Ho gà ở trẻ em – Bệnh lý nguy hiểm cần điều trị sớm

Bệnh ho gà ở trẻ em thường tiến triển âm thầm. Nó bùng phát khi bệnh nặng hoặc chuyển sang biến chứng. Đối tượng dễ mắc phải là trẻ dưới 5 tuổi. Trong trường hợp trẻ sơ sinh mắc bệnh này, nguy cơ tử vong rất cao vì bệnh chuyển biến rất nhanh và gây ngạt thở.

Bệnh ho gà ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến biến chứng viêm phổi, lồng ruột, ngạt thở và nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng khác.
Bệnh ho gà ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến biến chứng viêm phổi, lồng ruột, ngạt thở và nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng khác.

Ho gà ở trẻ em là gì?

Ho gà ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở đường hô hấp. Biểu hiện ban đầu của bệnh thường rất dễ lầm lẫn với các triệu chứng cảm lạnh thông thường. Thời gian từ lúc ủ bệnh đến khi bọc phát dữ dội có thể kéo dài đến 2 tuần. Tình trạng ho kéo dài 1 – 2 tháng hoặc nhiều hơn. Biến chứng của bệnh có thể gây tử vong.

Trước khi các nhà khoa học nghiên cứu ra vắc xin, bệnh ho gà xuất hiện ở rất nhiều quốc gia và có tính chu kỳ. Thông thường cứ khoảng 3 – 4 năm thì nó lại bùng phát thành dịch.

Ở nước ta, trước khi có chương trình Tiêm chủng mở rộng, số ca mắc phải bệnh ho gà rất cao. Đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi ở các địa phương vùng sâu và vùng xa. Kể từ năm 1986, khi tiêm chủng được phổ cập cho tất cả trẻ dưới 1 tuổi thì tỷ lệ mắc bệnh lý này đã giảm rõ rệt.

Biểu hiện trẻ em bị ho gà

Giai đoạn ủ bệnh

Trong 1 – 2 tuần đầu trẻ bị ho gà có các biểu hiện như hắt hơi, sổ mũi, ho húng hắng hoặc sốt nhẹ… Đây là biểu hiện chung của khá nhiều vấn đề về sức khỏe. Trong đó có cảm lạnh. Rất nhiều phụ huynh đã nhầm tưởng và bỏ qua giai đoạn “vàng” trong điều trị bệnh này.

Giai đoạn khởi phát

Sau khoảng thời gian ủ bệnh, các dấu hiệu sẽ thể hiện rất dữ dội. Nó có thể kéo dài đến 6 tuần. Nếu đối tượng là trẻ sơ sinh thì nguy cơ gây tử vong rất cao bởi bệnh gây khó thở.

Ho sẽ xuất hiện thành từng cơn kéo dài từ 15 – 20 tiếng ho liên tiếp. Trẻ sẽ dần kiệt sức. Bên cạnh đó, mặt có thể bị tím tái, nổi mạch cổ, chảy nước mắt và mũi. Cơn ho kết thúc khi trẻ khạc ra đờm trắng. 

Xen kẽ những cơn ho rũ rượi là những thở rít vào như tiếng gà. Tuy nhiên, với những trẻ dưới 6 tháng tuổi thì phụ huynh sẽ không nghe thấy những tiếng rít. Đi kèm với ho, trẻ còn có thể bị nôn và thở nhanh. Trong khoảng 2 tuần đầu của giai đoạn khởi phát bệnh, mỗi ngày trẻ có thể bị ho trung bình 15 lần. Sau đó, số lần sẽ giảm lại nhưng kéo dài nhiều.

Những cơn ho gà ở trẻ nhỏ thường kéo dài khoảng 15 tiếng. Giữa chừng có những tiếng thở rít như gà.
Những cơn ho gà ở trẻ nhỏ thường kéo dài khoảng 15 tiếng. Giữa chừng có những tiếng thở rít như gà.

Giai đoạn phục hồi

Sau giai đoạn khởi phát, trẻ không được điều trị vẫn giảm dần những cơn ho và hạ sốt. Tuy nhiên, sau một vài tháng, ho sẽ tái diễn và chuyển sang rất nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Như vậy, toàn bộ quá trình từ lúc ủ bệnh, khởi phát đến phục hồi và biến chứng của bệnh ho gà ở trẻ em diễn ra rất phức tạp. Tại thời điểm lý tưởng nhất để điều trị thì các dấu hiệu của bệnh không rõ ràng. Nó tiến triển từ âm thầm đến dữ dội rồi lại quay lại âm thầm.

Điều này khiến nhiều người chủ quan rằng đã hết bệnh hoặc trẻ chỉ bị cảm thông thường. Thế nhưng thực tế thì bệnh vẫn đang âm thần tiến triển cho đến khi chuyển sang biến chứng và khiến người bệnh trở tay không kịp.

Biến chứng nguy hiểm khi trẻ em bị ho gà

Biến chứng nguy hiểm nhưng thường gặp nhất của bệnh ho gà ở trẻ nhỏ là viêm phổi hoặc viêm phế quản do bội nhiễm. Bên cạnh đó, bệnh còn có thể gây lồng ruột hoặc thoái vị ruột và sa trực tràng.

Một số trường hợp bệnh quá nặng có thể dẫn đến biến chứng vỡ phế nang, tràn khí màng phổi hoặc trung thất. Thậm chí có trường hợp còn bị viêm não. Nguy cơ tử vong rất cao. Nếu chữa trị thành công thì cũng để lại di chứng. Tỷ lệ xảy ra biến chứng này chiếm khoảng 0,1%.

Nguyên nhân gây bệnh ho gà ở trẻ nhỏ

“Thủ phạm” gây bệnh ho gà ở trẻ em là một trực khuẩn có kích thước nhỏ nhất và không có khả năng di động. Tên khoa học của nó là Bordetella pertussis. Nó thuộc loại hiếu khí và không sinh nha bào.

Loại trực khuẩn này phát triển trong môi trường Bordet-Gengou (chứa khoai tây, glycerol và 15-20% máu). Không khí ẩm ướt là điều kiện lý tưởng để trực khuẩn phát triển trong cơ thể. Còn ở môi trường bên ngoài, Bordetella pertussis sẽ chết trong khoảng 1 giờ. Hoặc nó sẽ chết nhanh hơn nếu dùng các loại thuốc sát khuẩn thông thường. 

Khi đi vào đường hô hấp, trực khuẩn khu trú và phát triển ở lông mao biểu mô trụ. Tại đây, chúng tiết ra độc tố Pertussis toxin. Loại protein độc lực chính này gây suy yếu hệ thống miễn dịch, tác động xấu đến quá trình trao đổi chất và tổn thương đến hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể.

Trực khuẩn Bordetella pertussis là nguyên nhân gây bệnh ho gà.
Trực khuẩn Bordetella pertussis là nguyên nhân gây bệnh ho gà.

Bệnh ho gà ở trẻ em có lây không và những trường hợp dễ bị bệnh

Bệnh ho gà ở trẻ nhỏ rất dễ lây khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ở họng hoặc mũi người bệnh. Bên cạnh đó, khi nói chuyện hoặc tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh cũng có nguy cơ bị ho gà. 

Bệnh rất dễ bùng phát thành dịch trong những môi trường tập trung nhiều trẻ nhỏ như trường học hoặc nhà trẻ. Khi có vắc xin phòng bệnh, nguy cơ lan nhiễm thấp hơn. Tuy nhiên, để chắc chắn, bạn đừng đưa trẻ bị bệnh đến những nơi đông người.

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ mắc bệnh khi có người bị ho gà trong gia đình có thể lên đến 90%. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, trẻ em dưới 1 tuổi và chưa tiêm phòng 3 mũi cơ bản (bạch hầu – ho gà – uốn ván) là đối tượng dễ bị bệnh nhiều nhất. Và điều đáng lo là trẻ càng nhỏ thì diễn biến bệnh càng nhanh. Nguy cơ tử vong rất lớn.

Bình thường, sau khi đã điều trị khỏi hoàn toàn ho gà, cơ thể sẽ cảm nhiễm với bệnh. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp trẻ bị lần 2 khi tiếp xúc với mầm bệnh. Ngoài ra, còn có một số rất ít trẻ dù đã được tiêm vắc xin nhưng vẫn mắc bệnh.

Điều trị bệnh ho gà ở trẻ em dưới 1 tuổi

Trước tiên là dùng kháng sinh erythromycin. Liều dùng là 50mg/kg/ngày. Trẻ sẽ được dùng liên tục trong khoảng 14 ngày. Tác dụng của loại thuốc này là tiêu diệt trực khuẩn. Nó không có tác dụng giảm các triệu chứng. Trừ khi điều trị ngay từ giai đoạn ủ bệnh.

Trẻ dưới 1 tuổi sẽ được nhập viện để theo dõi cơn ho và chống ngạt thở. Các bác sĩ sẽ hút đờm dãi, cho bệnh nhân thở oxy. Đồng thời bù nước và dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch.

Tiếp đến là điều trị chống bội nhiễm. Hai loại thuốc thường dùng là amoxicillin hoặc cephalosporin. Sau đó, các bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp điều trị biến chứng và chống co giật. Thuốc thường dùng chống co giật là phenobarbital hoặc seduxen.

Điều trị ho gà tại nhà cho trẻ trên dưới 5 tuổi

Trong trường hợp không phải trẻ sơ sinh, các bác sĩ có thể cho trẻ dùng thuốc. Kết hợp với đó là chế độ chăm sóc và theo dõi sát sao tại nhà. Ngay khi trẻ có các dấu hiệu bất thường như tím tái mặt hoặc khó thở, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra.

Trong quá trình điều trị bệnh ho gà ở trẻ em, các bật phụ huynh cần lưu ý thêm những điều dưới đây:

  • Không để trẻ tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi và đặc biệt là thuốc lá;
  • Nếu trẻ vẫn đang bú mẹ thì tăng cữ bú. Trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm thì chú ý lựa chọn những thức ăn dễ tiêu hóa và chia bữa ăn ra thành nhiều lần trong ngày;
Trẻ dưới 1 tuổi bị ho gà nên tăng cường cữ bú bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Trẻ dưới 1 tuổi bị ho gà nên tăng cường cữ bú bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Giữ môi trường yên tĩnh cho trẻ nghỉ ngơi;
  • Chú ý vệ sinh cơ thể trẻ, đặc biệt là ở mũi và họng. Phụ huynh có thể dùng khăn mềm thấm nước muối ấm để vệ sinh miệng trẻ;
  • Đừng đưa trẻ đến những nơi có nhiều trẻ em để tránh lây bệnh;
  • Không tự ý cho trẻ dùng kháng sinh hoặc các loại thuốc giảm đau;
  • Cần tuân đúng các chỉ dẫn của bác sĩ (về liều lượng dùng thuốc, cách sinh hoạt, ăn uống cho trẻ và một số lưu ý khác…).

Cách giúp trẻ em phòng bệnh ho gà

Tiêm phòng vắc xin đầy đủ và đúng lịch tiêm chủng theo độ tuổi là cách phòng bệnh ho gà ở trẻ em hiệu quả nhất. Hiệu quả của phương pháp này có thể đạt đến 90%.

Bên cạnh đó, các bật phụ huynh cần để ý đừng để trẻ tiếp xúc với người có nguy cơ hoặc đang mắc bệnh ho gà cũng như các vật dụng cá nhân của người đó. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh này, cần phải nhanh chóng điều trị. Trường hợp phải tiếp xúc với người bệnh thì cần đeo khẩu trang y tế. Sau đó vệ sinh hay tay bằng xà bông.

Ngoài ra, phụ huynh cần trang bị cho mình một ít kiến thức về bệnh ho gà ở trẻ nhỏ để kịp thời phát hiện bệnh. Cách ly trẻ để tránh lây lan và chủ động các biện pháp điều trị sớm, tránh biến chứng.

Tiêm vắc xin phòng ho gà là một trong những cách hiệu quả phòng chống bệnh.
Tiêm vắc xin phòng ho gà là một trong những cách hiệu quả phòng chống bệnh.

Xem thêm: Ho gió ở trẻ em và cách điều trị tại nhà

Ngày Cập nhật 06/07/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *