Dị Ứng Thời Tiết Ở Mặt: Triệu Chứng Và Cách Chữa Hiệu Quả Cao

Vùng da mặt của bạn đang bị mẩn đỏ, nổi mụn vì dị ứng thời tiết? Bạn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu? Phải làm gì để đẩy lùi dị ứng thời tiết ở mặt? Ở bài viết này, chuyên mục sẽ bật mí giúp bạn mẹo nhỏ để chữa khỏi căn bệnh này.

Triệu chứng dị ứng thời tiết ở mặt

Dị ứng thời tiết là tình trạng xảy ra khi hệ miễn dịch cơ thể phản ứng quá mẫn với các tác động bên ngoài của thời tiết, đặc biệt là khi nhiệt độ, độ ẩm thay đổi đột ngột, trời quá nóng hoặc quá lạnh.

Da mặt là vùng da mỏng, yếu, tiếp xúc trực tiếp với môi trường nên dễ bị ảnh hưởng bởi dị ứng thời tiết. Triệu chứng bị dị ứng thời tiết trên mặt thường gặp nhất như:

"<yoastmark

  • Vùng da trán, má, cằm, mũi xuất hiện các mảng da mẩn đỏ, ngứa, khó chịu.
  • Da bắt đầu có hiện tượng dày lên, phù nề, mọc mụn nước.
  • Da khô do thiếu nước dẫn đến thô ráp, xuất hiện vảy, bong tróc.
  • Nổi mề đay cấp tính gây sốt, tụt huyết áp, sốc phản vệ, thậm chí tử vong.

Nguyên nhân gây dị ứng thời tiết ở mặt

Dị ứng thời tiết ở vùng da mặt thường xảy ra vào các giai đoạn giao mùa, mùa hè nóng bức hoặc mùa đông quá lạnh.

Qua hơn một thế kỷ tồn tại, bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh đã chứng minh được chất lượng vượt trội, giúp hàng ngàn bệnh nhân bị nổi mề đay thoát khỏi cảnh mẩn ngứa khó chịu, da dẻ hồng hào và tự tin hơn trong cuộc sống.

Khi nhiệt độ chuyển đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng khiến cơ thể không thích ứng kịp. Hệ miễn dịch bị kích thích sản sinh các kháng nguyên (IgE) và giải phóng lượng lớn Histamin – Nguyên nhân các biểu hiện dị ứng.

Cơ thể con người thích nghi tốt trong khoảng nhiệt từ 20 độ C đến 30 độ C. Khi nhiệt độ nằm ngoài giới hạn này sẽ gây nên dị ứng thời tiết lạnh ở mặt hoặc dị ứng thời tiết nóng ở mặt.

"<yoastmark

Ngoài ra, độ ẩm không khí cũng là nguyên nhân gây dị ứng thời tiết tại da mặt. Khi độ ẩm quá cao hoặc quá thấp kích thích nấm mốc phát triển, thay đổi nồng độ phấn hoa và bụi bẩn trong không khí. Các chất này khi tiếp xúc với da dễ gây viêm nhiễm, dị ứng.

Các cách chữa trị dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ ở mặt

Chữa dị ứng thời tiết có cách, tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh và thể trạng cơ thể, người bệnh có thể lựa chọn nhiều cách chữa khác nhau.

Cách chữa dị ứng thời tiết ở mặt bằng nguyên liệu thiên nhiên

Các trường hợp bị dị ứng thời tiết lạnh nổi mẩn đỏ ở mặt có biểu hiện nhẹ, người mắc phải có thể tự chữa trị tại nhà bằng cách sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên để đắp mặt nạ:

  • Sử dụng nha đam tươi, bỏ vỏ xanh để lại phần thịt trắng bên trong, cắt lát mỏng và đắp trực tiếp lên da khoảng 10 -15 phút.
  • Sử dụng khổ qua (mướp đắng) tươi, sơ chế làm sạch, bỏ hạt, cắt lát mỏng rồi đắp trực tiếp lên da khoảng 10 – 20 phút.
  • Sử dụng hỗn hợp giữa dầu dừa với bột trà xanh, bột yến mạch hoặc baking soda. Pha theo tỷ lệ 2 nước/1 bột tạo thành hỗn hợp sệt, bôi trực tiếp lên mặt, để đến khi khô thì rửa sạch bằng nước.
  • Lòng trắng trứng gà trộn với mật ong cũng có thể đắp mặt. Nếu không có đủ cả 2 nguyên liệu thì có thể dùng 1 trong 2 đều được.
Đắp mặt nạ giúp phục hồi da hư tổn do dị ứng thời tiết
Đắp mặt nạ giúp phục hồi da hư tổn do dị ứng thời tiết

*Lưu ý khi đắp mặt nạ:

  • Vệ sinh da mặt sạch trước và sau khi đắp mặt.
  • Hiệu quả của phương pháp này khá lâu, cần kiên trì thực hiện.
  • Nếu sau khi đắp một thời gian không khỏi hoặc chuyển biến nặng cần đi gặp bác sĩ ngay.

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng thuốc

Đối với trường hợp dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ trên mặt chuyển biến nặng, mề đay nổi xung quanh mắt, triệu chứng kéo dài quá 36 tiếng, người bệnh có thể sử dụng thuốc để kiểm soát và chữa trị nhanh hơn.

2 loại thuốc phổ biến hiện nay là thuốc Đông y và Tây y

  • Thuốc Tây y: Thuốc Phenergan cream, thuốc bôi chứa Menthol 1%, thuốc uống kháng histamin,… là loại phổ biến được dùng trong điều trị dị ứng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng uống bổ sung vitamin C, B để tăng cường sức đề kháng.

Lưu ý: Trong các trường hợp phải dùng thuốc chữa dị ứng thời tiết trên mặt bạn cần rất thận trọng. Trường hợp kích ứng với thuốc có thể khiến dị ứng nặng hơn, tổn thương da sâu và để lại sẹo. Tốt nhất, bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ.

  • Thuốc Đông y: Là các vị thuốc có chiết xuất từ tự nhiên, có tính kháng khuẩn, kháng viêm như diệp hạ châu, hạ khô thảo, bồ công anh, hoàng kỳ, xích đồng… Các vị thuốc này nếu kết hợp theo Tỷ lệ vàng sẽ có tác dụng mát gan, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm sưng, từ đó đẩy lùi bệnh nổi mề đay, dị ứng hiệu quả.

Người bị dị ứng thời tiết ở mặt thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, mất tự tin trong giao tiếp. Đối với người có da mặt mỏng, yếu, càng cần chăm sóc cẩn thận tránh tổn thương sâu dễ để lại sẹo, thâm, mất thẩm mỹ lâu dài.

Ngày Cập nhật 19/06/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *