Điều Trị Viêm Đại Tràng Bằng Tây Y Gồm Những Loại Thuốc Gì?

Điều trị viêm đại tràng bằng tây y là sự kết hợp nhiều loại thuốc với nhau nhằm cải thiện các triệu chứng của bệnh hiệu quả. Vậy đó là những loại thuốc gì, tác dụng của những loại thuốc đó như thế nào vẫn là băn khoăn của nhiều người. Để giải đáp vấn đề này, các bạn hãy theo dõi những thông tin dưới đây.

Điều trị viêm đại tràng bằng tây y

Thuốc Tây dùng điều trị viêm đại tràng thường có nhiều loại khác nhau. Dưới đây là những nhóm thuốc phổ biến.

1. Nhóm thuốc chống viêm

Nhóm thuốc chống viêm nhằm mục đích ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng viêm, loét ở đại tràng. Đồng thời, góp phần ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh. Thông tường các loại thuốc của nhóm này bao gồm có:

  • Sulfasalazine (Azulfidine)
  • Mesalamine (Tidocol, Rowasa…)
  • Balsalazide (Colazal)
  • Olsalazine (Dipentum)

2. Nhóm thuốc chống tiêu chảy

Tiêu chảy là một trong những triệu chứng của viêm đại tràng. Vì thế, để điều trị triệu chứng này, nhóm thuốc chống tiêu chảy với khả năng làm chậm nhu động ruột thường được sử dụng là:

  • Liều dùng là 1 – 6 viên/ngày tùy từng tình trạng bệnh đối với thuốc Iopradium loại 2mg/ viên
  • Sử dụng từ 2 – 3 gói/ngày đối với thuốc Smecta.
  • Mỗi ngày dùng từ 2 – 3 gói đối với thuốc Actapulgite.
Smecta - thuộc nhóm thuốc điều trị tiêu chảy ở viêm đại tràng
Smecta – thuộc nhóm thuốc điều trị tiêu chảy ở viêm đại tràng

Ngoài tác dụng điều trị chứng tiêu chảy, nhóm thuốc này còn góp phần bảo vệ niêm mạc đại tràng.

3. Nhóm thuốc dùng để điều trị táo bón

Táo bón là triệu chứng điển hình của viêm đại tràng. Do đó, để khắc phục tình trạng này, bác sĩ sẽ kê nhóm thuốc điều trị táo bón để sử dụng trong thời gian ngắn. Khi người bệnh đại tiện bình thường thì nhóm thuốc này sẽ không được sử dụng. 

Một số loại thuốc uống được áp dụng:

  • Uống 1-2 gói/ngày đối với loại thuốc Forlax loại 10g/gói 
  • Sử dụng 1-3 gói/ngày đối với thuốc Sorbitol loại 5g/gói 
  • Dùng 1-3 gói/ngày đối với thuốc Duphalac loại 10g/gói
  • Mỗi ngày dùng từ 1-6 gói đối với loại thuốc Igol (thuốc bổ sung chất xơ). Loại thuốc này dùng trong 3 ngày liên tục.

Một số loại thuốc gel, tiêm và bơm trực tràng được chỉ định: Nếu người bệnh bị co thắt đại tràng gây táo bón sẽ được chỉ định sử dụng thuốc Microlax 3ml/ống.

4. Nhóm thuốc giảm đau và chống co thắt

Nhóm thuốc này có tác dụng chống co thắt nhờ vào khả năng làm giãn cơ, hướng cơ. Bên cạnh đó, nhóm thuốc còn có khả năng giảm chướng bụng, đầy hơi và cải thiện chức năng đại tràng bị rối loạn.

Thuốc tiêm: Mỗi ngày dùng 1-3 ống đối với thuốc Phloroglucinol (Spasfon) loại 40mg/ống.

Thuốc uống được chỉ định các loại sau:

  • Liều dùng 4 viên/ngày đối với thuốc Phloroglucinol (Spasfon) loại 80mg/viên.
Thuốc Phloroglucinol giảm đau và chống co thắt do bệnh viêm đại tràng gây ra
Thuốc Phloroglucinol giảm đau và chống co thắt do bệnh viêm đại tràng gây ra
  • Liều dùng trên ngày từ 1-6 viên đối với thuốc Trimebutine (Debridat) loại 100mg/viên.
  • Uống mỗi ngày 2-4 viên đối với thuốc Mebeverine (Duspatalin) loại 100mg/viên.

Thuốc đặt lưỡi: Sử dụng thuốc Phloroglucinol (Spasfon) loại 80mg/ viên ngậm. Liều dùng ngày 2 viên.

5. Nhóm thuốc tiêu diệt khuẩn đường ruột

Nếu đại tràng bị tấn công bởi các loại vi khuẩn thì việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh nhằm tiêu diệt khuẩn đường ruột sẽ được chỉ định. Thông thường sẽ bao gồm các loại thuốc:

  • Sử dụng mỗi ngày 4 viên đối với thuốc Metronidazol 250mg  và 4 viên với thuốc Ciprofloxacin 500mg.
  • Ngày dùng 2 viên đối với thuốc Biseptol 480mg.
  • Một số loại thuốc kháng sinh khác sẽ được chỉ định với liều dùng từ 5 – 7 ngày.

6. Một số loại thuốc khác

  • Thuốc giảm đầy hơi, chướng bụng: Nếu tình trạng chướng bụng, đầy hơi ở người bệnh khá nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ sử dụng một số loại thuốc để cải thiện triệu chứng này. Có thể kể đến như: Motilium – M, Carbophos, Duspatalin, Than hoạt, Sorbitol.
  • Nhóm thuốc an thần kinh: Một số thuốc an thần kinh có thể sẽ được chỉ định như: Dogmatyl, Seduxen, Rotunda,…

Hiệu quả và tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Tây điều trị viêm đại tràng

Thuốc Tây điều trị viêm đại tràng có hiệu quả nhanh, sớm giảm các triệu chứng của bệnh, mang lại sự thoải mái, dễ chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, loại thuốc này thường gây ra rất nhiều tác dụng phụ như:

  • Người bệnh có thể đối mặt với tình trạng buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt.
  • Nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể làm suy giảm chức năng gan thận, dạ dày bị tổn thương, nguy cơ tăng huyết áp, men gan tăng.
  • Dùng thuốc lâu dài có thể gây nhờn thuốc nên hiệu quả sử dụng thuốc ở các lần sau sẽ giảm.
Những tác dụng phụ khi dùng thuốc Tây điều trị viêm đại tràng
Những tác dụng phụ khi dùng thuốc Tây điều trị viêm đại tràng

Những lưu ý khi dùng thuốc Tây y điều trị viêm đại tràng

Vì có nhiều tác dụng phụ nên khi dùng thuốc Tây để điều trị viêm đại tràng, các bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Người bệnh không được tự ý mua thuốc về sử dụng mà cần được bác sĩ chỉ định để đảm bảo liều lượng, cách dùng tùy vào từng tình trạng, mức độ bệnh.
  • Dùng thuốc phải đảm bảo đúng liều, đúng thời gian, tuyệt đối không tự ý thêm bớt bất cứ loại thuốc nào.
  • Khi thấy triệu chứng của bệnh thuyên giảm, tuyệt đối không được dừng thuốc đột ngột khi chưa hết liệu trình mà bác sĩ đã chỉ định.
  • Trong quá trình dùng thuốc Tây điều trị bệnh, bạn cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học và điều độ để phát huy hiệu quả tốt nhất.
  • Tuân thủ lịch tái khám của bác sĩ để theo dõi tiến trình điều trị bệnh. Trên cơ sở này, bác sĩ sẽ cân nhắc để thêm bớt hay giảm liều lượng.

Như vậy, từ những chia sẻ trên đây, các bạn đã biết điều trị viêm đại tràng bằng tây y gồm những loại thuốc gì cũng như những lưu ý khi sử dụng. Hi vọng với những chia sẻ này, các bạn sẽ có thêm kiến thức để việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao nhất.

Tham khảo thêm: Top 15+ thuốc chữa viêm đại tràng được chuyên gia khuyến cáo

Tin xem thêm

Ngày Cập nhật 06/03/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *