Hắc Lào Ở Mặt: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Nhanh

Hắc lào ở mặt xuất hiện với các vết hoặc đốm tròn ở mặt, gây ngứa ngáy dữ dội. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể lan rộng làm tổn thương và để lại các vết sẹo trên da, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ khuôn mặt. Không những thế, bệnh còn gây tác động xấu đến tâm lý, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Vậy, điều trị hắc lào bằng cách nào hiệu quả, an toàn? Bài viết sau đây sẽ giúp độc giả lựa chọn được giải pháp thảo dược tối ưu nhất cho căn bệnh này.

Hắc lào ở mặt
Hắc lào ở mặt – Nguyên nhân do đâu, cách điều trị như thế nào?

Hắc lào ở mặt là gì?

Hắc lào ở mặt là hiện tượng nhiễm trùng da do vi nấm gây nên. Bệnh hình thành chủ yếu là do 3 loại nấm sau đây:

  • Trichophyton
  • Epidermophyton
  • Microsporum

Theo các chuyên gia, các loại vi nấm này thường phát triển mạnh trên bề mặt da và gây tổn thương bề mặt da mà nó khu trú. Bệnh thường xuất hiện với các triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát,… trên bề mặt da. Bệnh nếu không điều trị triệt để có thể lan rộng từ mặt sang da đầu, vùng mép tai, sau gáy,…

Đặc biệt, da mặt rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương và để lại sẹo xấu. Nhiều trường hợp hắc lào ở mặt gây biến chứng bội nhiễm, tổn thương sâu và khó điều trị. Hắc lào chàm hóa ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ của người bệnh. Chính vì vậy, người bệnh không nên chủ quan với các triệu chứng hắc lào mà nên chủ động khám chữa sớm bằng phương pháp hiệu quả và an toàn.

Nguyên nhân gây hắc lào ở mặt

Như đã đề cập ở trên, bệnh hắc lào ở mặt hình thành chủ yếu là do vi nấm gây nên. Bên cạnh đó, bệnh xuất hiện cũng có thể do các nguyên nhân sau đây:

  • Sức đề kháng, hệ miễn dịch suy yếu: Theo các chuyên gia, hệ miễn dịch kém đồng nghĩa với việc cơ thể không thể tự bảo vệ hoặc ngăn chặn sự tấn công của tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, nấm hoặc vi rút). Chính vì vậy, những đối tượng có sức đề kháng yếu thường có nguy cơ mắc bệnh hắc lào cao, bao gồm cả hắc lào ở mặt.
  • Điều kiện vệ sinh kém: Theo đánh giá của Bộ Y tế, vệ sinh cá nhân hoặc vệ sinh môi trường sống kém thường làm tăng nguy cơ mắc bệnh hắc lào ở mặt và các bệnh da liễu khác.
  • Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn: Việc thiếu hụt dưỡng chất từ chế độ ăn được xem là một trong những nguyên nhân gây hắc lào.
  • Tiếp xúc với người bị bệnh hoặc vật, đồ vật chứa mầm bệnh: Hắc lào là bệnh có tính chất lây lan từ người sang người hoặc từ động vật, đồ dùng sang người. Do đó, việc thân mật với người thân hoặc động vật bị bệnh chính là yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh. Ngoài ra, dùng chung khăn tắm, khăn lau mặt hoặc vật dụng cá nhân của người mắc bệnh cũng là nguyên nhân gây hắc lào ở người khỏe mạnh.

Ngoài những nguyên nhân nêu trên, hắc lào ở mặt cũng có thể hình thành do sinh sống ở môi trường ẩm ướt.

Triệu chứng bệnh hắc lào ở mặt

Tương tự như bệnh hắc lào (lác đồng tiền), hắc lào ở mặt cũng hình thành với các triệu chứng sau:

  • Nổi mẩn viêm ở trên mặt với các mảng vá dạng tròn hoặc cũng có thể là hình dạng khác
  • Các mảng viêm này phát triển lan rộng với đường viền tổn thương có màu đậm hơn vùng bên trong
  • Phát ban xuất hiện ở tai, trán, cằm, má, mũi và các vòng quanh mắt

Ngoài những biểu hiện này, ngay tại vị trí xuất hiện mảng vá, phát ban, bệnh còn xuất hiện các nốt đỏ rải rác hoặc mụn nước. Các triệu chứng này khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, nóng rát và khó chịu. Thông thường, mức độ này thường tăng dần lên, nhất là khi bệnh nhân tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. 

Triệu chứng hắc lào ở mặt ở trẻ em

Ở trẻ nhỏ, bệnh hắc lào ở mặt thường có triệu chứng giống người lớn. Tuy nhiên, mức độ lây nhiễm ở trẻ nhỏ thường cao hơn người lớn nếu không được chữa trị kịp thời. Đồng thời, biến chứng do bệnh để lại ở trẻ thường trầm trọng hơn, gây ảnh hưởng xấu đến cả tâm lý và thẩm mỹ ngoại hình của trẻ.

Đặc biệt, ở những người lớn và trẻ em có hệ miễn dịch kém, hắc lào ở mặt có thể xâm nhập sâu dẫn đến nhiễm trùng. Do đó, khi gặp phải triệu chứng bệnh, không chỉ riêng trẻ nhỏ, ngay cả người lớn cũng cần thăm khám và can thiệp y tế sớm.

Triệu chứng hắc lào ở mặt ở trẻ em
Triệu chứng hắc lào ở mặt ở trẻ em có nét giống biểu hiện bệnh hắc lào ở mặt ở người lớn

Chẩn đoán hắc lào ở mặt

Thông thường, bác sĩ sẽ kiểm tra hắc lào ở mặt bằng cách kiểm tra da ở mặt thông qua triệu chứng lâm sàng. Bên cạnh đó, họ cũng có thể dùng đèn Wood Light để kiểm tra da và các khu vực bị ảnh hưởng. Ngoài ra, để có thể đưa ra kết quả chẩn đoán nhiễm vi nấm chính xác, nhân viên y tế thường yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm sau:

  • Nuôi cấy nấm hoặc sinh thiết da: Bác sĩ sẽ lấy một mẫu da ngay tại vùng da tổn thương. Sau đó đưa đến phòng thí nghiệm và tiến hành phân tích, kiểm tra sự hiện diện của loại vi nấm gây bệnh
  • Kiểm tra KOH (Kali Hydroxit): Nhân viên y tế sẽ sử dụng dụng cụ y tế chuyên biệt lấy một ít mẫu da tại vị trí nghi ngờ nhiễm bệnh đưa đi kiểm tra KOH. Họ sẽ đặt mẫu da lên phiến kính rồi nhỏ dung dịch Kali Hydroxit lên. Hoạt chất này giúp phá vỡ tế bào da bình thường. Do đó giúp quan sát vi nấm dễ dàng hơn dưới kính hiển vi.

Điều trị bệnh hắc lào ở mặt

Sau khi có kết quả chẩn đoán, tùy thuộc vào mức độ tổn thương trên mặt, nhân viên y tế sẽ đề nghị liệu pháp trị liệu thích hợp với từng đối tượng bệnh. 

Chữa hắc lào ở mặt bằng phương pháp tự nhiên 

Trong trường hợp hắc lào nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp tự nhiên sau đây để kiểm soát tình trạng bong tróc hoặc ngứa ngáy, nổi mảng đỏ ở da.

  • Nghệ: Không chỉ được sử dụng như loại gia vị tạo màu và làm tăng tính hấp dẫn của món ăn, dược liệu này còn có tác dụng hỗ trợ điều trị vi nấm tại nhà. Nhờ chứa lượng lớn hoạt chất sinh học cao – Curcumin, nghệ có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm và chống oxy hóa. Do đó, chúng giúp ức chế và tiêu diệt sự phát triển của vi nấm gây hắc lào. Để khắc phục triệu chứng bệnh, người bệnh sử dụng 1 muỗng cà phê tinh bột nghệ trộn với ít mật rồi thoa đều lên vùng da bị tổn thương. Thực hiện đều đặn 2 lần mỗi ngày.
  • Giấm táo: Dược liệu có tính acid cao, có tác dụng tiêu diệt vi nấm và giảm viêm. Bên cạnh đó, giấm táo còn có công dụng làm khô và ngăn ngừa lây nhiễm hắc lào. Cách thực hiện đơn giản, bệnh nhân pha loãng giấm táo với nước ấm. Sau đó dùng bông gòn thấm dung dịch bôi lên vùng da bị bệnh. Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày để cải thiện hắc lào ở mặt
  • Dầu dừa: Nguyên liệu tự nhiên có tác dụng giúp giảm viêm và giảm tỷ lệ lây nhiễm bệnh. Không những thế, dầu dừa còn giúp làm mềm da và cải thiện tình trạng bong tróc hoặc ngứa trên da. Nếu muốn áp dụng phương pháp chữa bệnh dân gian này, bệnh nhân nên thoa đều đặn 3 lần mỗi ngày
  • Dầu cây chè: Để kiểm soát và khắc phục bệnh hắc lào ở mặt, bệnh nhân cũng có thể dùng dầu cây chè. Thông thường, để tăng tính hiệu quả và giảm thiểu nguy cơ rủi ro do tác dụng phụ, bệnh nhân nên kết hợp chung dầu cây chè với một số dầu khác như dầu hoa oải hương, dầu dừa hoặc dầu ô liu. Bôi hỗn hợp dầu này lên vùng da bị bệnh 2 lần mỗi ngày giúp giảm ngứa và đau rát
  • Tinh dầu Oregano: Tinh dầu có khả năng chống nấm mạnh. Do đó, có thể dùng để chữa hắc lào ở háng, mặt hoặc các bộ phận khác. Tuy nhiên, không nên dùng tinh dầu Oregano bôi trực tiếp lên mặt. Bởi chúng chứa hoạt chất mạnh có thể làm tăng nguy cơ kích ứng da mặt khiến bệnh thêm trầm trọng. Do đó, trước khi sử dụng, bệnh nhân nên pha loãng với dầu dừa hoặc dầu ô liu

Lưu ý: Trước khi thực hiện nên vệ sinh mặt và tay chân sạch sẽ bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý.

điều trị hắc lào ở mặt
Điều trị hắc lào ở mặt bằng tinh dầu Oregano

Trị hắc lào ở mặt bằng thuốc Tây

Một số loại thuốc không kê đơn hoặc kem chống nấm da thường được khuyến nghị sử dụng như Terbinafine, Clotrimazole và Miconazole. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc uống hoặc bôi ngoài sau đây để giảm mức độ ngứa hoặc khó chịu do bệnh gây ra.

  • Thuốc an thần: Thuốc được chỉ định dùng trong các trường hợp bệnh gây ngứa nhiều vào ban đêm, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bên cạnh đó, thuốc an thần cũng được dùng ở những đối tượng bị bệnh hắc lào ở mặt kèm theo triệu chứng lo âu hoặc hồi hộp.
  • Thuốc kháng nấm dạng uống: Bao gồm Itraconazole, Griseofulvin, Fluconazole hoặc Terbinafine,… Các loại thuốc chống nấm này thường được chỉ định điều trị bệnh trong trường hợp nặng. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích điều trị, các loại thuốc này cũng có thể gây tác dụng phụ đến sức khỏe. Do đó, bệnh nhân cần dùng đúng liều và lượng theo chỉ định của bác sĩ

Ngoài các biện pháp điều trị hắc lào ở mặt nêu trên, người bệnh cũng có thể sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có tính kháng nấm tại nhà để cải thiện triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, không nên dùng sản phẩm chứa chất kích thích, chất bảo quản hoặc chất tạo mùi nhằm tránh tác dụng phụ làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh. 

Hiệu quả của quá trình điều trị hắc lào không chỉ dừng lại ở việc làm mất đi các triệu chứng bên ngoài da mà còn đòi hỏi loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh, đồng thời khôi phục làn da, ngăn trở tái phát. Chính vì vậy, các mẹo dân gian, thuốc Tây bôi ngoài da chưa giải quyết được căn nguyên bệnh. Hắc lào sẽ lại tái phát và có xu hướng nặng hơn. Mặt khám tác dụng phục của thuốc Tây gây teo da, rạn da và tình trạng bội nhiễm da do áp dụng mẹo dân gian khiến nhiều người lo ngại.

Điều trị hắc lào ở mặt hiệu quả nhất nhờ thảo dược Đông y

Theo quan niệm của Đông y, hắc lào gây ra do ngoại tà xâm kích. Khi gặp cơ thể tích tụ nhiều độc tố, khí đới ứ trệ, can thận suy âm sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hình thành bệnh. Bởi vậy, thay vì tập trung điều trị biểu hiện, cần một bài thuốc tác động sâu vào cơ quan nội tại. Thảo mộc đặc trị lang ben hắc lào của Trung tâm Thuốc dân tộc là một trong số ít bài thuốc làm được điều đó.

Bài thuốc được bào chế từ hơn 20 loại thảo dược quý hiếm, trải qua quá trình chọn lọc giống gắt gao tại nhiều vườn thảo dược khác nhau. Cùng với đó là quy trình chăm sóc hữu cơ, không sử dụng chất kích thích, đảm bảo 100% nguyên liệu đạt chuẩn Quốc tế GACP – WHO. Không chỉ đề cao yếu tố lành tính, bài thuốc còn giữ được tối đa dược tính có trong các sản phẩm.

Thảo mộc đặc trị lang ben hắc lào là giải pháp hoàn hảo nhất giúp người bệnh đẩy lùi nỗi lo về bệnh hắc lào. Chứa đựng tinh túy từ hơn 100 bài thuốc cổ truyền, bài thuốc với cơ chế hoạt động khoa học, chặt chẽ đảm bảo đem lại hiệu quả toàn diện nhất chỉ sau 1 liệu trình.

>> Xem chi tiết: Thảo dược Đông y đặc trị hắc lào “một đi không trở lại”

Nguyên tắc điều trị lang ben - hắc lào theo Đông y
Nguyên tắc điều trị lang ben – hắc lào theo Đông y
  • Giai đoạn 1: Đào thải độc tố ẩn sâu dưới da và cơ quan nội tạng. 
  • Giai đoạn 2: Điều trị triệu chứng, các biểu hiện bên ngoài nhanh chóng cải thiện và làn da được phục hồi. Xóa bỏ lo lắng về sẹo thâm.
  • Giai đoạn 3: Ngăn trở tái phát nhờ tác dụng khôi phục và tăng cường đề kháng.

Pháp đồ điều trị với thảo mộc đặc trị lang ben hắc lào bao gồm 3 bài thuốc nhỏ, sử dụng song song: Thảo mộc bôi ngoài da, Giải độc hoàn, Bình can hoàn. Các chuyên gia đã khéo léo bào chế dưới dạng cao dùng trực tiếp, giúp người bệnh tiết kiệm thời gian và dễ dàng mang đi. 

Bên cạnh đó, dạng thuốc bôi dạng nước làm tăng gấp đôi khả năng thẩm thấu, đi sâu vào từng tầng bì của da, phục hồi da như ban đầu. Người bệnh hoàn toàn dễ dàng rửa lại với nước, không đọng lại vệt trên mặt hay trên tay như các bài thuốc bôi thông thường.

Là sự kết hợp của hơn 20 loại thảo dược như: Bồ công anh, phòng phong, cúc tần, xuyên khung, ngải cứu, hồng hoa, diệp hạ châu, phục linh, bách bộ, hoàng kỳ, xích đồng, ké đầu ngựa, bạch truật, đơn đỏ…bài thuốc đem lại hiệu quả chỉ sau 2 đến từ 4 tháng, thay vì điều trị liệu trình dài ngày. Tùy theo từng thể trạng, thể bệnh sẽ có thời gian điều trị khác nhau, đảm bảo không tái phát sau nhiều tháng kể từ khi liệu trình kết thúc.

Thảo mộc đặc trị lang ben hắc lào được nhiều người tin dùng

Qua khảo sát trên gần 4000 người bệnh cho thấy 83,6% bệnh nhân không còn cảm thấy ngứa ngáy, da trở lại bình thường chỉ sau 4 tháng. 11,6%  người bệnh khỏi sau khi điều trị hơn 4 tháng. 8% còn lại không có biểu hiện lây lan nhưng do không tuân thủ chế độ ăn uống sinh hoạt nên buộc phải kéo dài liệu trình.

Bạn nên đọc: Chữa hắc lào tại Trung tâm Thuốc dân tộc có tốt không?

Cách phòng tránh bệnh hắc lào ở mặt tái phát và lây lan

Để phòng bệnh tái phát và lan rộng, bệnh nhân nên thay đổi một số thói quen sinh hoạt sau đây:

  • Vệ sinh da mặt sạch sẽ mỗi ngày. Đặc biệt nên rửa mặt sau khi vận động để kiểm soát lượng dầu nhờn và mồ hôi ở mặt 
  • Tránh gãi ngứa với mục đích giảm ngứa. Hành động này chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và khiến bệnh thêm phức tạp
  • Thường xuyên vệ sinh ga trải giường, bao gối và khăn lau mặt
  • Tránh sử dụng chung đồ dùng cá nhân hoặc tiếp xúc với người bệnh
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tốt nhất nên mang kính râm và che chắn cẩn thận sau khi ra ngoài trời
  • Có chế độ ăn uống khoa học, tránh sử dụng thực phẩm chứa chất kích thích

Hắc lào ở mặt không khó kiểm soát nhưng nếu không biết cách điều trị, bệnh có thể chuyển nặng thành mạn tính gây khó chữa về sau. Do đó, để khắc phục triệu chứng và ngăn ngừa bệnh lây nhiễm hoặc gây biến chứng, người bệnh nên điều trị theo hướng dẫn của chuyên gia da liễu.  Người bệnh có thể đến khám trực tiếp hoặc liên hệ với đội ngũ bác sĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc để được tư vấn miễn phí.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *