Kinh nguyệt ra nhiều có sao không? Cách điều trị như thế nào?

Kinh nguyệt ra nhiều là tình trạng thường gặp và gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, công việc và sức khỏe của phụ nữ. Vậy, kinh nguyệt ra nhiều có sao không và đâu là cách điều trị hiệu quả dành cho chị em? Chuyên trang đã liên hệ và tham vấn ý kiến từ bác sĩ Đỗ Thanh Hà để đưa ra câu trả lời cho bạn đọc.

ThS. BS Đỗ Thanh Hà chia sẻ nguyên nhân kinh nguyệt ra nhiều

Kinh nguyệt ra nhiều hay cường kinh là một rối loạn kinh nguyệt rất thường gặp. Đây là tình trạng máu kinh ra nhiều vượt quá 200ml và có số ngày kinh kéo dài trên 7 ngày.

Dấu hiệu đặc trưng của cường kinh gồm có:

  • Máu kinh ra nhiều và bạn phải thay băng vệ sinh liên tục.
  • Buổi tối phải dậy thay băng lúc nửa đêm.
  • Kinh ra nhiều cục máu đông, máu cục, chảy nhiều và liên tục.
  • Một số trường hợp kèm rong kinh với số ngày kinh trên 7 ngày.
  • Đau bụng, buồn nôn và rất mệt mỏi.
Kinh nguyệt ra nhiều là tình trạng lượng máu kinh vượt quá 200ml
Kinh nguyệt ra nhiều là tình trạng lượng máu kinh vượt quá 200ml

Bác sĩ Thanh Hà cho biết có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, trong đó phải kể đến:

Mất cân bằng nội tiết tố nữ:

Đây được xem là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng kinh nguyệt ra nhiều. Nguyên nhân này thường gặp ở những chị em trong thời kỳ tiền mãn kinh hoặc bạn gái tuổi dậy thì.

Ngoài ra, mất cân bằng nội tiết tố còn do chị em sử dụng thuốc tránh thai có hàm lượng estrogen cao, thuốc trị bệnh mãn tính, béo phì, làm việc quá sức…

U xơ tử cung:

Dù là bệnh lành tính nhưng khi kích thước khối u xơ càng lớn thì các triệu chứng mà bệnh gây ra cho người bệnh là rất khó chịu, điển hình là kinh nguyệt ra nhiều. Bên cạnh đó là các triệu chứng khác như: Đau bụng dưới, máu ra ít hơn bình thường giữa chu kỳ kinh nguyệt…

Tăng sản nội mạc tử cung:

Bệnh xảy ra khi lớp niêm mạc trong tử cung được sản sinh ra quá nhiều. Và máu kinh ra nhiều bất thường là triệu chứng điển hình nhất của bệnh lý này.

Tăng sản nội mạc tử cung cũng là nguyên nhân gây cường kinh
Tăng sản nội mạc tử cung cũng là nguyên nhân gây cường kinh

Polyp cổ tử cung:

Đây là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ đã sinh con và ngoài 20 tuổi, bệnh xuất hiện những khối nhỏ khoảng 2mm ở cổ tử cung. Không chỉ khiến nữ giới đối mặt với triệu chứng máu kinh ra nhiều mà có thể làm gia tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn nếu không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân kinh nguyệt ra nhiều khác:

  • Các bệnh lý gây rối loạn đông máu như: Viêm gan, suy gan, Hemophilia… có thể khiến số ngày kinh kéo dài và cường kinh.
  • Rối loạn vận mạch, rối loạn chức năng thần kinh thực vật khiến cho các mạch máu ở niêm mạc tử cung co thắt kém.
  • Bệnh viêm tiểu khung: Là bệnh nhiễm khuẩn ở các cơ quan trong vùng tiểu khung, bệnh gây ra triệu chứng kinh nguyệt ra nhiều. Bệnh có thể lây nhiễm đường tình trạng hay quá trình tiến hành thủ thuật phụ khoa.
  • Ung thư cổ tử cung: Là tình trạng các tế bào tử cung phát triển bất thường không thể kiểm soát, vì thế gây ra tổn thương đến các bộ phận trong cơ thể. Biểu hiện điển hình của bệnh là kinh nguyệt ra nhiều.
  • Ung thư nội mạc tử cung: Lúc này các tế bào bất thường ở tử cung và nội mạc tử cung sẽ sinh sản mạnh, gây tổn thương đến tử cung và các cơ quan khác.

Kinh nguyệt ra nhiều có sao không?

So với những dạng rối loạn kinh nguyệt khác thì kinh ra nhiều được đánh giá là có những tác động nghiêm trọng hơn. Nếu không được chữa trị kịp thời bệnh còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sinh sản. Cụ thể, bác sĩ Thanh Hà có nhắc đến một số vấn đề như sau:

Ảnh hưởng đến sinh hoạt:

Máu kinh ra nhiều làm cho vùng kín bị ẩm ướt, chị em sẽ cảm thấy khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt, làm việc. Thậm chí tình trạng này còn khiến người bệnh bất tiện ngay cả việc di chuyển, đi đứng.

Mất máu, thiếu máu:

Do lượng máu kinh ra nhiều hơn so với mức bình thường nên người bệnh sẽ đối mặt với tình trạng mất máu, thiếu máu. Cơ thể người bệnh luôn mệt mỏi, xanh xao, thậm chí còn bị hôn mê nếu thiếu máu nặng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày.

Cường kinh có thể gây ra tình trạng thiếu máu
Cường kinh có thể gây ra tình trạng thiếu máu

Gây viêm nhiễm phụ khoa:

Kinh nguyệt ra nhiều làm cho vùng kín của chị em luôn trong tình trạng ẩm ướt, dính máu. Đặc biệt, máu và băng vệ sinh là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây viêm nhiễm.

Máu kinh ra nhiều tiềm ẩn bệnh lý:

Không chỉ gây ra khó chịu trong sinh hoạt, công việc của người bệnh mà kinh nguyệt ra nhiều còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý phụ khoa khác như: U xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung…

Chính vì những ảnh hưởng như vậy nên chị em cần phải quan tâm đến sức khỏe của mình hơn. Khi có hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều bất thường hãy chủ động đi thăm khám ngay để được tư vấn cách điều trị hiệu quả.

Cách điều trị kinh ra nhiều hiệu quả hiện nay

Hiện nay, tình trạng kinh nguyệt chảy ra nhiều có thể được áp dụng bằng nhiều cách khác nhau. Có thể sử dụng phương pháp Tây y hoặc Đông y tùy vào từng trường hợp cũng như mong muốn của người bệnh.

Điều trị bằng Tây y

Với y học hiện đại, bác sĩ sau khi chẩn đoán nguyên nhân kinh nguyệt ra nhiều sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh để sử dụng thuốc hay phương pháp ngoại khoa để điều trị tốt nhất. Cụ thể:

Dùng thuốc:

Thuốc được xem là phương án đầu tiên dùng để khắc phục tình trạng cường kinh (kinh nguyệt ra nhiều) cho chị em. Các thuốc phổ biến được chỉ định gồm có:

Thuốc Tây mang đến nhiều công dụng trong điều trị tình trạng cường kinh
Thuốc Tây mang đến nhiều công dụng trong điều trị tình trạng cường kinh
  • Thuốc nhóm nội tiết: Giúp làm giảm lượng kinh nguyệt, giảm chảy máu, điều hòa chu kỳ kinh, hoặc có thể cầm máu hoàn toàn.
  • Thuốc cầm máu: Các loại thuốc cầm máu được sử dụng gồm axit tranexamic và desmopressin. Bác sĩ thường kê đơn trong điều trị cường kinh do bệnh lý rối loạn đông máu.
  • Thuốc kháng sinh: Dùng trong trường hợp kinh nguyệt ra nhiều do bệnh phụ khoa ở giai đoạn đầu. Giúp kiểm soát tình trạng bệnh, ngăn ngừa bệnh chuyển biến nghiêm trọng.
  • Axit Tranexamic: Đây là thuốc được kê đơn nhiều trong điều trị tình trạng này. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, dùng mỗi tháng khi bắt đầu chu kì kinh.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Gồm các thuốc như ibuprofen, có công dụng kiểm soát tình trạng chảy máu kinh nhiều và đồng thời giảm đau bụng kinh.
  • Bác sĩ cũng có thể kê thuốc khác trong điều trị cường kinh như: Chất chủ vận GnRH (hormone giải phóng Gonadotropin); liệu pháp hormone; thuốc Ulipristal acetate…

Dùng phương pháp ngoại khoa:

  • Nếu tình trạng kinh nguyệt ra nhiều nguyên nhân do các bệnh phụ khoa gây ra với các triệu chứng nghiêm trọng, phương pháp điều trị nội khoa không đáp ứng được bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.
  • Phương pháp điều trị ngoại khoa thường được chỉ định đó là đốt điện nội mạc và cắt tử cung (cắt bỏ hoàn toàn tử cung).

**Lưu ý: Phẫu thuật có thể xảy ra các biến chứng nếu như trình độ bác sĩ không tốt và chuyên môn cao. Chính vì vậy, chị em hãy lựa chọn địa chỉ khám, điều trị uy tín và chất lượng.

Bài thuốc Đông y điều trị kinh nguyệt ra nhiều

Đông y gọi hiện tượng này là kinh nguyệt quá đa, kinh thủy quá đa. Hầu hết kinh nguyệt ra nhiều do mạch Nhâm – Xung bị suy yếu, huyết hải không giữ được huyết gây ra bệnh.

Khắc phục kinh ra nhiều bằng thuốc Đông y
Khắc phục kinh ra nhiều bằng thuốc Đông y

Và để điều trị tình trạng này Đông y sẽ xác định từng thể bệnh, nguyên nhân cụ thể. Bởi mỗi một thể bệnh sẽ có bài thuốc khác nhau. Cụ thể:

  • Thể huyết hư: Liên nhục, bạch truật, sài hồ, hoàng kỳ, quy xuyên, mỗi vị 12g; đẳng sâm, hoài sơn, mỗi vị 16g; trích thảo 4g; thăng ma 8g; ý dĩ 20g; trần bì, sa nhân, mỗi vị 6g; bạch linh.
  • Thể huyết nhiệt: Bạch thược 12g; hoàng cầm, đan bì, đương quy, sinh địa, mỗi vị 10g; thăng ma, hoàng liên, mỗi vị 5g; xuyên khung, ngải diệp, mỗi vị 3g.
  • Thể huyết ứ: Xuyên khung 10g; quy vĩ, bạch thược, mỗi vị 12g; hồng hoa, đào nhân, mỗi vị 8g; tam thất 4g.

Để có cách sử dụng đúng chị em cần đến trung tâm, phòng khám Đông y, bệnh viện uy tín. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng khi chưa có sự tư vấn và cho phép từ bác sĩ tránh những vấn đề không mong muốn.

Chị em mách nhau phương pháp điều trị kinh nguyệt ra nhiều hiệu quả

Hiện nay, Đông y được xem là phương pháp điều trị kinh nguyệt ra nhiều vừa an toàn, vừa mang hiệu quả lâu dài nên rất được chị em tin dùng. Trước vô vàn phòng mạch mọc lên như nấm, đâu mới là nơi chúng ta có thể yên tâm gửi gắm niềm tin.

Nhằm giúp người bệnh dễ dàng hơn trong việc lựa chọn địa chỉ khám bệnh, chuyên trang đã tìm hiểu và nhận thấy thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà đang là cái tên được quan tâm nhiều nhất hiện nay. Từng góp mặt trong chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 với chủ đề Đông y điều trị bệnh Phụ khoa, bác sĩ Hà đã có những chia sẻ rất cụ thể về bệnh cũng như giải đáp những thắc mắc mà đa số chúng ta còn chưa rõ hết. 

Ths.Bs Đỗ Thanh Hà – Nguyên Giám đốc Phòng khám Đông y Việt Nam là người đã có 40 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh Phụ khoa bằng YHCT. Trước đây, bác sĩ từng có 14 năm công tác tại bệnh viện YHCT Trung ương với vị trí Trưởng khoa Phụ. Giờ khi đã nghỉ hưu, bác sĩ Hà vẫn là cái tên được nhiều thế hệ phụ nữ Việt Nam nhắc đến mỗi khi cần giải quyết vấn đề Phụ khoa.

Bác sĩ Thanh Hà là một cây đại thụ trong lĩnh vực YHCT, từng được mời đến tham gia chương trình Sống khỏe mỗi ngày
Bác sĩ Thanh Hà là một “cây đại thụ” trong lĩnh vực YHCT, từng được mời đến tham gia chương trình Sống khỏe mỗi ngày

Báo chí viết về thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà:

Về bài thuốc chữa kinh nguyệt ra nhiều của bác sĩ Thanh Hà, có rất nhiều điểm cần phải nhắc đến. Thứ nhất là tính cá nhân hóa cao. Với mỗi bệnh nhân, mỗi thể trạng khác nhau, bác sĩ Hà đều thăm khám cẩn thận để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Sau khi đã nắm rõ được căn nguyên, bác sĩ mới tiến hành cân nhắc liều lượng các vị thuốc, hướng xử lý theo từng giai đoạn để điều trị lâu dài, triệt để. 

Thứ hai là tính an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng. Thuốc của bác sĩ Hà được kết hợp từ rất nhiều thảo dược thiên nhiên, dược tính cao nhưng vẫn đảm bảo dược tính và không làm ảnh hưởng đến các bộ phận, cơ quan sinh dục hay sức khỏe người bệnh. Trái ngược với thuốc Tây mang nhiều tác dụng phụ, tùy đối tượng mà cân nhắc dùng thuốc thì Đông y lại giữ được sự lành tính với những vị thuốc thảo dược. Hơn nữa, thuốc được gia giảm, cân chỉnh theo từng người nên việc phù hợp đối tượng, cơ địa được tối ưu, ngay cả mẹ bỉm sau sinh, người bị viêm loét dạ dày hay cơ thể suy nhược đều có thể sử dụng.

Thứ ba là hiệu quả lâu dài. Thông thường, các nhà thuốc, thầy lang chỉ cắt thuốc theo thang, điều trị từ đầu đến cuối. Thế nhưng, bác sĩ Thanh Hà lại rất quan tâm đến diễn biến của người bệnh trong suốt quá trình điều trị. Theo từng giai đoạn, tùy vào mục đích cuối cùng mà bác sĩ Hà sẽ có sự điều chỉnh các vị thuốc sao cho đúng. Ví dụ khi cần hoạt huyết, hóa ứ sẽ dùng xuyên khung, bạch thược, đào nhân; khi cần bổ thận, giúp người phụ nữ dễ đậu thai lại dùng nhiều sơn thù, thỏ ty tử, thục địa,…

Những điểm đặc biệt mà bài thuốc có được
Những điểm đặc biệt mà bài thuốc có được

Không chỉ với bài thuốc, người bệnh còn hài lòng với sự nhiệt tình và chu đáo của bác sĩ Hà. Trong quá trình điều trị, bác sĩ Hà theo dõi rất sát sao tiến độ cải thiện của bệnh nhân để kịp thời có kế hoạch điều chỉnh hoặc xem xét lại vị thuốc. Bởi vậy, người bệnh luôn cảm thấy yên tâm cũng như luôn coi bác sĩ Hà như người bạn đồng hành tuyệt vời.

Để biết thêm về bài thuốc của bác sĩ Thanh Hà cũng như cơ chế tác động của Đông y, bạn có thể tham khảo TẠI ĐÂY!

VIDEO – Bác sĩ Đỗ Thanh Hà chia sẻ cách phòng ngừa và điều trị bệnh phụ khoa theo Đông y trên Chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2. Các chị em xem tại đây:

Bạn đọc vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây để được tư vấn miễn phí và thăm khám tình trạng kinh nguyệt:

Phòng khám Đông y Việt Nam

Lưu ý: Bác sĩ Đỗ Thanh Hà hiện làm việc trực tiếp tại cơ sở Hà Nội

Cách hạn chế tình trạng kinh nguyệt ra nhiều

Theo các bác sĩ chuyên khoa, chị em có thể ngăn ngừa, phòng tránh tình trạng cường kinh bằng những cách sau đây:

  • Chị em nên có một chế độ sinh hoạt hợp lý, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất bằng cách ngủ đủ giấc, ăn nhiều hoa quả, chất xơ, hạn chế ăn chất béo, đồ lạnh.
  • Tránh vận động, làm việc quá sức, thay vào đó chị em hãy tập thể dụng nhẹ nhàng, vừa sức để điều hòa kinh nguyệt.
  • Chú ý trong vấn đề vệ sinh vùng kín hàng ngày, nên vệ sinh sạch sẽ, đúng cách. Thay băng thường xuyên 4 tiếng/ lần khi đến kỳ kinh.
  • Không được lạm dụng cũng như tự ý sử dụng các thuốc nội tiết sinh dục vì nó sẽ ảnh hưởng đến nội tiết tố trong cơ thể.
  • Nên thực hiện thăm khám phụ khoa định kỳ để có thể kiểm soát được tốt nhất sức khỏe cơ quan sinh sản. Sớm phát hiện bất thường để có cách điều trị phù hợp và triệt để nhất.

Hi vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp cho chị em hiểu hơn về tình trạng kinh nguyệt ra nhiều cũng như cách điều trị hiệu quả. Kinh nguyệt ra nhiều có thể là dấu hiệu của bệnh lý phụ khoa ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản nên khi có dấu hiệu bất thường chị em cần chủ động đi khám ngay. Chúc bạn sức khỏe!

THÔNG TIN QUAN TRỌNG:

Ngày Cập nhật 05/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *