Đau xương cổ nguyên nhân do đâu? Cách điều trị

Đau xương cổ là một trong những triệu chứng thường gặp phải do ngồi quá lâu, vận động quá mạnh hoặc đau do trở trời. Đôi khi, người bệnh có thể nhầm lẫn tình trạng này cùng với một số bệnh lý khác và có suy nghĩ chủ quan, không có ý định thăm khám và điều trị. Tình trạng này nếu không được tiến hành cải thiện kịp thời có thể là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh lý về cột sống.

Đau xương cổ là dấu hiệu của bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?
Đau xương cổ là dấu hiệu của bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?

Đau xương cổ là dấu hiệu của bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?

Đau xương cổ là một tình trạng đau nhức xương khớp khá phổ biến. Tình trạng này có thể do phần xương cổ bị viêm hoặc bị chấn thương khiến vùng cổ bị đau nhức và cứng khớp. Và tình trạng đau nhức xương khớp ở cổ cũng có thể là một dấu hiệu của một bệnh lý khác đang cảnh báo người bệnh, một trong số đó có thể là bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Thoái hóa đốt sống cổ là hiện tượng viêm và tích tụ canxi ở các dây chằng dọc xương cổ.

Tình trạng đau xương cổ không chỉ là căn bệnh của người già mà còn ở cả người trẻ tuổi, đặc biệt là nhóm dân văn phòng với thói quen ngồi quá lâu tại một chỗ và ít vận động. Tình trạng đau xương cổ nếu không được tiến hành điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều mặt bất lợi đối với công việc cũng như lối sống hằng ngày.

Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đau xương cổ, trong số đó có thể nhắc đến các nguyên nhân tiêu biểu sau:

  • Chấn thương: Phần xương cổ rất dễ bị tổn thương, đặc biệt là khi bị tai nạn do té xe, té ngã do chấn thương. Khi đó, các cơ và dây chằng bị chèn ép quá mức dẫn đến tình trạng viêm, sưng tấy, chảy chất nhầy do phần đĩa đệm bị tổn thương;
  • Tính chất công việc: Với những công việc bưng bê nặng, thường cúi thấp đầu đã khiến cho các đốt sống cổ, dây chằng trở nên lỏng lẻo. Bên cạnh đó, công việc ngồi một chỗ, ít vận động cũng khiến cho dây thần kinh bị chèn ép, từ đó gây nên tình trạng đau nhức;
  • Viêm khớp dạng thấp: Bệnh viêm khớp dạng thấp thường xảy ra ở vùng cổ dẫn đến tình trạng đau nhức và sưng khớp;
  • Loãng xương: Khi xương khớp bị suy yếu có thể khiến xương khớp trở nên lỏng lẻo. Thường tình trạng loãng xương xảy ra ở tay, đầu gối, chân, nhưng cũng có thể xảy ra ở xương cổ;
  • Hẹp cột sống: Tình trạng cột sống hẹp đã gây áp lực lên tủy sống và dọc cột sống, bao gồm cả đốt sống cổ. Việc chèn ép dây thần kinh quá mức đã gây nên tình trạng viêm, sưng, đau.

Ngoài ra, hiện tượng đau xương cổ còn được hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác như: Xương cổ bị nhiễm trùng, do chế độ ăn uống thiếu khoa học, do thói quen sinh hoạt ảnh hưởng đến cột sống, căng thẳng, viêm màng não,… Ở một số trường hợp, chứng đau xương cổ có thể tự tiêu biến mà không cần có tác động của y khoa nhưng cũng có những trường hợp bệnh trở nên nghiêm trọng hơn với các triệu chứng bất thường gây bất lợi về chức năng xương khớp cổ và cả cột sống.

Hiện tượng đau xương cổ có thể là dấu hiệu của một bệnh lý xương khớp nguy hiểm
Hiện tượng đau xương cổ có thể là dấu hiệu của một bệnh lý xương khớp nguy hiểm

Đau xương cổ có nguy hiểm không? Nguy hiểm như thế nào?

Đa phần các đối tượng bị đau xương cổ, nhức mỏi cổ thường hay nhầm lẫn với tình trạng đau vai gáy và chủ quan không tiến hành thăm khám, có suy nghĩ bệnh tình sẽ tự tiêu biến sau một vài ngày hoặc sẽ tự khỏi khi sử dụng thuốc giảm đau. Chính vì những suy nghĩ ấy đã không ít người bệnh phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp cũng như sức khỏe của cơ thể như: Hẹp ống sống cổ, thiếu máu lên não, rối loạn tiền đình, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, thậm chí bị bại liệt. Đây là những biến chứng nguy hiểm của tình trạng đau xương cổ.

Việc điều trị đau xương cổ thường gặp không ít khó khăn, bởi việc điều trị còn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố khác nhau như: tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh lý,… Điều trị chứng đau xương cổ ở thể nhẹ thường dễ điều trị hơn đối với những trường hợp nặng. Do đó, người bệnh cần nhanh chóng tiến hành thăm khám khi bệnh lý ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, bệnh xương khớp nói chung và bệnh đau xương cổ nói riêng thường tỷ lệ khôi phục chỉ dao động từ 70 – 80%.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa?

Không phải mọi trường hợp đau nhức xương cổ đều tự tiêu biến hoàn toàn, tình trạng này có rất dễ tái phát khi chế độ sinh hoạt không đúng hoặc khi trở trời. Chính vì vậy, bạn cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng của bệnh đau xương cổ, điển hình như:

  • Lộ trình tự chăm sóc sức khỏe 1 tuần không giúp triệu chứng đau nhức thuyên giảm;
  • Thuốc giảm đau không phát huy công dụng dù người bệnh sử dụng đúng cách, đúng liều lượng;
  • Tay chân bị yếu cơ, tê cứng và tính linh hoạt dần bị mất đi;
  • Cơn đau ngày một nghiêm trọng hơn, thậm chí lan xuống cánh tay, chân và trải dọc theo đường cột sống;
  • Vùng cổ xuất hiện tình trạng sưng hoặc nổi cục sưng không rõ nguyên do;
  • Sốt, đau đầu, đau cổ họng hay khó nuốt;
  • Cổ trở nên cứng đến mức người bệnh không thể chạm cằm vào ngực hay gặp khó khăn trong việc cúi đầu hoặc xoay đầu;
  • Rối loạn chức năng bàng quang và ruột.
Tiến hành thăm khám khi tình trạng đau xương cổ dần trở nên nghiêm trọng hơn
Tiến hành thăm khám khi tình trạng đau xương cổ dần trở nên nghiêm trọng hơn

Để chẩn đoán bệnh và tìm rõ nguyên nhân gây nên tình trạng đau xương cổ, các bác sĩ chuyên khoa thường đưa ra một số chỉ định cần thiết như xét nghiệm hình ảnh, kiểm tra thể dục, xét nghiệm máu, chụp X – quang, chụp CT Scan, quét MRI, điện cơ hay chọc dò tủy sống cổ. Từ đó sẽ giúp bác sĩ đưa ra những phương án điều trị phù hợp.

Những phương pháp điều trị bệnh đau xương cổ

Tùy vào những nguyên nhân gây ra tình trạng đau xương cổ và mức độ bệnh lý đang mắc phải mà bệnh nhân được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định các phương pháp điều trị cụ thể. Đó có thể là việc sử dụng thuốc, liệu pháp băng và nhiệt, điều trị không dùng thuốc (điều trị tại nhà) hay phẫu thuật. Tuy nhiên, trường hợp phẫu thuật thường ít khi thấy và chỉ áp dụng ở những trường hợp cần thiết. Dưới đây là một số phương pháp điều trị đau xương cổ được phổ biến nhất hiện nay:

Điều trị đau xương cổ bằng việc sử dụng thuốc Tây y

Điều trị bệnh bằng thuốc là một trong những phương pháp điều trị được đa số người bệnh áp dụng để cải thiện bệnh lý. Hiện nay chưa có một loại thuốc đặc trị chứng đau xương cổ nào, tùy vào các triệu chứng để các bác sĩ đưa ra các loại thuốc sử dụng phù hợp. Một số loại thuốc Tây y được chỉ định sử dụng điều trị bệnh đau xương cổ như:

  • Thuốc chống viêm, thuốc giảm đau (Acetaminophen, Ibuprofen,…);
  • Thuốc giãn cơ (Cyclobenzaprine,…): Có tác dụng giảm sự co cơ ở vùng cổ, từ đó giúp giảm đau hiệu quả;
  • Thuốc chống động kinh (Gabapentin, Pregabalin,…): Có tác dụng làm giảm cơn đau do sự chèn ép của các dây thần kinh;
  • Thuốc chống trầm cảm: Một số chứng minh cho thấy thuốc chống trầm có thể giúp làm giảm đau xương cổ do bị thoái hóa.
Sử dụng thuốc trị đau xương cổ theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn để phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra
Sử dụng thuốc trị đau xương cổ theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn để phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra

Việc dùng thuốc sẽ đạt được kết quả tốt nếu người bệnh tuân thủ các chỉ định sử dụng thuốc. Người bệnh không được tự ý mua thuốc về để sử dụng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc không đúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn. Khi cơ thể xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào, bạn cần tìm đến bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn để được hỗ trợ.

Bài thuốc dân gian trị đau xương cổ hiệu quả tại nhà

Một số bài thuốc dân gian cũng được đánh giá khá cao trong việc cải thiện tình trạng đau xương cổ ở thể nhẹ hoặc ở giai đoạn khởi phát. Với bản chất lành tính, hiệu quả, ít tác dụng phụ lại tiết kiệm khá nhiều chi phí điều trị, phương pháp này được khá nhiều người biết đến và áp dụng thành công. Một số bài thuốc dân gian chữa đau xương cổ, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng thực hiện ngay tại nhà:

Dùng lá lốt chữa đau xương cổ:

  • Đem 300 gram cây lá lốt (lá, thân và rễ cây) rửa qua nhiều lần với nước sạch để loại bỏ lớp bụi bẩn và tạp chất;
  • Đem toàn bộ lá lốt vừa được làm sạch thái thành từng đoạn nhỏ rồi đem ngâm cùng với 2 lít rượu trắng;
  • Đậy kín nắp và bảo quản nơi thoáng mát trong vòng 30 ngày là có thể sử dụng;
  • Mỗi lần sử dụng một lượng thuốc rượu vừa đủ để xoa bóp lên vùng cổ bị đau nhức;
  • Thực hiện mỗi ngày để giảm thiểu các cơn đau mang lại, đồng thời tăng sự lưu thông máu, chống tê bì.

Chữa đau xương cổ bằng cây chìa vôi:

  • Chuẩn bị 30 gram cây chìa vôi cùng với cây tầm gửi, dền gai và cỏ xước mỗi vị 20 gram;
  • Đem toàn bộ các nguyên liệu đã được chuẩn bị rửa qua nhiều lần với nước sạch;
  • Cho toàn bộ các vị thuốc trên vào trong nồi cùng với 750 ml nước lọc;
  • Tiến hành đun trên ngọn lửa nhỏ, đun cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng 200 ml là tắt bếp;
  • Chắt lọc lấy phần nước và chia thành nhiều phần nhỏ để sử dụng hết trong ngày.

Dùng ngải cứu chữa đau xương cổ:

  • Đem 300 gram cây ngải cứu rửa sạch bằng nước để loại bỏ lớp tạp chất và bụi bẩn, tốt hơn nên ngâm cùng với nước muối pha loãng để loại bỏ lớp tạp chất và bụi bẩn;
  • Sau đó vớt ra để ráo nước rồi giã cho nát;
  • Chắt lọc lấy phần nước cốt rồi thêm 2 – 3 thìa mật ong nguyên chất và khuấy đều;
  • Dùng thuốc mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối sau mỗi bữa ăn chính khoảng 30 phút;
  • Kiên trì thực hiện liên tục trong 2 tuần để cải thiện tình trạng đau nhức xương cổ.
Trong ngải cứu có chứa nhiều thành phần có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, rất thích hợp để sử dụng chữa đau xương cổ
Trong ngải cứu có chứa nhiều thành phần có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, rất thích hợp để sử dụng chữa đau xương cổ

Cách giảm đau xương cổ tại nhà thay vì dùng thuốc

Bên cạnh việc sử dụng thuốc hay một số bài tập trị liệu, các đối tượng bị đau xương cổ cần kết hợp thêm một số cách giảm đau tại nhà cũng như việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và lối sinh hoạt phù hợp để bệnh tình được cải thiện một cách nhanh chóng:

  • Chườm đá lên vùng xương cổ bị đau để giảm cơn đau nhức. Phương pháp này có tác dụng làm tê liệt tạm thời tình trạng đau nhức;
  • Tăng cường tập thể dục cho cổ mỗi ngày bằng cách massage nhẹ nhàng hoặc động tác duỗi đầu theo chuyển động từ trái sang phải và từ trên xuống dưới theo hình vòng tròn;
  • Hạn chế tối đa việc mang vác nặng cần cúi thấp người;
  • Không nên ngồi quá lâu tại một chỗ hay làm việc quá lâu với màn hình máy tính. Thi thoảng bạn nên dành một ít phút để giải lao, vươn vai và massage cổ nhẹ nhàng để tránh tình trạng chèn ép dây thần kinh quá mức;
  • Sử dụng nước ấm để tắm hoặc để ngâm người. Điều này có thể giúp cho tình trạng đau nhức xương được xoa nhẹ, đồng thời giúp cho các dây thần kinh được thư giãn, tránh bị chèn ép;
  • Nên ngủ tư thế nghiêng người sang một bên hoặc nằm ngửa và sử dụng gối ngủ loại mềm, thấp để tránh bị nhức mỏi cổ, không ngủ kê gối quá cao. Tốt nhất nên sử dụng gối ngủ đặc biệt dành riêng cho người bị đau xương cổ;
  • Không được tự ý sử dụng nẹp cổ khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Bởi việc sử dụng nẹp cổ không đúng cách có thể khiến cho các triệu chứng bệnh lý càng trở nên tồi tệ hơn;
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, nghe nhạc thay vì ôm điện thoại trong thời gian dài;
  • Tăng cường bổ sung cho cơ thể nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như: rau anh, củ quả, hoa quả tươi, các loại sữa, ngũ cốc, thịt,… Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm mà cơ thể bị dị ứng hoặc gây ngứa;
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích hay các loại đồ uống có cồn nếu chưa có thói quen từ bỏ. Những loại đồ uống có cồn hay chất kích thích không được các chuyên gia khuyến khích sử dụng cho các đối tượng bị đau xương cổ.
Tăng cường vận động cơ thể tăng sức khỏe cho cột sống cũng như nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch
Tăng cường vận động cơ thể tăng sức khỏe cho cột sống cũng như nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch

Trên đây là những thông tin về tình trạng đau xương cổ và biện pháp điều trị hiệu quả. Hy vọng bài chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc cải thiện và bảo vệ sức khỏe nói chung và bệnh xương khớp cổ nói riêng. Tuy nhiên, những thông tin vừa được chúng tôi chia sẻ trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo và không thay thế chỉ định hay phương pháp điều trị của y khoa. Do đó, người bệnh nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được giúp đỡ.

Bạn đọc tham khảo thêm: Ngủ dậy bị đau cổ không quay được là bệnh gì?

Ngày Cập nhật 06/03/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *