Đau vai gáy và những cảnh báo về bệnh lý nguy hiểm chớ nên coi thường

Những cơn đau vai gáy xuất hiện bất thường, cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe hoặc các bệnh lý xương khớp nguy hiểm.  Hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng là cách tốt nhất để lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp và phòng ngừa đau vai gáy hiệu quả.

Đau vai gáy là bệnh gì? Nguyên nhân chủ yếu

Vai gáy là bộ phần chứa nhiều dây chằng, dây thần kinh, động mạch, tĩnh mạch… Khi bộ phận này bị tổn thương sẽ gây ra những cơn đau mỏi ở bả vai, vùng cổ và gáy.

Hiện tượng này có thể xuất hiện ở bất cứ ai, nhưng thường gặp nhất ở người cao tuổi, nhân viên văn phòng, người lao động nặng, vận động viên, người có dị tật bẩm sinh ở cổ hoặc gáy…

Đau vai gáy là hiện tượng dễ gặp, cảnh báo bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe
Đau vai gáy là hiện tượng dễ gặp, cảnh báo bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe

Đau vai gáy có thể báo hiệu bạn đang bị mắc một số bệnh về xương khớp hoặc do tác động từ yếu tố bên ngoài. Cụ thể:

 Do bệnh lý

  • Thoái hóa cột sống cổ: Đây là nguyên nhân gây đau cổ vai gáy thường gặp. Khi các đốt sống bị thoái hóa sẽ gây hiện tượng chèn ép dây thần kinh, gây nhức mỏi, co cứng vùng cổ vai gáy.
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Là hiện tượng nhân nhầy thoát ra khỏi bao xơ, lệch khỏi vị trí ban đầu, khiến người bệnh đau nhức.
  • Thoái hóa khớp, viêm bả vai: Bệnh xảy ra khi vùng khớp vai bị tổn thương, viêm nhiễm hoặc sụn khớp hao mòn.
  • Vôi hóa cột sống: Canxi lắng đọng tại các dây chằng bám vào sụn, mấu ngang của cột sống, khiến bộ phận này bị vôi hóa.
  • Rối loạn dây thần kinh: Các dây thần kinh chạy qua vùng cổ, vai bị tổn thương hoặc kéo giãn quá mức sẽ gây ra hiện tượng đau vai gáy.
  • Loãng xương: Là hiện tượng xương bị bào mòn, mỏng và mật độ chất trong xương thưa dần.
  • Do các bệnh tim mạch: Xương bả vai và lồng ngực có sự liên kết mật thiết, do đó nếu người bệnh mắc các bệnh về tim sẽ gây ra hiện tượng đau 2 bả vai.
  • Bệnh lý khác: Gai cột sống, viêm bao khớp vai, viêm bao gân, lao xương, rối loạn khớp bả vai lồng ngực, dính khớp bả vai…

 Do các yếu tố khác

  • Chấn thương: Những tổn thương do tai nạn giao thông, luyện tập thể thao gây ra các cơn đau khó chịu tại vùng cổ vai gáy.
  • Nằm ngủ sai tư thế: Ngủ kê cao đầu, không trở mình hoặc thói quen ngủ gục trên bàn, ngủ nghiêng đầu về một bên… khiến máu ở vùng cổ lưu thông kém, gây đau mỏi.
Ngủ sai tư thế dế khiến vai gáy bị mỏi, đau nhức
Ngủ sai tư thế dễ khiến vai gáy bị mỏi, đau nhức
  • Tính chất công việc: Ngồi quá lâu ở một tư thế khiến dây thần kinh bị chèn ép, dẫn đến đau nhức.
  • Thiếu chất dinh dưỡng
  • Tập luyện, lao động quá sức
  • Nhiễm lạnh
  • Căng thẳng, trầm cảm.

Triệu chứng đau cổ vai gáy

Người bệnh đau mỏi vai gáy có những dấu hiệu cụ thể sau:

  • Đau mỏi tại chỗ. Người bệnh có thể bị đau nửa đầu vai gáy, đau vai trái, đau vai gáy phải phải hoặc cả vùng phía sau.
  • Cơn đau thường xuất hiện vào sáng sớm khi ngủ dậy hoặc làm việc trong thời gian dài, tăng lên khi vận động, giảm nếu nghỉ ngơi.
  • Đau vai gáy lan xuống cánh tay, bàn tay, đầu… Nếu chuyển sang giai đoạn nặng, người bệnh có dấu hiệu tê tay, rối loạn cảm giác, đau nửa đầu…
  • Co cứng cổ, khó xoay ngang, cử động thiếu linh hoạt.
  • Ngứa ran, nóng hoặc buốt vùng vai gáy.
  • Người bệnh có thể bị hoa mắt, chóng mặt, ù tai… do dây thần kinh bị chèn ép, lượng máu lưu thông lên não ít.
  • Biểu hiện khác: Mệt mỏi, sức khỏe suy giảm, mất ngủ…

Các triệu chứng đau vai gáy có thể tồn tại trong vài phút, vài tiếng hoặc kéo dài nhiều ngày, thậm chí vài tháng tùy mức độ, nguyên nhân gây bệnh.

Đau vai gáy có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia xương khớp, đau vai gáy là hiện tượng thường gặp, gây nhức mỏi cho người bệnh. Từ đó, ảnh hưởng đến tinh thần, cuộc sống và giảm sút sức lao động.

Đau cổ vai gáy khiến người bệnh mệt mỏi, giảm sức lao động
Đau cổ vai gáy khiến người bệnh mệt mỏi, giảm sức lao động

Nếu đau mỏi vai gáy do các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cổ… mà không được chữa trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp biến chứng nguy hiểm như: Thiếu máu não, biến dạng khớp, teo cơ, đột quỵ, bại liệt…. Do đó, mọi người không nên coi thường và chủ quan với triệu chứng đau vai gáy.

Các bài tập chữa đau vai gáy hiệu quả

Các bài tập thể dục có tác dụng giảm đau, tê tay, giúp xương khớp linh hoạt… Đây được coi là phương pháp hỗ trợ trị bệnh đơn giản nhưng hiệu quả.

Người bệnh có thể áp dụng một số bài tập thể dục, yoga sau:

  • Bài tập xoay cổ: Nằm ngửa ra sàn, dùng 1 chiếc khăn cuốn lại và đặt dưới vùng gáy. Thả lỏng cơ thể, giữ tư thế khoảng 10 phút.
  • Tư thế nhân sư: Nằm sấp, duỗi thẳng chân, 2 tay chống xuống sàn, khuỷu tay hướng ra sau. Giữ chặt lưng, bụng, đùi, dùng 2 tay nâng phần thân trên, cằm hướng ra trước, ưỡn ngực, hít sâu. Giữ tư thế 10 giây và trở về vị trí ban đầu. Thực hiện 5 lần
  • Tư thế con mèo: Chống 2 tay xuống sàn, quỳ gối, phần vai thẳng với cổ tay. Hít sâu, thả lỏng phần bụng hướng xuống sàn, ưỡn ngực, ngẩng dầu, giữ khoảng 10 giây. Sau đó thở ra chậm rãi, hóp bụng, đẩy cong lưng lên trên, cúi cằm sát ngực, giữ 10 giây và trở về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác 5 lần.

Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện các động tác như:  Bài tập tư thế sợi chỉ xâu qua kim, tư thế mặt bò, bài tập xoay vai, bài tập co duỗi cơ vai, động tác ưỡn cổ…

Đau vai gáy nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Dinh dưỡng có tác động khá lớn đến tình trạng đau vai gáy. Do đó, khi bị đau vai gáy, bạn nên chú ý đến một số loại thực phẩm được khuyến khích dùng và những loại nên hạn chế. Cụ thể:

Những loại thực phẩm nên ăn:

  • Thực phẩm nhiều chất xơ và vitamin: Rau, củ, quả luôn là loại thức ăn có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh lý về tiêu hóa, xương khớp.
  • Thực phẩm giàu omega 3: Omega -3 có tác dụng ngăn chặn các phản ứng gây viêm và làm giảm tình trạng căng đau vai gáy. Những thực phẩm giàu omega 3 có tôm, cua, cá hồi, cá ngừ, tảo…
  • Thực phẩm nhiều magie: Magie có nhiều trong các loại thực phẩm như khoai tây, hạt bí ngô, yến mạch,… có tác dụng duy trì sức mạnh cơ bắp, giúp ổn định chức năng của hệ thống các dây thần kinh và giúp xương khớp chắc khỏe.
  • Thực phẩm nhiều canxi: là nhóm thực phẩm quan trọng có khả năng cải thiện tình trạng viêm, sưng, có nhiều trong nước xương hầm, các loại thịt, trứng, yến mạch, mè đen, sữa, hải sản, rau củ quả…

Những loại thực phẩm nên kiêng:

  • Thực phẩm chứa nhiều cholesterol: Cholesterol có nhiều trong các món ăn chiên xào, đồ đóng hộp, gan động vật, … Đây là tác nhân khiến quá trình dẫn máu đi nuôi mô cơ, xương khớp bị rối loạn, khiến người bệnh càng đau nhức.
  • Thực phẩm nhiều đường, nhiều muối: Thu nạp quá nhiều đường, muối sẽ gây ra những tác động xấu tới sức khỏe, đường làm tăng nguy cơ béo phì, muối làm tăng nồng độ axit uric máu, đều là những tác nhân khiến bệnh xương khớp thêm trở nặng.
  • Rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt, cafe và các chất gây kích thích: Những sản phẩm này có khả năng gây kết dính tiểu cầu, làm giãn tĩnh mạch hoặc xung huyết, từ đó gia tăng tình trạng căng đau vai gáy.
Người bệnh nên hạn chế ăn thực phẩm nhiều cholesterol
Người bệnh nên hạn chế ăn thực phẩm nhiều cholesterol

Cách phòng ngừa đau vai gáy

Để ngăn ngừa tình trạng đau nhức cổ vai gáy, các chuyên gia xương khớp khuyên người bệnh nên thực hiện một số điều sau:

  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ các chất thiết yếu, hạn chế các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe
  • Tạo thói quen tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày để giúp xương khớp dẻo dai, chắc khỏe
  • Có kế hoạch làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh tình trạng lao động quá sức và bị căng thẳng quá mức
  • Lưu ý các sinh hoạt hàng ngày cần giữ đúng tư thế, ngồi thẳng lưng, giữ cổ luôn thẳng, không nghiêng đầu về một bên hoặc ngồi một chỗ quá lâu.
  • Chọn gối ngủ mềm mại, không quá cao
  • Không bẻ cổ kêu răng rắc hoặc vặn cổ quá mạnh sẽ tạo đà cho các đĩa đệm bị thoát ra ngoài.

Đau vai gáy uống thuốc gì? Cách điều trị phổ biến

Tùy vào nguyên nhân, mức độ nặng nhẹ mà bệnh nhân lựa chọn phương pháp điều trị đau vai gáy phù hợp. Dưới đây là một số cách chữa phổ biến:

Cách chữa đau vai gáy tại nhà

Khi xuất hiện triệu chứng đau vai gáy, người bệnh có thể khắc phục, giảm đau tạm thời bằng cách dùng cao dán, xoa bóp bằng dầu nóng, rượu ngâm, chườm nóng, chườm lạnh….

Hoặc sử dụng mẹo chữa đau vai gáy bằng bài thuốc dân gian từ lá lốt, ngải cứu, hạt gấc, đinh lăng, gừng, mật ong…

Lá lốt có tác dụng giảm triệu chứng đau nhức hiệu quả
Lá lốt có tác dụng giảm triệu chứng đau nhức hiệu quả
  • Chữa đau vai gáy bằng ngải cứu: Rửa sạch 1 nắm ngải cứu, để ráo, rồi cho vào chảo rang nóng cùng muối hạt. Cho hỗn hợp vào miếng vải mỏng và chườm lên vùng bị đau.
  • Rượu ngâm hạt gấc: Dùng khoảng 50 hạt gấc chín, rửa sạch, nướng xém vỏ. Tách nhân và vứt bỏ vỏ cứng bên ngoài. Đập dập nhẹ phần nhân bên trong, cho vào lọ thủy tinh. Đổ ngập rượu trắng 45 độ, ngâm khoảng 7 ngày. Sử dụng rượu ngâm xoa bóp vùng đau nhức.
  • Lá lốt: Rửa sạch 1 nắm lá lốt và giã nhỏ. Cho vào chảo rang nóng cùng 1 ít muối hạt. Cho hỗn hợp vào miếng vải sạch rồi chườm lên vùng bị đau.

Cách chữa tại nhà giúp giảm đau nhanh, an toàn, giá rẻ. Nhưng chỉ phù hợp với bệnh nhẹ, hiệu quả thấp, không có kiểm chứng khoa học. Với những cơn đau dữ dội, biện pháp này hầu như không có tác dụng.

Chữa đau vai gáy bằng thuốc Tây y

Căn cứ vào nguyên nhân, tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn cho người bệnh kết hợp một số nhóm thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, Aspirin, Acetaminophen…
  • Thuốc kháng viêm không Steroid (NSAIDs): Piroxicam, Meloxicam, Celecoxib, Diclofenac …
  • Thuốc giãn cơ: Mydocalm, Diazepam, Myonal…
  • Thuốc giảm đau thần kinh: Pregabalin, Gabapentin…
  • Thuốc chống trầm cảm: Amitriptylin
  • Vitamin nhóm B và E
  • Một số trường hợp bệnh nhân nặng có thể được chỉ định dùng thuốc Corticoid dạng uống hoặc tiêm.

Thuốc Tây y có tác dụng giảm đau nhanh, điều trị triệu chứng hiệu quả, giúp người bệnh sớm thoát khỏi những cơn đau khó chịu.

Thuốc tây y giảm đau, giảm viêm hiệu quả, nhưng dễ gây tác dụng phụ
Thuốc tây y giảm đau, giảm viêm hiệu quả, nhưng dễ gây tác dụng phụ

Khuyến cáo: Người bệnh sử dụng thuốc tân dược cần theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý mua thuốc uống hoặc uống không đúng liều lượng. Bởi thuốc có thể gây tác dụng phụ như: Mệt mỏi, buồn nôn, đau dạ dày, ảnh hưởng gan, thận… Nếu lạm dụng dễ bị nhờn thuốc, giòn xương. Đặc biệt, các loại thuốc Corticoid hoạt lực mạnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh nếu dùng lâu dài hoặc không đúng cách.

Điều trị đau vai gáy bằng vật lý trị liệu

Đây là phương pháp sử dụng các tác nhân vật lý tác động vào vùng vai gáy đau nhức. Có tác dụng giảm đau, giảm sưng viêm, bớt co cứng cơ và vận động linh hoạt. Các biện pháp vật lý trị liệu thường được áp dụng gồm: Nhiệt trị liệu, siêu âm, dùng sóng ngắn, chiếu đèn hồng ngoại, kéo giãn cột sống…

Điều trị đau vai gáy bằng Đông y

Từ nhiều đời nay, y học cổ truyền luôn có chỗ đứng nhất định và được đông đảo bệnh nhân tin tưởng áp dụng chữa bệnh. Phương pháp này an toàn, không gây tác dụng phụ, hiệu quả lâu dài và vững chắc.

Cơ chế trị bệnh của Đông y là điều trị từ gốc, loại bỏ từ sâu căn nguyên, đồng thời bồi bổ sức khỏe để ngăn ngừa tái phát. Đông y sử dụng các biện pháp sau:

  • Uống bài thuốc từ thảo dược (chủ yếu là thuốc nam): Các bài thuốc Đông y kết hợp nhiều dược liệu quý, có kiểm định. Giúp giảm đau, kháng viêm, lưu thông khí huyết, điều hòa âm dương. Tùy vào thể bệnh phong thấp nhiệt, phong hàn thấp hay can thận hư mà các lương y gia giảm thuốc phù hợp.
  • Xoa bóp, bấm huyệt: Dùng tay tác động vào huyệt đạo, các dây thần kinh, giúp giảm đau, bớt co cứng cơ và lưu thông máu.
  • Châm cứu: Sử dụng kim châm tác động vào mạch, huyệt đạo, dây thần kinh để giảm đau, tiêu viêm, thông kinh hoạt lạc.
  • Chữa đau vai gáy bằng diện chẩn: Phương pháp này có tác dụng giảm đau, lưu thông khí huyết, tăng cường sự dẻo dai cho cột sống và các cơ.

Hiệu quả điều trị bệnh đau vai gáy của Đông y được minh chứng rõ rệt nhất qua phác đồ điều trị “Trong uống – Ngoài châm – Dinh dưỡng, tập luyện” của Nhà thuốc Nam gia truyền của Đỗ Minh Đường.

Chữa đau vai gáy hiệu quả bằng Đông y với phác đồ 150 năm tuổi của Đỗ Minh Đường

Dựa trên lý luận của Y học cổ truyền và kinh nghiệm dùng thuốc cho người nam, từ 150 năm trước, các lương y của Đỗ Minh Đường đã nghiên cứu ra phác đồ điều trị bệnh đau vai gáy mang tính toàn diện, chuyên sâu, gồm:

Bài thuốc uống gia truyền của dòng họ Đỗ Minh – Mũi nhọn của phác đồ

Bài thuốc ra đời với sự kết hợp hài hòa, tinh tế của 4 phương thuốc nhỏ, gồm: Thuốc đặc trị đau vai gáy; Thuốc hoạt huyết bổ thận; Thuốc bổ gan, giải độc; Thuốc kiện tỳ ích tràng, mang đến hiệu quả điều trị toàn diện, chuyên sâu, giúp người bệnh đạt được 2 mục đích:

  • Mục đích chữa bệnh: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, tiêu viêm, giảm đau, thông kinh lạc, đẩy lùi tình trạng nhức mỏi vai gáy.
  • Mục đích cải thiện sức khỏe: Bổ gan, dưỡng huyết, bổ thận, giải độc, cung cấp dưỡng chất, tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tái phát.

Chính vì lẽ đó, bài thuốc đóng vai trò quan trọng, quyết định 75% kết quả điều trị bệnh.

bai thuoc chua dau vai gay cua dominhduong

 

Châm cứu, bấm huyệt – Gia tăng hiệu quả chữa bệnh

So với các phương pháp điều trị khác, Đông y có những ưu thế vượt trội về mặt lợi ích. Tuy nhiên, nhược điểm của Đông y là thời gian phát huy tác dụng thường lâu hơn. Vì vậy, để gia tăng hiệu quả chữa bệnh, Đỗ Minh Đường đã vận dụng vật lý trị liệu, dùng châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt kết hợp song song với bài thuốc uống.

Đây là cách giúp khí huyết được lưu thông, đưa dinh dưỡng và dược chất đi sâu vào cơ thể. Nhờ đó, người bệnh sẽ giảm đau nhanh hơn, thời gian chữa bệnh cũng sẽ được rút ngắn lại.

Dinh dưỡng, tập luyện – Duy trì khả năng phòng chống bệnh

Người bệnh sẽ được thiết lập chế độ ăn uống và hướng dẫn các bài tập luyện thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phòng tránh tái phát bệnh hiệu quả, lâu dài.

Nghệ sĩ Xuân Hinh là một trong những bệnh nhân từng chữa đau vai gáy tại Đỗ Minh Đường
Nghệ sĩ Xuân Hinh là một trong những bệnh nhân từng chữa đau vai gáy tại Đỗ Minh Đường

Thực tế, sau hơn 1 thế kỷ ứng dụng vào điều trị, phác đồ của Đỗ Minh Đường đã giúp cho hàng nghìn người bệnh thoát khỏi hoàn toàn chứng đau vai gáy.

Nghệ sĩ Xuân Hinh là một trong số đó. Sau khi kết thúc quá trình điều trị bệnh đau mỏi cổ, vai gáy bằng phác đồ của Đỗ Minh Đường, nghệ sĩ chia sẻ: “Tôi bị đau cổ, vai gáy, bác sĩ chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ. Sau 2 tháng dùng thuốc, kết hợp châm cứu, bấm huyệt tại Đỗ Minh Đường, cơn đau giảm hẳn, tôi đã có thể cử động cổ, vai, gáy linh hoạt và dễ chịu hơn.”

>>> Xem thêm: Hành trình chữa đau cổ vai gáy của nghệ sĩ hài Xuân Hinh

Đau vai gáy là hiện tượng dễ gặp, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Khi có triệu chứng, mọi người nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và xử lý sớm, tránh những vấn đề nghiêm trọng phát sinh.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *