Đông Trùng Hạ Thảo Kỵ Gì Và Cần Lưu Ý Gì Khi Sử Dụng

Đông trùng hạ thảo kỵ gì là thông tin mà người sử dụng cần biết, cần tìm hiểu, cần ghi chú lại. Khi sử dụng sai cách không những làm mất đi tác dụng, dược tính của đông trùng mà còn ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh. Cần hết sức lưu ý và ghi nhớ một số điều kiêng kỵ khi sử dụng đông trùng hạ thảo dưới đây.

Những thứ tuyệt đối kiêng kỵ với đông trùng hạ thảo

Vị thuốc nào cũng sẽ những ưu điểm nổi bật và bên cạnh đó cần lưu ý nhiều hơn đến những thứ tối kỵ và đông trùng hạ thảo dược liệu cũng vậy. Tuy là một vị thuốc tốt nhưng nếu sử dụng sai cách, sai đối tượng, kết hợp sai vị thuốc hay chỉ đơn giản là bảo quản không đúng cách cũng khiến chúng bị biến chất và gây hại. Vì thế nên vấn đề đông trùng hạ thảo kỵ gì được làm rõ trước khi sử dụng.

Cùng chuyên trang điểm danh những thứ tối kỵ với đông trùng hạ thảo và phương hướng xử lý tương ứng.

Kim loại – kẻ thù không đội trời chung với đông trùng hạ thảo

Không bảo quản đông trùng hạ thảo trong bình kim loại, không chế biến đông trùng hạ thảo bằng nồi kim loại, không ngâm đông trùng mật ong, rượu bằng bình kim loại…. Không chỉ riêng với đông trùng hạ thảo và với nhiều vị thuốc khác đều được khuyến cáo không nên chế biến và bảo quản bằng đồ kim loại.

Nên chế biến đông trùng bằng nồi đất để đảm bảo dưỡng chất và an toàn
Nên chế biến đông trùng bằng nồi đất để đảm bảo dưỡng chất và an toàn

Lý do được nhắc đến nhiều nhất do khi ở nhiệt độ đun nấu cao thành phần trong đông trùng có thể phản ứng hóa học với gốc kim loại. Phản ứng này có thể tạo ra kết tủa không tốt cho sức khỏe hoặc làm thay đổi thành phần định tính cũng như dược tính của đông trùng. 

Ngay cả ở điều kiện thường khi có chất xúc tác như rượu, mật ong cũng có khả năng phát sinh phản ứng hóa học. Khi sử dụng không có tác dụng mà còn có thể khiến người bệnh dị ứng với hợp chất sau phản ứng hoặc bị ngộ độc. 

Hướng xử lý: Nên dùng nồi đất, nồi sứ để chế biến đông trùng, bảo quản đông trùng trong bình thủy tinh đậy kín nắp hoặc bảo quản lạnh.

Đông trùng hạ thảo kỵ gì – Nhiệt độ cao và thời gian chế biến quá lâu

Nhiệt độ là yếu tố quyết định lượng dưỡng chất còn lại của đông trùng sau khi chế biến. Nhiều người vẫn có một quan niệm thiển cận rằng đun nấu thật lâu để dưỡng chất trong đông trùng ngấm ra ngoài nhiều hơn. Đó là suy nghĩ sai lầm và vô tình làm mất đi dưỡng chất có trong đông trùng. Ngay cả khi mới thu hái và sơ chế, sấy khô cũng phải sấy thăng hoa theo quy chuẩn để dưỡng chất không bị thất thoát. 

Chính vì vậy nhiệt độ cao vào thời gian chế biến cũng được liệt vào danh sách câu trả lời cho câu hỏi đông trùng hạ thảo kỵ gì. 

Hướng xử lý: Chỉ nên chế biến đông trùng hạ thảo trong khoảng 1 – 2 giờ, khi nấu nên đậy kín nắp và nên sử dụng ngay sau khi chế biến, không để ngoài quá lâu. 

Đồ ăn cay nóng không nên góp mặt cùng với đông trùng

Đồ ăn cay nóng không có phản ứng với đông trùng hạ thảo như những đồ ăn này khiến đông trùng không phát huy được công dụng của nó, lãng phí hàm lượng dưỡng chất. 

Mỳ cay một trong những món ăn không nên có trong trong thực đơn của người đang sử dụng đông trùng hạ thảo
Mỳ cay một trong những món ăn không nên có trong trong thực đơn của người đang sử dụng đông trùng hạ thảo

Đồ ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ cũng không nên sử dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe đặc biệt là với hệ tiêu hóa và tim mạch.

Đông trùng hạ thảo kỵ gì – Kỵ với một số đối tượng sử dụng

Dù đông trùng hạ thảo có vô vàn những công dụng để bồi bổ cơ thể và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng vị thuốc quý này. 

Một số nhóm đối tượng cần tránh xa đông trùng hạ thảo như: 

  • Người bị máu khó đông (chứng rối loạn đông máu): Công dụng của đông trùng là tăng cường lưu thông máu và kích thích sản sinh hồng cầu sẽ gây nhiều bất lợi cho người bị máu khó đông. 
  • Nhóm người bị bệnh tự miễn (rối loạn hệ thống miễn dịch): Đông trùng hạ thảo giúp cơ thể tăng cường miễn dịch và kháng lại vi khuẩn nhưng nó lại kích thích ngược với những người bị vảy nến, viêm da cơ địa, suy giảm tiểu cầu, viêm tuyến giáp …
  • Trẻ em dưới 5 tuổi: Đông trùng hạ thảo có vị ngọt, tính ấm không thích hợp với trẻ em dưới 5 tuổi cơ thể cũng có tính nóng. Hơn nữa các cơ quan chưa phát triển hoàn thiện không thể hấp thụ được lượng dưỡng chất quá lớn từ đông trùng có thể gây ra một số biến chứng như dị ứng, co giật …
  • Người đang bị sốt hoặc cảm lạnh: Đông trùng có tính nóng làm cơn sốt tăng cường khiến người bệnh sốt cao hơn có thể dẫn đến co giật. 
  • Phụ nữ đang có bầu: Người mang thai tuyệt đối không nên sử dụng đông trùng hạ thảo trong 3 tháng đầu thai kỳ, đông trùng có tính nóng gây nóng trong và dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Sau 3 tháng có thể bổ sung đông trùng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.
  • Người chuẩn bị phẫu thuật: Đông trùng hạ thảo kích thích sinh hồng cầu nên khi chuẩn bị phẫu thuật không nên sử dụng. Đông trùng khiến máu khó đông ảnh hưởng không tốt đến kết quả phẫu thuật. 
  • Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt: Đông trùng có thể kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn, gây nên rong kinh, thiếu máu, hoa mắt chóng mặt. 

Đông trùng hạ thảo kỵ gì – Kỵ với một số loại thuốc tây

Đông trùng luôn được khuyến cáo không nên sử dụng cùng với thuốc Tây vì nếu không có chỉ định của bác sĩ. Bởi một số loại thuốc tây phản ứng với thành phần của đông trùng có thể gây ra tác dụng phụ hoặc làm giảm công dụng.

Thuốc tây có thể phản ứng hóa học với một số thành phần có trong đông trùng làm mất đi tác dụng
Thuốc tây có thể phản ứng hóa học với một số thành phần có trong đông trùng làm mất đi tác dụng

Đặc biệt là một số thuốc có tên sau đây:

  • Thuốc ức chế và ngăn chặn sự phát triển tế bào ung thư ở các giai đoạn.
  • Thuốc làm suy giảm hệ thống miễn dịch như Prograf, Orthoclone OKT3 hay Neoral, Cellcept…
  • Thuốc điều trị bệnh tự miễn như da liễu, viêm khớp dạng thấp, thuốc chống viêm …

Trên đây là những điều mà người dùng nên ghi chú lại để biết cách sử dụng sao cho đúng và đảm bảo an toàn. Đông trùng tuy tốt nhưng nếu dùng sai cách và sai người vừa lãng phí tiền của mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ngoài ý muốn.

Lưu ý khi sử dụng đông trùng hạ thảo để tốt nhất cho sức khỏe

Đông trùng hạ thảo kỵ gì cần tránh xa thứ đó là điều cần thiết nếu như muốn bồi bổ và điều trị bệnh với đông trùng hạ thảo. Ngoài ra khi sử dụng trùng thảo người dùng cũng cần phải có thêm một số kiến thức cơ bản sau: 

  • Luôn luôn ghi nhớ những đối tượng, bệnh lý, vật dụng tối kỵ với đông trùng hạ thảo.
  • Nên sử dụng đúng liều lượng, không được lạm dụng, khi một lượng đông trùng quá lớn được dung nạp vào cơ thể không hấp thụ hết được gây lãng phí. Bên cạnh đó lượng đông trùng quá lớn gây phản ứng ngược và mất đi tác dụng. 
  • Mua đông trùng ở địa chỉ uy tín, lựa chọn đông trùng thật kỹ, không dùng đông trùng đã bị nấm mốc, ngả màu. 
  • Xây dựng lối sống khoa học, kết hợp sử dụng đông trùng với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện hợp lý.
  • Không nên sử dụng các loại thức uống có cồn, có ga, các loại chất kích thích làm mất đi tác dụng của đông trùng.
  • Cần bảo quản đông trùng đúng cách để đông trùng không bị nấm mốc, mối mọt. Nên bảo quản lạnh với đông trùng tươi và đông trùng khô có thể bảo quản lạnh hoặc để ở nơi khô ráo, tránh để đông trùng hạ thảo tiếp xúc trực tiếp với nắng mặt trời.

Đông trùng hạ thảo kỵ gì và nên sử dụng như thế nào chắc hẳn bạn đọc đã có được câu trả lời. Đừng làm mất đi công dụng của một vị thuốc quý, lãng phí tiền bạc chỉ vì thiếu kiến thức cơ bản nhất về đông trùng hạ thảo. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến đông trùng hạ thảo bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp hotline hoặc gửi thông tin về hòm thư để được tư vấn. 

Ngày Cập nhật 07/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *