hiện:

  • Sau khi rửa sạch, để ráo nước và thái nhỏ lượng ngải cứu trắng đã chuẩn bị
  • Cho lá ngải cứu và muối vào cối để giã nát 
  • Sao nóng hỗn hợp này và đắp lên những vị trí đang bị đau nhức
  • Có thể dùng băng gạc để băng cố định. Giữ nguyên trạng thái cho đến khi lá ngải cứu nguội hẳn
  • Bạn có thể sao lá ngải cứu và đắp thêm một lần nữa
  • Đắp thuốc từ 2 – 3 lần/ngày cho đến khi cơn đau thuyên giảm.
Bài thuốc từ ngải cứu chữa đau nhức xương khớp toàn thân
Bài thuốc từ ngải cứu chữa đau nhức xương khớp toàn thân

Đau nhức xương khớp toàn thân bắt nguồn từ nhiều bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên tình trạng này có thể được kiểm soát tốt nếu bạn sớm thăm khám và áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp. Chính vì thế, ngay khi cơn đau xuất hiện, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra nguyên nhân gây đau và nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa.

Ngày Cập nhật 05/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *