Lá Sa Kê Chữa Bệnh Gì? 5 Công Dụng Của Lá Sake Tươi, Khô

Lá sa kê có thể hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, gout, sỏi thận, viêm da và mụn nhọt. Tuy nhiên trong lá có độc tính nên việc sử dụng cần phải tuân thủ liều lượng và một số lưu ý quan trọng.

Không chỉ có trái sa kê, lá của loại này cũng chữa nhiều bệnh lý.
Không chỉ có trái sa kê, lá của loại này cũng chữa nhiều bệnh lý.

Tổng quan về cây sa kê

Cây sa kê (Artocarpus altilis) có tên gọi khác là cây bánh mì. Sa kê thuộc loại cây gỗ và cao khoảng 20m. Cây ưa môi trường có khí hậu nhiệt đới. Nó mọc hoang hoặc được trồng ở nhiều nơi tại Đông Nam Á.

Toàn cây có mủ trắng và không độc. Hoa đơn tính. Hoa đực thường ra trước hoa cái một thời gian. Quả có màu xanh, hình như quả trứng và có gai như quả mít nhưng gai nằm sát nhau và không nhọn.

Cây sa kê có lá to và dài. Mỗi lá chia thành 3 – 9 thùy thuôn dài, xẻ lông chim. Lá màu xanh bóng ở mặt trên, mặt dưới nhám và màu nhạt hơn. Cuốn lá to. Lá thường chuyển vàng rồi khô lại trên cây trước khi rụng xuống đất.

Đặc điểm về thành phần hóa học của lá sa kê

Lá sake chứa protein, chất xơ, đường bột và cả chất béo. Bên cạnh đó, nó cũng chứa một số vitamin và khoáng chất như: vitamin C, nhóm B (B1, B2 và B3-PP); kali, magie, đồng, sắt và mangan.

Ngoài ra, các nhà khoa học còn phát hiện một lượng nhỏ alkaloid trong lá của cây sake. Chất này chứa độc tính có thể gây chết người nếu dùng với liều lượng cao. 

Công dụng của lá sake

Công dụng chủ yếu của lá sa kê là tiêu viêm, tiêu độc và lợi tiểu. Bên cạnh đó, nó còn được ứng dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh lý như: gout; vàng da do viêm gan; phù thũng, tiểu đường tuýp 2; huyết áp cao, sỏi thận và mụn nhọt.

Lá sake khi dùng làm dược liệu có thể dùng ở dạng tươi hoặc khô. Liều dùng 1 ngày cho 1 người an toàn ở dạng khô là 2 – 3 lá, ở dạng tươi là 1 hoặc nửa lá. 

Lá sake thường được sử dụng làm dược liệu khi đã chuyển vàng và rụng xuống đất.
Lá sake thường được sử dụng làm dược liệu khi đã chuyển vàng và rụng xuống đất.

Chữa bệnh tiểu đường tuýp 2

100g lá sake có thể kết hợp với 1 trong 2 nhóm nguyên liệu dưới đây:

  • 50g lá ổi non và 100g đậu bắp tươi;
  • 30g cỏ xước khô;

Chọn một trong hai nhóm rồi mang đi nấu lấy nước uống. Đổ nước ngập nguyên liệu và nấu đến khi còn một nửa. Trung bình cứ 2 lít nước sắc còn 1 lít là có thể dùng.

Bài thuốc này có tác dụng tích cực trong việc đào thải lượng đường không thể chuyển hóa ra ngoài qua đường tiết niệu. Đồng thời, nó cũng giúp cho hoạt động của thận được hiệu quả hơn.

Trị bệnh cao huyết áp

Chọn 1 lá sake vàng vừa rụng đem nấu chung với 50g lá rau ngót và 20g lá chè xanh. Cho nước ngập các nguyên liệu và nấu trong khoảng 30 phút thì chắt lấy nước uống. Có thể chia thành nhiều lần và uống hết trong ngày.

Chữa bệnh gout và sỏi thận

Đối với bệnh gout, bài thuốc từ lá sake có công dụng hỗ trợ thận đào thải axit uric. Bên cạnh đó, nó còn giảm nhẹ các biểu hiện của bệnh nhờ khả năng kháng viêm và giảm đau. Còn với bệnh sỏi thận, bài thuốc này cũng có tác dụng cải thiện các triệu chứng và hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị.

 Có 2 bài thuốc dùng lá sake chữa gout và sỏi thận

+Nấu lấy nước uống mỗi ngày 1 lá sake vàng;

+Kết hợp nửa lá sake với đậu bắp và ổi non (mỗi loại 50g).

Trị viêm gan vàng da và phù thũng

Nguyên liệu cho 1 thang thuốc gồm: 100g lá sa kê; diệp hạ châu tươi, cỏ mực khô và củ móp gai tươi (mỗi loại 50g). Cách dùng là sắc lấy nước uống. Cho nước ngập các nguyên liệu, nấu đến khi còn một nửa lượng nước thì dừng lại. Một thang thuốc sắc 3 lần và uống hết trong ngày.

Nấu nước lá sake chữa tình trạng vàng da do viêm gan và nhiều bệnh lý khác.
Nấu nước lá sake chữa tình trạng vàng da do viêm gan và nhiều bệnh lý khác.

Lá sa kê trị mụn nhọt

Ngoài công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý, lá sake còn được sử dụng để điều trị mụn nhọt. Nếu dùng lá tươi thì kết hợp cùng với lá đu đủ. Sau khi giã nát hai loại lá thì trộn vôi trầu rồi đắp lên mụn. Nếu dùng lá khô thì bạn phải đốt lấy tro. Tán mịn nó rồi trộn với dầu dừa và bột nghệ.

Lưu ý khi dùng lá sake chữa bệnh

Nên dùng lá sa kê khô chữa bệnh

Các bài thuốc với lá sake tươi có thể thay thế bằng lá khô. Tuy nhiên khi dùng ở dạng khô thì liều lượng 1 thang thuốc dao động từ 2 – 3 lá. Các thầy thuốc khuyên nên dùng lá cây này làm dược liệu ở dạng khô. Mục đích là giảm các độc tính có trong lá. Và điều quan trọng là tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh vẫn hiệu quả như dùng dạng tươi.

Sử dụng lá sake đúng cách

Một số tài liệu trên mạng cho rằng có thể uống nước lá sake thay nước lọc hằng ngày để thanh nhiệt và tốt cho sức khỏe ngay cả trường hợp không bị bệnh gì. Theo phân tích của các chuyên gia về sức khỏe, cách sử dụng này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro bởi độc tính trong lá. Các chuyên gia khuyên chỉ nên dùng nước lá sa kê khi mắc bệnh lý. Không nên sử dụng thường xuyên từ tháng này sang tháng khác.

Ngay cả trong trường hợp dùng nước lá cây sake để chữa bệnh thì cũng không nên dùng liên tục quá 1 tuần. Bởi nó có thể gây tổn thương thận và nhiễm độc một số cơ quan khác trong cơ thể.

Về cách bảo quản, nước lá sake sau khi nấu cần được bảo quản trong tủ lạnh. Khi uống hâm nóng lại để tránh rối loạn tiêu hóa. Tuyệt đối không được dùng nước để quá 24 giờ dù bạn có để nó trong tủ lạnh.

Nếu sức khỏe bình thường, các chuyên gia khuyên bạn đừng uống nước lá sake.
Nếu sức khỏe bình thường, các chuyên gia khuyên bạn đừng uống nước lá sake.

Đối tượng không được sử dụng lá sake chữa bệnh

Lá sake có nhiều công dụng cho sức khỏe và cải thiện nhiều bệnh lý. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể dùng loại lá này. Cụ thể là các đối tượng sau:

  • Người bị hạ huyết áp hoặc hạ canxi;
  • Viêm dạ dày;
  • Phụ nữ đang có thai.

Ngày Cập nhật 05/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *