Ho khan là gì? Nguyên nhân và cách trị ho khan hiệu quả

Ho khan hình thành có thể là do mắc bệnh hen suyễn, trào ngược dạ dày hoặc nhiễm vi rút đường hô hấp,… Cho dù là bất kỳ nguyên nhân nào gây bệnh, người bệnh cũng cần điều trị sớm để ngăn chặn biến chứng về sau.

Ho khan

Ho khan là gì?

Ho khan là ho kéo dài nhưng không tạo ra đờm hoặc chất nhầy. Bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ dị ứng đến trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ho khan không rõ nguyên nhân. Cho dù là nguyên nhân nào, bệnh cũng cần được điều trị sớm. Bởi triệu chứng bệnh thường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt của người mắc bệnh.

Nguyên nhân gây ho khan

Ho khan xuất hiện chủ yếu do các nguyên nhân phổ biến sau đây:

  • Hen suyễn: Là tình trạng đường thở bị thu hẹp và sưng lên. Và ho khan là một trong những triệu chứng nhận biết chính của hen suyễn. Ngoài dấu hiệu này ra, người mắc bệnh còn gặp các biểu hiện khác như đau tức ở ngực, khó ngủ, khó thở hoặc thở khò khè,…
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Căn bệnh này xảy ra khi acid trong dạ dày thường xuyên chảy ngược lên thực quản. Khi đó, chúng sẽ kích thích thực quản gây phản xạ ho khan. Bên cạnh ho, người bệnh có thể nhận biết trào ngược dạ dày thực quản qua các triệu chứng như đau ngực, ợ nóng, khó nuốt hoặc viêm họng mãn tính,… 
  • Chảy nước mũi sau: Thông thường khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm, song song với tình trạng nóng sốt, đau đầu, bệnh nhân còn bị sổ mũi. Tuy nhiên, ở một số đối tượng chảy nước mũi sau, chất dịch nhầy chứa vi khuẩn sẽ chảy xuống vòm họng, gây viêm và kích thích dây thần kinh ở phí sau cổ họng dẫn đến ho khan
  • Nhiễm vi rút: Cảm lạnh thông thường do nhiễm vi rút thường kéo dài dưới một tuần. Tuy nhiên, sau khi bệnh kết thúc triệu chứng ho vẫn có thể kéo dài sau đó, ít nhất là 2 tháng
Nguyên nhân gây ho khan
Nguyên nhân gây ho khan có thể là do nhiễm trùng vi khuẩn, vi rút hoặc chảy nước mũi sau

Ngoài những nguyên nhân nêu trên, ho khan còn do các tác nhân gây bệnh ít phổ biến gây nên như:

  • Chất kích thích môi trường: Theo các chuyên gia, ho khan có thể xảy ra khi bạn hít phải các chất kích ứng đường thở chứa trong môi trường ô nhiễm như nấm mốc, khói bụi hoặc phấn hoa. Ngoài ra, bệnh hình thành cũng có thể là do các hạt hóa học tồn tại trong không khí gây nên như nitric oxide hoặc sulfur dioxide. Bên cạnh đó, không khí quá khô hoặc quá lạnh cũng là tác nhân kích ứng niêm mạc họng dẫn đến ho
  • Tác dụng phụ của thuốc gây ức chế ACE: Sử dụng một số loại thuốc gây ức chế ACE có thể gây tác dụng phụ ho khan như  Lisinopril (Prinivil và Zestril) và Enalapril (Vasotec) 
  • Ho gà: Bệnh thường có triệu chứng dễ nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường nhưng nếu không kiểm soát kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm. Ho khan là triệu chứng nhận biết điển hình của ho gà. Ngoài dấu hiệu này, người bệnh còn thường gặp các biểu hiện như sốt nặng, mí mắt nặng hoặc hít vào thở ra có tiếng như tiếng rục cổ của gà
  • Ung thư phổi: Ho khan thường liên quan đến bệnh ung thư phổi. Do đó, nếu thấy tình trạng ho tiếp diễn trong thời gian dài, bệnh nhân nên thăm khám sớm
  • Tràn khí phổi: Bệnh có thể tự xảy ra hoặc phản ứng với chấn thương ở ngực. Tràn khí phổi thường gặp phổ biến ở những đối tượng có bệnh phổi tiềm ẩn. Ngoài ho khan, bệnh còn gây đau tức ngực và khó thở
  • Suy tim: Bệnh xảy ra khi cơ tim không bơm máu như mong muốn. Suy tim thường phổ biến ở người mắc bệnh cao huyết áp hoặc bệnh động mạch vành. Ho khan dai dẳng là một trong những triệu chứng nhận biết điển hình của căn bệnh này

Triệu chứng ho khan

Ho khan thường không xuất hiện đờm hoặc chất nhầy. Tuy nhiên, bệnh thường đi kèm các triệu chứng sau:

  • Đau nhức và ngứa rát ở cổ họng
  • Ho kéo dài và không thể kiểm soát

Triệu chứng ho khan thường không rõ ràng. Do đó, khi nghi ngờ bản thân bị bệnh, bệnh nhân đến đến bệnh viện kiểm tra. Đặc biệt, người bệnh cũng nên thông báo bác sĩ ngay nếu gặp phải các triệu chứng sau:

  • Có vật mắc kẹt trong cổ họng
  • Khó nuốt, khó thở hoặc thở khò khè
Triệu chứng ho khan
Ngoài ho khan, bệnh còn kèm theo triệu chứng đau rát ở vòm họng

Ho khan gây nguy hiểm không?

Ho khan thoạt nhìn không nguy hiểm nhưng nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng xấu đối với sức khỏe như:

  • Cơ thể bị kiệt sức, làm giảm năng lượng
  • Đau đầu, gây buồn nôn hoặc nôn
  • Đau nhức cơ bắp và đau ngực
  • Đau họng, khàn tiếng
  • Gãy xương sườn

Ngoài các ảnh hưởng về sức khỏe, ho khan còn gây tác động đến tâm lý khiến người mắc bệnh luôn cảm thấy tự tin và mặc cảm trong giao tiếp. Trong nhiều trường hợp người bệnh có thể rơi vào trầm cảm. Do đó, khi gặp các biểu hiện liên quan đến ho khan, người bệnh cần thăm khám ngay.

Điều trị bệnh ho khan

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm sau đây:

  • Xét nghiệm hình ảnh, bao gồm chụp X – quang hoặc chụp CT ở ngực
  • Đo phế dung
  • Nôi soi

Điều trị ho khan theo nguyên nhân

Dựa vào kết quả chẩn đoán, tùy thuộc từng nguyên nhân gây bệnh, nhân viên y tế sẽ đề nghị biện pháp chữa trị thích hợp. Cụ thể như sau:

  • Trị ho khan do hen suyễn: Dùng thuốc corticosteroid dạng hít điều trị hen suyễn lâu dài như Triamcinolone (Azmacort), Budesonide (Pulmicort) và Flnomasone (Flovent). Hoặc cũng có thể sử dụng một số loại thuốc trị bệnh có tác dụng ngắn như Albuterol (Proventil và Ventoline)
  • Do trào ngược dạ dày: Sử dụng thuốc giảm acid không kê đơn như Lansoprazole (Prevacid) và ) Omeprazole (Prilosec). Ngoài ra, để điều trị trào ngược dạ dày và làm giảm ho khan, người bệnh cũng nên thay đổi lối sống hàng ngày
Điều trị ho khan
Tùy vào nguyên nhân ho khan mà bác sĩ chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp
  • Chảy nước mũi sau: Hiện tượng chảy nước mũi sau có thể là do dị ứng, nhiễm vi rút. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà cách kiểm soát bệnh thường khác nhau. Tuy nhiên, để giảm ho khan và ngăn ngừa chảy nước mũi sau, người bệnh có thể uống trà thảo dược hoặc tắm nước nóng từ vòi hoa sen hay xông hơi tinh dầu,…
  • Nhiễm vi rút: Ho khan do nhiễm vi rút thường khó điều trị. Do đó, đòi hỏi bệnh nhân cần kiên trì. Nhưng để giảm cảm giác khó chịu ở vòm họng, người bệnh có thể ngậm nước ấm hoặc dùng các viên kẹo ngậm trị ho chứa các thành phần tự nhiên như mật ong, khuynh diệp hoặc dầu bạc hà

Chữa ho khan bằng mẹo dân gian

Bên cạnh điều trị ho khan theo nguyên nhân, người bệnh có thể chấm dứt bệnh bằng cách sử dụng các loại thảo dược tự nhiên sau đây:

  • Trần bì: Có tính và vị cay đắng, có tác dụng kiện tỳ, điều hòa khí huyết và tiêu. Vì vậy, vị thuốc này thường dùng chữa chứng khó tiêu, đầy bụng, ho có đờm hoặc ho khan. Sử dụng 4 gram cam thảo, 6 gram cát cánh, 6 gram trần bì và 6 gram tô diệp. Sắc uống
  • Cát cánh: Theo Đông y, cát cánh có tính ôn và vị đắng cay, có công dụng khứ đàm, khai thông phế khí, bài nùng và tuyên phế. Do đó, thảo dược thiên nhiên này thường chủ trị điều trị chứng viêm họng sưng đau, tiểu tiện không lợi và ho khan, ho nhiều đờm. Bài thuốc chữa ho khan từ cát cánh bao gồm cát cánh, mạch môn sao, ma hoàng, bán hạ chế, ngưu tất, trần bì, ngũ vị tử và tiền hồ, mỗi vị 6 gram. Sắc thuốc và chia ra uống nhiều lần trong ngày
Chữa ho khan bằng thảo dược
Trà cát cánh giúp giảm ho khan
  • Kim ngân hoa: Y học cổ truyền cho biết, kim ngân hoa có tính hàn, vị đắng và không có độc, thường sử dụng chữa ho khan. Để kiểm soát triệu chứng bệnh, người bệnh chuẩn bị 2 gram mạn kinh, 4 gram kim ngân, 3 gram kinh giới, 3 gram cam thảo đất, 3 gram lá tía tô, 3 lát gừng và 3 gram sài hồ nam. Mỗi ngày 1 thang sắc uống trong ngày
  • Kinh giới: Nhờ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như acid béo omaga – 3, flavonoid, chất chống oxy hóa, anthocyanin,.. giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó, với đặc tính kháng viêm và diệt khuẩn, kinh giới có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp và hỗ trợ điều trị ho khan. Cách làm giảm triệu chứng ho rất đơn giản và dễ dàng, bệnh nhân sử dụng 1 nắm lá kinh giới nấu nước và hòa thêm mật ong rồi uống. Nên uống liên tục 5 – 7 ngày để có hiệu quả nhất định

CÓ THỂ BẠN CẦN: Thực hư về HIỆU QUẢ điều trị ho khan, ho dai dẳng BẰNG THẢO DƯỢC

Phòng ngừa ho khan tái phát

Để ngăn ngừa bệnh chuyển nặng hoặc tái phát, người bệnh nên chú ý:

  • Tuân thủ điều trị: Đối với người đang điều trị bệnh ho khan nên tuân thủ uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian. Còn đối với người bệnh đã khỏi nên bảo vệ cơ thể tránh khỏi tác nhân gây bệnh từ bên ngoài
  • Tái khám định kỳ: Thường xuyên thăm khám theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp người bệnh nắm rõ được tình trạng sức khỏe và khả năng bình phục bệnh của bản thân. Đồng thời, đây cũng là cách giúp nhân viên y tế theo dõi tình trạng bệnh và giúp đưa ra biện pháp xử lý kịp thời
  • Tăng cường sức đề kháng: Nhìn chung, người mắc bệnh ho khan thường gặp các bệnh lý về hệ hô hấp. Do đó, trong trường hợp ho đã được kiểm soát nhưng bệnh nhân vẫn nên tăng cường sức đề kháng của cơ thể để chống lại tác nhân gây bệnh dẫn đến ho

Ngoài các biện pháp nêu trên, bệnh nhân cũng nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bên cạnh đó, nên kết hợp tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày. Đồng thời nên bảo vệ hệ hô hấp khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh bằng cách đeo khẩu trang khi ra đường hoặc đến những nơi có khói bụi, môi trường ô nhiễm. Đặc biệt, nên giữ ẩm vùng cổ, chân tay và ngực mỗi khi trời trở lạnh.

Ho khan có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào và bệnh nếu không được điều trị đúng cách và đúng thời điểm có thể gây biến chứng nguy hiểm. Do đó, để đảm bảo an toàn sức khỏe và ngăn ngừa những nguy cơ rủi ro, người bệnh nên đến bệnh viện kiểm tra khi thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng khác thường.

⇒ Có thể bạn quan tâm: 

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Bình luận (24)

  1. Hoàng Oanh says: Trả lời

    Em bị viêm phế quản mãn tính xong chữa mãi không khỏi nó chuyển thành hen phế quản. Hầu như tháng nào e cũng phát bệnh và phải uống nhiều loại thuốc nội, ngoại. Nhưng mỗi khi thời tiết thay đổi là em không thở được, mỗi khi làm gì, dù chỉ đi lại nhẹ nhàng thôi mà em cũng thấy khó thở. Có anh chị, mẹ nào biết có cách nào để giảm bệnh không, chỉ cho em với.

  2. Ngọc says: Trả lời

    Cách đây 1,2 ngày em bị đau họng, ho khan đã làm các mẹo như ngậm chanh muối và quất + mật ong nhưng k thấy đỡ, e đang mang thai mà nôn nghén nên họng lại càng đau hơn. Nhất là khi ngủ cổ họng ngứa và ho rất khó chịu. Ho có ảnh hưởng tới bé không a/c ơi, tư vấn giúp e với ạ

    1. Diệp Anh says: Trả lời

      Mình cũng đang ho gần 1 tháng rồi, dùng rau tần dày lá, giã lấy nước uống cũng thấy đỡ đấy, bạn mua về xem thử có hợp không. Buổi tối trước khi đi ngủ, bạn lấy nước nóng cho 5-6 giọt dầu xanh Khuynh Diệp để xông mũi cái này cũng đỡ ho về đêm nhiều đấy. Còn đau họng thì nên ngậm nước muối súc miệng mỗi ngày nha

    2. Nhàn Vũ says: Trả lời

      Mang thai mà bị ho cũng nguy hiểm lắm đấy, các mẹ đừng chủ quan mà không đi khám nhé. Cố gắng đến thăm khám cẩn thận rồi làm theo lời dặn của bác sĩ. Chú ý đừng nghe ai ra hiệu thuốc mua thuốc linh tinh, ảnh hưởng đến thai nhi lắm đấy. Một là dùng mấy mẹo dân gian khoảng 3-5 ngày. Nếu không khỏi thì ra mấy trung tâm đông y uy tín mà bốc thuốc trị bệnh, dùng thảo dược cho an toàn

  3. Vân says: Trả lời

    Tình hình là em đang ở tuần thứ 37 rồi ạ mà 3 hôm nay em bị ho quá trời luôn, càng về buổi tối em càng ho ác liệt hơn. Cứ khoảng 5p lại có 1 cơn ho và kéo dài suốt đêm khiến em không thể ngủ được. Hôm nay là ngày thứ 4 rồi, sáng nay giọng em gần như khản đặc không nói được luôn, ho nhiều quá mà giờ cứ ho là 2 bên bụng của em lại đau. Em đã ngậm quất hấp mật ong mấy ngày nay rồi nhưng không có tác dụng gì cả. Ai có mẹo gì trị ho hiệu quả với bà bầu cho em xin với ạ. E cảm ơn

  4. Thái Thị Trinh says: Trả lời

    Các mẹ ơi, con em được 3 tháng 1 tuần, những lúc thức cháu thường húng hắng ho (ho khan, khoảng 2 hay 3 tiếng gì đấy), cháu cũng không sốt, chỉ có cái rất hay hờn dỗi mà mỗi lần dỗi thì không bao giờ chịu bú cả. Nhà em thì không để cháu bị lạnh bao giờ nhưng ở nhà có người anh làm thợ mộc hay sử dụng máy bào, máy cưa. Tuy cháu ở phòng trong nhưng không biết có phải do bụi mà sinh bệnh ho như vậy không? Mũi của con cũng thường rất nhanh bẩn, hàng ngày đều phải vệ sinh. Thấy cháu ho khan em định dùng cách dân gian là lá hẹ hấp đường phèn cho con uống, như vậy có được không? Có mẹ nào làm cách này hiệu quả không ạ?

    1. Tám says: Trả lời

      Hôm nay đọc tạp chí sức khỏe có 1 bác sĩ đông y về chữa ho cho người lớn và trẻ em bảo nếu ho dai dẳng thì có thể chữa bằng cách xoa dầu vào bàn chân sau đó matxa chân và đi tất để ngủ. Theo mình với trẻ em thì xoa dầu khuynh diệp. Nhớ xoa kỹ vùng huyệt dũng tuyền là chỗ lõm giữa 2 gò nổi của ngón chân cái và những ngón còn lại. Bạn thử xem sao nhé

  5. Thúy says: Trả lời

    Con mình 19 tháng, nặng 9,8kg. Bé bị ho đã hơn 3 tháng nay. Mình đã cho bé đi nhiều BS. Mỗi lần kê cả đống thuốc, uống vào thì đỡ nhưng hết thuốc lại ho ngay. Đi khám thì BS bảo bé bị viêm phế quản. Rồi đột nhiên bé bị ho nhiều trong 3 ngày, ho gần như liên tục, cứ ho nhiều là ói ra. Em thật sự hoang mang quá, chẳng biết phải làm gì. Bé ho khô, không đàm, không sổ mũi, không sốt. BS khám phổi bảo phổi bé tốt. Xin các mẹ cho mình lời khuyên, thật sự hoang mang không biết phải làm thế nào. Xin cám ơn các anh chị.

    1. Keieuf Anh says: Trả lời

      Kiên trì áp dụng những mẹo dân gian xem sao bạn. Kiểu gì cũng có bài thuốc hợp cho con. Đừng lạm dụng kháng sinh quá, thử mẹo dân gian đỡ được phần nào hay phần ấy thôi. Bạn có thể thử các loại trà thảo dược hoặc bài thuốc đông y xem.

    2. Tô Loan says: Trả lời

      Con nhỏ như này uống kháng sinh nhiều quá không tốt đâu bạn ơi, thử sang mấy mẹo dân gian trị ho cho bé như thế này xem https://drbacsi.com/cach-tri-ho-cho-tre-so-sinh/ Đợi bé lớn chút rồi cho sang dùng thuốc đông y bạn ạ

    3. Tu Ngoc says: Trả lời

      Ngày trước con em cũng bị ho y như cún nhà chị đấy, thậm chí uống nhiều kháng sinh và tiêm nhiều quá khiến cho cháu bị tiêu chảy kéo dài, về sau con dẫn đến sốt nữa cơ, em nuôi cháu vất vả lắm.V ào bệnh viện cũng có, đi khám tư của một bác sỹ trong viện nhi cũng có, khám của bác trưởng khoa nhi viện 108 cũng có, nhưng đều vậy, dài nhất chỉ 1 tháng là lại ho lại, có khi 2 tuần lại ho lại. Mãi về sau này em tìm hiểu nhiều mới rút ra được kinh nghiệm: con nhỏ bị bệnh thì nên chữa bằng thảo dược là tốt nhất. Nhưng không phải mấy mẹo dân gian đâu nhé, hẳn đông y ấy. E cho bé sang trung tâm thừa kế đông y việt nam ở 91 nguyễn xiển ấy, bác sĩ khám rồi kê cho 3 tháng thuốc về uống, thế là khỏi hẳn. Nếu mẹ mà ở HN thì nên đưa con qua thử. Còn không thì xin tư vấn online cũng đc

    4. Thúy says: Trả lời

      Mình ở Hải Dương, cũng gần HN, để đưa con đi khám thì cũng không xa lắm. Mình cũng tìm hiểu đông y rồi nhưng mà sợ thuốc đắng con không uống đc thì sao mà cũng k biết trung tâm nào khám bệnh tốt. Tại giờ thuốc đông y cũng thật giả lẫn lộn ấy

      1. Tu Ngoc says:

        Cái này thì bác yên tâm, trung tâm này toàn bác sĩ chuyên môn từ YHCT Trung Ương khám thôi nên đảm bảo. Đây, bác cứ đọc thử xem sao https://drbacsi.com/trung-tam-thua-ke-ung-dung-dong-y-viet-nam-chua-tai-mui-hong-co-tot-khong/

      2. Thúy says:

        Thế con bạn uống thuốc gì ở trung tâm này, cái này có dễ uống không bạn mà có tác dụng phụ gì không? Tại con mình nó còn yếu nữa sợ hấp thụ thuốc kém cơ

      3. Tu Ngoc says:

        Con e dùng bài này chị ơi https://drbacsi.com/bai-thuoc-thanh-hau-bo-phe-thang-chua-viem-hong/ thảo dược đông y nên không sợ tác dụng phụ gì đâu. Bác sĩ sẽ tùy theo con yếu hay khỏe để tăng giảm dược liệu mà. Thuốc này hơi có vị đắng nhưng nếu bảo bác sĩ cho thêm cam thảo ngọt ngọt con uống dễ lắm. Mà mỗi lần con uống e đều nịnh xong cho ngậm một viên kẹo ngọt ngậm nên bé vẫn uống đều

  6. Lan Hoang says: Trả lời

    Bây giờ mới biết trào ngược dạ dày cũng gây ho khan, thể nào mà dạo này đau dạ dày xong hay bị trào ngược axit, ho khù khụ suốt hơn tuần nay rồi, mà chẳng sốt đau đầu gì cả. Không biết có bài thuốc nào chữa ho mà không ảnh hưởng đến dạ dày không nhỉ

    1. Annnnn says: Trả lời

      Mấy bài dân gian đầy đó chị, nhưng mà đừng có dùng tỏi nhé, không tốt cho dạ dày đâu. E thấy có mật ong, diếp cá, húng chanh…nhiều người bảo hợp chữa khỏi đấy. Dùng thuốc tây hại dạ dày lắm, dùng mẹo dân gian thôi chị ạ.

      1. Huyên Phùng says:

        Mẹo dân gian đúng là tùy từng người mới hợp thật chứ sao e cũng chữa bằng húng chanh mà chẳng khỏi gì cả. Nhà em mấy người dùng húng chanh hoặc mật ong kêu tốt lắm mà đến em thì chả đỡ gì luôn.

    2. Thái Linh says: Trả lời

      Trên đây có nhiều bài dân gian chữa ho lắm này chị, tham khảo thử xem sao https://drbacsi.com/cach-tri-ho-khan-hieu-qua-tai-nha/

    3. Bảo Bảo says: Trả lời

      Bác dùng thử thuốc đông y ấy, có nhiều bài chữa ho hiệu quả mà hỗ trợ điều trị dạ dày nữa mà. Mẹo dân gian thì ho nhẹ dùng cũng tạm chứ ho nặng mà lâu rồi thì không ăn thua đâu. Thuốc tây thì khỏi bàn, uống vào chỉ có hại dạ dày hơn thôi.

      1. Lan Hoang says:

        Mình cũng vừa đi tìm hiểu cái bài này không biết đã ai thử dùng chưa nhỉ thấy bảo điều trị ho cho cả người bị đau dạ dày được cơ https://www.benhduongtieuhoa.com/thuoc-chua-ho-thanh-hau-bo-phe-thang.html

      2. Hoang Trang says:

        Thanh hầu này dùng tốt lắm bác ơi, em cũng bị viêm họng mãn tính, dùng đủ loại thuốc tây dân gian chữa không thành, sang bên Trung tâm thừa kế này lấy 20 thang về uống là hết luôn này. Bác đến trực tiếp trung tâm mà thăm khám, bác sĩ xem cụ thể rồi kê đơn cho.

      3. Mai Thị Tuyết says:

        Công nhận viêm họng mãn tính dùng đủ thứ thuốc không ăn thua. Trị tây y 3 năm không hết thế là sang đông y dùng thử. Ấy thế mà lại hợp. Em cũng chữa ở trung tâm đông y giống c @Huyen Trang này đấy. May quá gặp đc hẳn bác sĩ Lê Phương khám cho. Mà nghe nói đông y có thể chữa đc nhiều bệnh cũng lúc ấy.

    4. Huyeemf Trâm says: Trả lời

      Em thấy có hẳn bài trị ho cho người bị trào ngược này bác, https://drbacsi.com/cach-tri-ho-do-trao-nguoc-da-day/ Mà cái bệnh này bác cũng phải trị dứt điểm từ bệnh dạ dày thôi. Mấy cái bài thuốc này chỉ đỡ triệu chứng ho thôi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *