Bài thuốc từ lá sen chữa gan nhiễm mỡ hiệu quả

Thay vì sử dụng các loại thuốc Tây y để cải thiện bệnh gan nhiễm mỡ, người bệnh cũng có thể sử dụng các bài thuốc từ lá sen được dân gian lưu truyền lại. Bên cạnh đó, những bài thuốc từ thảo dược này còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây hại.

Những bài thuốc trị bệnh gan nhiễm mỡ từ lá sen theo kinh nghiệm của dân gian
Những bài thuốc trị bệnh gan nhiễm mỡ từ lá sen theo kinh nghiệm của dân gian

Công dụng của lá sen trong việc điều trị bệnh gan nhiễm mỡ

Nếu nhắc đến cây sen thì không thể không nhắc đến vẻ đẹp và mùi thơm của hoa sen, đặc biệt hơn là những công dụng của sen mang lại đối với sức khỏe của con người. Mỗi bộ phận của cây sen đều mang lại những công dụng và lợi ích riêng, điển hình hơn là lá sen. Đây là một loại thảo dược đã được cả nền y dược hiện đại và y học cổ truyền nghiên cứu về những công dụng của chúng.

Theo sự nghiên cứu của giới y học hiện đại, trong lá sen có chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng khá lớn trong việc cải thiện chức năng của gan, bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây hại, đặc biệt là hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ. Các thành phần đó không thể không kể đến, bao gồm: Tanin, Vitamin C, Nuciferin, Alcaloid, Succinin, Isoquercitrin, Quercetin, Leucocyanidin, Roemerin, Acid citric cùng với nhiều thành phần hoạt chất khác.

Trong Đông y, lá sen còn được gọi là hà diệp. Loại thảo dược này có vị đắng, hơi chát, tính bình, không độc, có tác dụng cầm máu, thanh nhiệt, tán ứ, lợi thấp, an thần, điều hòa cơ thể.

Với những bản chất trên, lá sen rất thích hợp góp mặt trong danh sách các loại thảo dược trị bệnh gan nhiễm mỡ. Và đây cũng chính là phương pháp điều trị được ông bà ta ngày xưa áp dụng và lưu truyền cho đến ngày hôm nay.

Trong lá sen có chứa các thành phần có tác dụng tăng cường chức năng của gan, bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây hại
Trong lá sen có chứa các thành phần có tác dụng tăng cường chức năng của gan, bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây hại

Tổng hợp 4 cách dùng lá sen trị bệnh gan nhiễm mỡ

Thông thường, lá sen được sử dụng dưới dạng khô và bảo quản trong bao bì kín để không làm mất chất của dược liệu, đặc biệt là giảm bớt vị đắng của lá sen. Với nguyên liệu chính là lá sen, bạn có thể loại nguyên liệu này để trị bệnh gan nhiễm mỡ với nhiều cách khác nhau, điển hình là 4 cách được chúng tôi chia sẻ dưới đây:

Cách số 1: Dùng trà lá sen thay cho nước trà hằng ngày

Bản chất ban đầu của lá sen đã có công dụng trị bệnh gan nhiễm mỡ. Chính vì vậy, bạn có thể sử dụng độc vị loại nguyên liệu này để cải thiện bệnh lý bằng cách:

  • Cho 10 gram lá sen khô vào trong 500 ml nước lọc để đun cho đến khi các tinh chất có trong lá sen ra hoàn toàn;
  • Chắt lọc lấy phần nước và loại bỏ phần bã;
  • Dùng nước lá sen để thay cho nước trà hằng ngày;
  • Người bệnh nên kiên trì sử dụng trong khoảng 10 – 15 ngày để bệnh tình được đẩy lùi như mong đợi.

Ngoài công dụng cải thiện các triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ, loại đồ uống này còn có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, làm mát gan và bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây hại.

Cách số 2: Trị gan nhiễm mỡ với sự kết hợp của lá sen và lá trà xanh

Lá trà xanh hay còn được gọi là lá chè xanh – một nguyên liệu quen thuộc với nhiều công dụng bảo vệ sức khỏe. Sự kết hợp giữa lá sen và lá trà xanh là sự kết hợp hoàn hảo trong việc cải thiện bệnh gan nhiễm mỡ cho các đối tượng mắc phải. Bên cạnh đó, loại đồ uống này còn giúp thanh lọc và giải độc cơ thể.

Để có được một cốc nước trà mỗi ngày, bạn cần chuẩn bị lá sen khô và lá trà xanh khô với mỗi vị 50 gram. Khi hai nguyên liệu đã được chuẩn bị đầy đủ, bạn có thể bắt tay ngay vào thực hiện theo các bước sau:

  • Cho hai nguyên liệu trên vào trong nồi cùng với 1 lít nước lọc;
  • Bắt lên bếp và tiến hành đun cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng 700 – 750 ml nước và có thể tắt bếp;
  • Chắt lọc lấy phần nước và loại bỏ phần bã;
  • Đổ hỗn hợp nước vào trong bình, đợi nguội và đem bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh để sử dụng dần;
  • Kiên trì sử dụng mỗi ngày nếu mong muốn bệnh tình được thuyên giảm.
Lá sen được sử dụng để trị bệnh gan nhiễm mỡ là loại lá hình bánh tẻ được phơi khô và bảo quản nơi thoáng mát
Lá sen được sử dụng để trị bệnh gan nhiễm mỡ là loại lá hình bánh tẻ được phơi khô và bảo quản nơi thoáng mát

Cách số 3: Kết hợp lá sen và táo mèo để trị bệnh gan nhiễm mỡ

Dược liệu táo mèo cũng được đánh giá tốt như lá trà xanh khi kết hợp cùng với lá sen trong việc điều trị bệnh gan nhiễm mỡ. Sự kết hợp của hai loại thảo dược này có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol có trong máu, tăng cường khả năng tuần hoàn máu và bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây hại.

Bạn cần chuẩn bị 10 gram lá sen khô cùng với 20 gram táo mèo khô và tiến hành thực hiện theo các bước sau:

  • Cho hai nguyên liệu đã được chuẩn bị vào trong nồi cùng với 500 ml nước;
  • Tiến hành đun sôi cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng 300 ml được;
  • Chắt lọc lấy phần nước để sử dụng thay cho nước trà.

Cách số 4: Chữa bệnh gan nhiễm mỡ bằng lá sen cùng với các loại thảo dược khác

Ngoài việc sử dụng độc vị lá sen hay chỉ kết hợp lá sen cùng với một ngoại nguyên liệu khác, bạn cũng có thể kết hợp loại nguyên liệu này cùng với nhiều các loại thảo dược khác trong việc điều trị bệnh gan nhiễm mỡ.

Với bài thuốc này, bạn cần chuẩn bị các vị thuốc sau: Lá sen khô, táo mèo, thảo quyết minh và hà thủ ô mỗi vị 10 gram. Khi tất cả các nguyên liệu đã sẵn sàng, bạn có thể tiến hành thực hiện theo các bước sau;

  • Cho tất cả nguyên liệu vào trong nồi cùng với 5 chén nước lọc;
  • Bắt lên bếp và tiến hành đun trên ngọn lửa nhỏ. Đun cho đến khi các tinh chất có trong dược liệu ra hoàn toàn là có thể tắt bếp;
  • Chắt lọc lấy phần nước và sử dụng phần nước sắc được để dùng thay cho nước trà hằng ngày;
  • Người bệnh nên sử dụng mỗi ngày và sử dụng đều đặn cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.
Ngoài công dụng cải thiện bệnh gan nhiễm mỡ, nước trà lá sen còn có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, bảo vệ gan, tăng cường chức năng gan
Ngoài công dụng cải thiện bệnh gan nhiễm mỡ, nước trà lá sen còn có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, bảo vệ gan, tăng cường chức năng gan

Với 4 cách trên, các đối tượng bị gan nhiễm mỡ có thể tự lựa chọn cho mình một bài thuốc từ lá sen để cải thiện bệnh lý cũng như tăng cường sức khỏe. Bên cạnh đó, kết hợp cùng với chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để bệnh tình được đẩy lùi một cách nhanh chóng.

Một số điểm cần lưu ý khi trị bệnh gan nhiễm mỡ bằng lá sen

Bên cạnh việc tuân thủ các nguyên tắc sử dụng bài thuốc từ lá sen, các đối tượng bị gan nhiễm mỡ cần lưu ý đến những vấn đề dưới đây để loại dược liệu này phát huy hết công dụng vốn có của chúng:

  • Công dụng của lá sen mang lại thường khá chậm so với các loại thuốc tây y. Chính vì vậy, người bệnh nên cố gắng dùng thuốc trong khoảng thời gian khá dài và kiên trì sử dụng đều đặn mỗi ngày. Khi đó, các tinh chất có trong lá sen sẽ từ từ thấm dần vào trong cơ thể và phát huy công dụng cải thiện bệnh lý;
  • Các đối tượng dị ứng hay quá mẫn cảm với một số thành phần có trong lá sen cần cân nhắc trước khi sử dụng;
  • Trong quá trình sử dụng bài thuốc từ lá sen, nếu gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào, người bệnh nên tạm ngưng sử dụng một thời gian và chỉ sử dụng trở lại khi cơ thể đã ổn định;
  • Chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống. Tăng cường bổ sung cho cơ thể nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có như: rau xanh, trái cây tươi, các loại củ quả,… Đồng thời, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm cay nóng hay các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm giàu cholesterol,… những loại thực phẩm này không tốt cho sức khỏe của gan;
  • Tăng cường vận động cơ thể bằng các bài tập thể dục thể thao phù hợp với tình trạng của sức khỏe để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị bệnh lý.
Một số lưu ý khi sử dụng bài thuốc từ lá sen trong việc chữa bệnh gan nhiễm mỡ
Một số lưu ý khi sử dụng bài thuốc từ lá sen trong việc chữa bệnh gan nhiễm mỡ

Bài viết đã chia sẻ cho bạn đọc những cách trị bệnh gan nhiễm mỡ bằng lá sen cùng với đó là những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng. Để đạt được kết quả điều trị như mong muốn, người bệnh cần kiên trì sử dụng đều đặn mỗi ngày, kết hợp cùng với chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Đồng thời, tiến hành thăm khám định kỳ để theo dõi tình hình sức khỏe cũng như làm rõ nguyên nhân gây bệnh, từ đó có những phương án cải thiện phù hợp.

Có thể bạn đọc quan tâm:

Ngày Cập nhật 05/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *