Khớp gối có dịch là bệnh gì? Các bệnh lý liên quan

Khớp gối có dịch là một triệu chứng xảy ra phổ biến sau chấn thương đầu gối. Ngoài ra, đây cũng là dấu hiệu của một số bệnh lý tương đối nguy hiểm như tràn dịch khớp gối, thoái hóa khớp gối, viêm khớp gối có dịch… 

Khớp gối có dịch là bệnh gì?
Khớp gối có dịch là dấu hiệu của một số bệnh xương khớp nguy hiểm

Dấu hiệu nhận biết khớp gối có dịch

Cần hiểu rằng, khớp gối có dịch không phải là bệnh mà là một triệu chứng phản ánh bệnh hoặc chấn thương do nguyên nhân cơ học gây ra. Các dấu hiệu nhận biết khớp gối có dịch không có biểu hiện đặc trưng, đa phần các dấu hiệu sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng. Hầu hết người bệnh đều có biểu hiện sưng đỏ,đau viêm khớp gối từ nhẹ đến nghiêm trọng.

Trong giai đoạn lượng dịch tích trữ càng nhiều, bệnh nhân càng cảm thấy những cơn đau nghiêm trọng. Cùng với biểu hiện đầu gối căng đỏ, có kích thước lớn hơn hẳn so với phía đầu gối còn lại. Một số người bệnh còn có biểu hiện sốt và ớn lạnh, có vết bầm tím ở đầu gối, đi lại khó khăn…

Người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng kể trên hoặc không có triệu chứng cụ thể. Nếu tình trạng khớp gối có dịch tạm thời do chấn thương, triệu chứng sẽ biến mất sau đó và không tái phát. Tuy nhiên khi người bệnh nhận thấy những dấu hiệu bất thường dưới đây, việc thăm khám bác sĩ cần được thực hiện càng sớm càng tốt:

  • Có dấu hiệu bị nhiễm trùng (lên cơn sốt, nóng và đỏ tại vùng khớp);
  • Tái nhợt tại đầu gối, cẳng chân, hai bàn chân, kèm theo cảm giác lạnh và đổ mồ hôi;
  • Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt không nhận thấy hiệu quả.
  • Cơn đau nghiêm trọng đến mức khó đi lại, khớp gối cứng lại khi đứng hoặc ngồi.
  • Tình trạng chân bị tê, yếu và có cảm giác bị châm chích.

Khớp gối có dịch là bệnh gì?

Trong hầu hết các trường hợp được chẩn đoán khớp gối có dịch, chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân  chấn thương do chơi thể thao quá sức. Ngoài ra khi người bệnh vận động sai tư thế, ngã xe, ngã cầu thang, tai nạn lao động gây ra những tổn thương tại sụn khớp gối, dây chằng… có tỷ lệ tụ dịch ở ở khớp gối cao hơn.

Nguyên nhân khớp gối có dịch
Tình trạng khớp gối có dịch là dấu hiệu ban đầu của tràn dịch khớp gối

Bên cạnh đó, triệu chứng khớp gối có dịch còn là biểu hiện của một số bệnh xương khớp. Đặc biệt với đối tượng trung niên, các vấn đề ở khớp gối thường gặp phải là:

Tràn dịch khớp gối

Tình trạng tràn dịch khớp gối thường xảy ra khi bệnh nhân tụ dịch ở khớp gối mà không phát hiện và điều trị sớm. Khi đó, phần dịch nhầy bên trong bao dịch hoạt được sản xuất tăng tiết bất thường, khi lượng dịch này tràn ra bên ngoài khớp sẽ tích tụ lại gây ra triệu chứng sưng phù, đau nhức khiến người bệnh khó đi lại. 

Kèm theo đó, bệnh nhân sẽ bị cứng khớp và có cảm giác nặng nề trong khớp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt. Khi khớp gối bị tràn dịch thì các cơ xung quanh bị mất thế trụ và bị yếu dần đi. Cơn đau nhức của bệnh có thể kéo dài đến vài giờ, vài ngày và thường tái phát nghiêm trọng nhất khi trời lạnh. Bệnh thường gặp ở nữ giới với hơn 80% các trường hợp mắc bệnh là nữ.

Thoái hóa khớp gối

Khớp gối có dịch là bệnh gì, đây còn được xem là triệu chứng ban đầu của bệnh lý thoái hoá khớp gối. Tình trạng thoái hóa khớp gối là tiến trình cơ học và sinh học tất yếu xảy ra đi cùng với tuổi tác. Hoạt động oxy hóa ở xương khớp sẽ khiến quá trình tổng hợp tế bào sụn và xương dưới sụn bị rối loạn.

Nguyên nhân của bệnh thoái hóa khớp gối không cụ thể, nhưng đa phần là do di truyền, chấn thương, hoặc chế độ dinh dưỡng nghèo nàn khiến cấu trúc xương khớp suy yếu. Những biến chứng của thoái hóa khớp gối là loãng xương, mất sụn khớp, tạo gai xương và hốc xương dưới sụn, xơ hoá xương dưới sụn,..

Nhiễm trùng khớp

Khớp gối có dịch là triệu chứng ban đầu của tình trạng nhiễm trùng khớp. Kèm theo dấu hiệu nhiễm khuẩn, người bệnh có thể nhận thấy vùng khớp gối bị sưng nhanh, rất đau và khó hoạt động, kích thước khớp gối cũng có sự khác biệt rõ rệt so với bên gối còn lại. Những biểu hiện kèm theo gồm sốt cao,  run rẩy, đau cơ cả người và mệt mỏi.

vì sao bọ khớp gối có dịch
Khớp gối có dịch là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng khớp gối

Khi bị viêm khớp gối nhiễm trùng, bệnh nhân thường cảm thấy tê mỏi và uể oải, vận động chậm chạp và không có đủ sức lực để nâng các chi. Nguyên nhân gây ra bệnh có thể là do virus, vi khuẩn, bệnh khá phổ biến ở đối tượng trẻ em dưới 3 tuổi và người cao tuổi trên 80 tuổi. 

Viêm khớp dạng thấp

Triệu chứng khớp gối có dịch là dấu hiệu đám gờm của bệnh lý viêm khớp dạng thấp. Đây một bệnh lý mạn tính xảy ra khi cơ thể mắc phải chứng rối loạn tự miễn – tức hoạt động của hệ miễn dịch tấn công nhầm vào các mô cơ tại chính cơ thể người bệnh. Từ đó nội tiết rối loạn khiến tiết dịch tại khớp gối tăng cường, có thể tái phát nhiều lần gây ra cơn đau nhức nghiêm trọng.

Viêm khớp dạng thấp gây ra nhiều mối nguy hiểm cho bệnh nhân. Không chỉ khiến vùng khớp gối bị sưng viêm, đỏ, người bệnh có thể bị xơ cứng và sưng khớp mà triệu chứng còn có thể gây phá hủy  hệ khớp nghiêm trọng. Các biến chứng như biến dạng khớp, viêm loét  da, tổn thương mạch máu… là những nguy cơ người bệnh phải đối mặt nếu mắc phải bệnh lý này.

Viêm bao hoạt dịch khớp

Người bệnh bị viêm bao hoạt dịch khớp thường có những biểu hiện là vùng khớp bị viêm, sưng đỏ tại vị trí túi hoạt dịch chứa dịch lỏng cung cấp đến khớp. Bao hoạt dịch có vai trò giống như một lớp đệm nối giữa các giữa xương, giúp giảm ma sát cho các hoạt động tại cơ bắp và gân. Vì thế, khi viêm bao hoạt dịch khớp người bệnh dễ nhận thấy các hoạt động diễn ra khó khăn hơn.

So với các khớp trên cơ thể, tình trạng viêm bao khớp gối, viêm bao khớp cổ tay… có xu hướng tái phát nhiều nhất do những vị trí này phải thường xuyên vận động.  Dấu hiệu nhận biết viên bao hoạt dịch khớp gối là tình trạng khớp sưng và tấy đỏ, người bệnh nhận thấy cơn cứng khớp khi di chuyển hoặc ấn vào. Bệnh gây tăng tiết dịch nhiều hơn, từ đó làm ứ dịch và tràn dịch khớp gối. 

Bên cạnh những bệnh lý kể trên, tình trạng khớp gối có dịch còn xảy ra ở những trường hợp người bệnh mắc chứng nang bao hoạt dịch khớp, rối loạn về tình trạng đông máu, viêm nhiễm sau chấn thương nói chung.

Phương pháp chẩn đoán khớp gối có dịch 

Để xác định chính xác nguyên nhân khớp gối có dịch, ngoài những việc thông qua những triệu chứng nhận định ban đầu thì các kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh sẽ mang đến đánh giá chính xác hơn. Trong đó, những xét nghiệm được dùng trong chẩn đoán tình trạng này gồm: 

  • Xét nghiệm máu: Giúp sàng lọc các triệu chứng viêm, nhiễm trùng, bao gồm viêm khớp dạng thấp.
  • Chụp X-quang: Đánh giá chính xác tình trạng gãy xương, thoái hóa khớp, trật khớp…
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Đưa ra hình ảnh chẩn đoán chính xác về tình trạng xương, khớp, gân, dây chằng, sụn chêm, sụn khớp.
  • Chọc hút dịch khớp: Xác định bản chất của dịch khớp có nhiễm trùng hay không, có vi khuẩn hay virus không, tìm ra các tinh thể của bệnh gout hoặc giả gout… Thông qua thủ thuật dùng kim nhỏ đưa vào ổ khớp để hút dịch khớp làm xét nghiệm.

Để điều trị triệu chứng khớp gối có dịch, đầu tiên người bệnh cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra triệu chứng để điều trị triệt để từ nguyên căn. Có những nguyên nhân và việc điều trị khắc phục được triệt để nhưng cũng có những nguyên nhân bệnh lý mãn tính như thoái hóa khớp gối, hoặc viêm khớp dạng thấp chỉ có thể tác động làm giảm các triệu chứng.

Khớp gối có dịch có nguy hiểm không
Xét nghiêm, chẩn đoán sớm giúp xác định nguyên nhân khớp gối có dịch là bệnh gì?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng mà các bác sĩ sẽ kê đơn để bệnh nhân giảm nhẹ các triệu chứng. Thông thường các loại thuốc giảm đau, kháng sinh, thuốc kháng viêm corticosteroid sẽ được chỉ định cho trường hợp này. Tuy nhiên khi dịch khớp quá nhiều, người bệnh bị đau nhức nghiêm trọng thì phương pháp chọc hút dịch khớp kết hợp điều trị tiêm corticoid sẽ được áp dụng thay thế.

Đối với những trường hợp khớp gối có dịch tụ do chấn thương, bệnh nhân có thể được chỉ định nội soi khớp có kết hợp điều trị như sửa chữa những tổn tổn thương tại sụn, dây chằng. Những trường hợp nặng hơn như chấn thương ở người trẻ tuổi, bệnh nhân cần phải thay khớp mới có thể duy trì vận động bình thường.

Chỉ định và chống chỉ định với phương pháp chọc hút dịch khớp gối

Chọc hút dịch khớp gối là thủ thuật đơn giản tiến hành dựa trên thao tác hút bớt lượng dịch khớp dư thừa trong khớp gối bằng kim nhỏ. Phương pháp này không chỉ giúp chẩn đoán các bệnh lý ở khớp gối mà còn có tác dụng ngăn ngừa tràn dịch khớp gối hiệu quả.

Trong điều trị tràn dịch khớp gối theo Y học hiện đại, chọc hút dịch khớp gối đem lại những hiệu quả tích cực. Phương pháp giúp người bệnh giảm nhanh các đau đớn, khó chịu, giảm nhẹ triệu chứng sưng đau, phù nề do dịch tụ gây ra. Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng có thể áp dụng được cách chữa trị này, một số trường hợp bệnh nhân áp dụng sai phương thức có thể phát sinh thành nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Số lần chọc hút dịch khớp gối có giới hạn nhất định, chọc hút nhiều lần sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn, gây nhiễm trùng máu ở bệnh nhân.  Người bệnh cần đến những trung tâm xét nghiệm và điều trị uy tín để thực hiện phương pháp kỹ thuật này đúng tiêu chuẩn.

Chỉ định chọc hút dịch khớp gối:

  • Người bệnh bị viêm màng hoạt dịch khớp gối chưa xác định rõ nguyên nhân.

  • Nghi ngờ nguy cơ nhiễm khuẩn, lao khi bệnh nhân viêm màng hoạt dịch khớp gối.

  • Người bệnh bị thoái hóa khớp gối, tiên lượng có dịch trong khớp gối.

  • Bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp giai đoạn trung bình

  • Bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối sau chấn thương.

  • Bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối có tính chu kỳ

  • Viêm khớp mạn tính thiếu niên, viêm khớp vẩy nến
khớp gối có dịch là bệnh gì
Chỉ định chọc hút dịch khớp gối tùy từng trường hợp mắc bệnh

Chống chỉ định chọc hút dịch khớp gối:

  • Bệnh nhân mắc bệnh ưa chảy máu, máu khó đông.

  • Bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc chống đông máu được kê đơn.

  • Bệnh nhân có tổn thương vùng da ở khớp gối, gần vị trí hút dịch khớp gối.

Lưu ý chăm sóc khi khớp gối có dịch?

Điều trị các bệnh lý liên quan đến tụ dịch ở khớp gối cần đến sự kết hợp giữa phương pháp điều trị và chế độ sinh hoạt, nghỉ dưỡng khoa học. Nếu người bệnh nhận thấy khớp gối có dịch, sưng đau, giai chăm sóc ban đầu rất quan trọng để ngăn chặn biến chứng xảy ra. Những nguyên tắc bệnh nhân cần lưu ý gồm có:

  • Người bệnh cần chú tâm nghỉ ngơi thường xuyên, hạn chế các vận động sử dụng đến khớp gối. Việc tạo áp lực lên khớp gối càng nhiều sẽ càng làm tăng tình trạng tràn dịch, gây ra các cơn đau nhức và sưng nề tại đầu gối.
  • Khi nghỉ ngơi, người bệnh nên kê chân cao hơn tim để lưu thông máu dễ dàng, giảm sưng và hạn chế hoạt động sản sinh dịch khớp gối.
  • Để giảm đau tại nhà, người bệnh có thể sử dụng túi đá chườm lên vùng gối từ 15 – 20 phút mỗi sáng và chiều tối. Nên sử dụng túi đá chườm gián tiếp lên vùng đau nhức, tuyệt đối không chườm đá trực tiếp vì có thể gây đông máu cục bộ..

Nhìn chung, tình trạng khớp gối có dịch xảy ra từ nhiều nguyên do khác nhau nên người bệnh cần nắm rõ nguyên nhân khớp gối có dịch là bệnh gì thì mới điều trị với một trong những phương pháp trên. Triệu chứng này có thể biến chứng nguy hiểm khi lượng dịch tiết ra càng lớn. Người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị sớm để nhận được chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp.

XEM THÊM

Ngày Cập nhật 05/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *