Ghẻ chàm hóa là bệnh gì? Cách nhận biết và điều trị đúng

Ghẻ chàm hóa là một dạng tiến triển của bệnh ghẻ. Bệnh xuất hiện khi bệnh ghẻ xảy ra kéo dài mà không có biện pháp can thiệp và không điều trị đúng cách. Bệnh không gây nguy hiểm và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, bệnh có khả năng lây lan và phát triển trên diện rộng. Từ đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ.

Ghẻ chàm hóa là bệnh gì? Cách nhận biết và điều trị đúng
Thông tin cơ bản xoay quanh bệnh ghẻ chàm hóa, cách nhận biết, phương pháp chẩn đoán, cách điều trị đúng và chế độ sinh hoạt phù hợp

Bệnh ghẻ chàm hóa là gì?

Bệnh ghẻ chàm hóa là một dạng tiến triển của bệnh ghẻ (tên khoa học: Scabiei). Đây là một bệnh ngoài da hình thành do con ghẻ có tên khoa học là Sarcoptes scabiei xâm nhập. Khi gặp điều kiện thuận lợi, Sarcoptes scabiei xâm nhập vào da, sau đó sinh sôi và phát triển mạnh bằng cách đào vào bên dưới lớp da để làm tổ. Vị trí thường bị tác động là lớp sừng trên da.

Quá trình phát triển, đào dưới da và làm tổ của Sarcoptes scabiei khiến bệnh ghẻ ngoài da hình thành. Không chỉ ở người, bệnh cũng có thể xảy ra ở một số động vật. Bao gồm: Mèo, chó, lợn, ngựa…

Vòng đời của con ghẻ (Sarcoptes scabiei) đi qua 4 giai đoạn chính, đó là:

  • Giai đoạn trứng xuất hiện và có hình dạng từ 0,10 – 0,15 mm.
  • Sau khoảng thời gian từ 3 – 4 ngày, trứng nở, ấu trùng bắt đầu có dấu hiệu đào sâu xuống bề mặt da. Trong thời gian này những triệu chứng của bệnh ghẻ bắt đầu xuất hiện.
  • Sau 3 – 4 ngày tiếp theo, con ghẻ lột xác nhiều lần và sẽ ngưng lại cho đến khi trưởng thành.
  • Cái ghẻ lớn bắt đầu giao phối và đào hang dưới da để tiếp tục đẻ trứng mới.

Trong trường hợp bệnh nhân không có phương pháp phù hợp để diệt trừ con ghẻ và điều trị bệnh ghẻ, bệnh ghẻ chàm hóa sẽ hình thành và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.

Bệnh ghẻ chàm hóa là một dạng tiến triển của bệnh ghẻ (Scabiei)
Bệnh ghẻ chàm hóa là một dạng tiến triển của bệnh ghẻ (Scabiei) – một bệnh ngoài da hình thành do con ghẻ có tên khoa học là Sarcoptes scabiei xâm nhập

Đối tượng dễ mắc bệnh ghẻ chàm hóa

Bệnh thường xuất hiện ở nhóm đối tượng sau:

  • Những người sinh sống và làm việc trong môi trường chật chội, không đảm bảo vệ sinh, ẩm thấp sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác.
  • Những người có tiền sử hoặc đang mắc bệnh ngoài da như: Viêm da cơ địa, bệnh chàm eczema, bệnh viêm da tiếp xúc… Những bệnh lý này sẽ khiến cho hàng rào bảo vệ da bị suy giảm.
  • Người sử dụng vật dụng cá nhân hoặc tiếp xúc trực tiếp với những bệnh nhân đang mắc bệnh ghẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao. Do bệnh ghẻ có thể lây nhiễm từ cơ thể người này sang cơ thể người khác.
  • Người có hệ thống miễn dịch suy yếu do ăn uống không đủ chất hoặc do mắc bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người có hệ thống miễn dịch tốt.

Nguyên nhân gây bệnh ghẻ chàm hóa

Nguyên nhân chủ yếu khiến bệnh ghẻ chàm hóa hình thành và phát triển là bệnh bệnh ghẻ (Scabiei) và sự phát triển, sinh sôi của con ghẻ mang tên Sarcoptes scabiei.

Nguyên nhân gây bệnh ghẻ chàm hóa
Nguyên nhân gây bệnh ghẻ chàm hóa là bệnh bệnh ghẻ (Scabiei) và sự phát triển, sinh sôi của con ghẻ mang tên Sarcoptes scabiei

Triệu chứng của bệnh ghẻ chàm hóa

Khi tác nhân gây hại xâm nhập vào da, sinh sôi, đào hang và đẻ trứng, người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng khó chịu trong một khoảng thời gian ngắn. Đối với một số trường hợp nghiêm trọng, triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện kéo dài từ 4 – 6 tuần hoặc hơn.

Những triệu chứng điển hình mà bệnh nhân bị ghẻ chàm hóa có thể gặp phải:

  • Ngứa ngáy dữ dội hoặc âm ỉ. Đa phần triệu chứng ngứa ngáy sẽ bùng phát dữ dội vào ban đêm. Bởi ban đêm là thời điểm mà con ghẻ phát triển, hoạt động mạnh, đào sâu vào da và đẻ trứng.
  • Ngoài triệu chứng ngứa ngáy, vùng da bị ghẻ của người bệnh còn hình thành thêm nhiều mụn nhọt.
  • Vùng da bệnh bị nổi mụn nước, xuất hiện vảy bong tróc ra ngoài.
  • Khi sử dụng tay hoặc đồ vật để gãi, vùng da bị bệnh sẽ hình thành nên những vết loét trên bề mặt của da.

Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau. Tuy nhiên bệnh xuất hiện phổ biến nhất ở kẽ tay, khuỷu tay, nách, cổ tay.

Bệnh ghẻ thường xuất hiện dai dẳng và rất dễ phát triển mạnh để trở thành bệnh mạn tính. Ngay sau khi bệnh phát triển mạnh và ở giai đoạn nặng, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với những tổn thương da, nhiễm trùng, viêm loét và có cảm giác ngứa ngáy da dữ dội.

Ở những trường hợp đặc biệt, da của bệnh nhân sẽ dày lên sau khi mắc bệnh. Đồng thời sẫm màu, những triệu chứng của bệnh tái phát nhiều lần gây mất thẩm mỹ.

Triệu chứng của ghẻ chàm hóa
Triệu chứng của bệnh ghẻ chàm hóa gồm ngứa ngáy dữ dội, nổi mụn nhọt, nổi mụn nước, xuất hiện vảy bong tróc ra ngoài

Phương pháp chẩn đoán bệnh ghẻ chàm hóa

Bệnh ghẻ chàm hóa cần phải được chẩn đoán sớm. Tốt nhất là nên chẩn đoán ngay khi bệnh ghẻ xuất hiện để được điều trị. Dựa vào những triệu chứng lâm sàng, kết quả của những biện pháp xét nghiệm như soi dưới kính hiển vi, trích da… bác sĩ chuyên khoa có thể xác định được sự xuất hiện của con ghẻ cũng như phát hiện ra ổ ấu trùng.

Sau khi thực hiện các phương pháp chẩn đoán và có kết quả chính xác, bác sĩ chuyên khoa sẽ đề ra hướng chăm sóc, phác đồ điều trị thích hợp với từng mức độ tổn thương và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Bệnh ghẻ chàm hóa được điều trị bằng cách nào?

Để điều trị bệnh ghẻ chàm hóa, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng đơn thuốc có chứa những loại thuốc và chất diệt ký sinh trùng. Phổ biến nhất là chữa bệnh bằng những loai thuốc điều trị tại chỗ có chứa những hoạt chất phù hợp như kem bôi, thuốc mỡ… 

Thông thường việc điều trị bệnh ghẻ hay bệnh ghẻ chàm hóa sẽ áp dụng chung cho các thành viên trong gia đình cũng như những người sống chung với bệnh nhân. Điều này sẽ giúp ngăn chặn được sự lây lan con ghẻ từ người này sang người khác.

Tùy thuộc vào từng yếu tố, trường hợp cụ thể, bác sĩ chuyên khoa có thể sẽ yêu cầu bạn sử dụng những loại thuốc dưới đây:

  • Benzyl benzoat lotion 25%: Benzyl benzoat lotion 25% là một loại thuốc có khả năng kiểm soát bệnh ghẻ và những triệu chứng của bệnh trên bề mặt da.
  • Kem Permethrin 5%: Kem Permethrin 5% dùng trong bệnh ghẻ chàm hóa mang tác dụng tiêu diệt con ghẻ và trứng ghẻ. Loại thuốc này sẽ được bác sĩ yêu cầu sử dụng khi bệnh xảy ra ở bệnh nhân là ngưởi lớn và trẻ em trên 2 tháng tuổi.
  • Thuốc mỡ lưu huỳnh hàm lượng 10%: Thuốc mỡ lưu huỳnh hàm lượng 10% là thuốc thường được dùng trong điều trị rối loạn da, bệnh ghẻ và một số bệnh ngoài da khác như viêm da tiết bã. Tuy nhiên loại thuốc này chỉ được sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Nếu sử dụng bừa bãi, thuốc có thể gây kích ứng da và gây nhiều tác dụng phụ khác.
  • Kem bôi ngoài da (crotamiton hàm lượng 10%): Một số loại kem bôi ngoài da như crotamiton hàm lượng 10% có thể được sử dụng cho những trường hợp nghiêm trọng. Thời gian sử dụng thuốc là từ 1 – 2 ngày.

Tất cả những loại thuốc dùng trong điều trị bệnh ghẻ chàm hóa đều cần phải có sự chỉ định và hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua và tự ý sử dụng thuốc để tránh gây nguy hiểm, bệnh phát triển theo chiều hướng xấu.

Điều trị bệnh ghẻ chàm hóa
Để điều trị bệnh ghẻ chàm hóa, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng đơn thuốc có chứa những loại thuốc và chất diệt ký sinh trùng

Chế độ sinh hoạt cho người bị ghẻ chàm hóa

Trong quá trình điều trị bệnh ghẻ chàm hóa, người bệnh cần áp dụng những biện pháp chăm sóc da và có chế độ sinh hoạt phù hợp. Điều này sẽ giúp bạn hỗ trợ tốt quá trình điều trị, rút ngắn thời gian chữa bệnh. 

Chế độ chăm sóc da và chế độ sinh hoạt cho bệnh nhân như sau:

  • Sử dụng những sản phẩm chăm sóc da, dưỡng ẩm da phù hợp, có nguồn gốc từ thiên nhiên, không chất tạo màu, không chất tạo mùi hương để tránh gây kích ứng da. Để chọn được một sản phẩm phù hợp, người bệnh nên nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia da liễu.
  • Uống đủ nước, bổ sung vào khẩu phần ăn những loại thực phẩm giàu vitamin, chất chống oxy hóa để làm ẩm da, nâng cao hệ thống miễn dịch và thúc đầy quá trình tái tạo da.
  • Người bệnh nên mặc những bộ quần áo mang chất liệu cotton, thoáng mát, rộng rãi, thấm hút tốt. Bạn cần tránh mặc những bộ quần áo có vải dày, nóng nực, bó chặt, bí hơi… Bởi trang phục này sẽ cọ xát và khiến tình trạng ngứa da của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Khi có cảm giác ngứa ngáy, người bệnh không nên gãi, chà xát mạnh vào da. Bởi hành động này có thể khiến triệu chứng ngứa ngáy bùng phát nghiêm trọng hơn. Đồng thời làm tổn thương da, nhiễm khuẩn, bong tróc da và phát sinh ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác. Để cải thiện triệu chứng ngứa da, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ và sử dụng những loại thuốc chống ngứa phù hợp.
Chế độ sinh hoạt cho người bị ghẻ chàm hóa
Khi có cảm giác ngứa ngáy, người bệnh không nên gãi, chà xát mạnh vào da bởi hành động này có thể khiến triệu chứng ngứa ngáy bùng phát nghiêm trọng hơn

Bài viết là những thông tin cơ bản xoay quanh bệnh ghẻ chàm hóa, cách nhận biết, phương pháp chẩn đoán, cách điều trị đúng và chế độ sinh hoạt phù hợp. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên bệnh có nhiều triệu chứng gây khó chịu làm ảnh hưởng đến cuộc sống và gây mất thẩm mỹ. Vì thế ngay sau khi bệnh xuất hiện, bạn nên đến các cơ sở y tế để khám bác sĩ và áp dụng phương pháp điều trị thích hợp.

Ngày Cập nhật 24/07/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *