Lồi (Lệch) đĩa đệm là gì? Bệnh có chữa được không?

Lồi (lệch) đĩa đệm là một triệu chứng xương khớp phổ biến, đây cũng là thế nhẹ của bệnh thoát vị đĩa đệm nói chung. Người bệnh bị lồi hoặc lệch đĩa đệm chỉ mới ở giai đoạn đĩa đệm lồi nhẹ ra ngoài cột sống, nhầy vẫn còn nằm trong bao xơ nên chưa gây ra tình trạng chèn ép thần kinh. Tuy nhiên nếu không được điều trị sớm, người bệnh sẽ bị thoát vị đĩa đệm dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Lồi (lệch) đĩa đệm là gì?

Bệnh nhân lồi đĩa đệm hoặc lệch đĩa đệm điều có khả năng phát triển thành thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị sớm. Lồi hoặc lệch đĩa đều đều là tình trạng nhân nhầy đã hoặc chưa bị rò rỉ ra khỏi phần trung tâm đĩa đệm và đĩa đệm nối giữa các đốt sống bị lệch khỏi vị trí cơ bản. Từ đó đĩa đệm có thể bị lồi, phồng lên và gây ra sự chèn ép lên các rễ thần kinh lân cận khiến người bệnh bị đau nhức. 

Đĩa đệm là bộ phận nằm giữa 2 cột sống có tác dụng tương tự như vật cản hấp thu xung động, giảm ma sát giữa các đốt sống lưng và bảo vệ hệ thần kinh, tủy sống. Vì nguyên nhân nào đó mà lớp bên ngoài (bao xơ) của đĩa đệm sẽ yếu đi khiến lượng nhân nhầy bên trong bị đẩy ra ngoài.

Hiện tượng thoát vị đĩa đệm nói chung hay lồi, lệch đĩa đệm nói riêng  thường xảy ra ở vùng thắt lưng, hoặc cổ. Vỏ ngoài bao phủ đĩa đệm càng yếu, thì tình trạng thất thoát nhân của đĩa đệm càng tăng qua các vết nứt, từ đó gây chèn ép lên dây thần kinh. Người bệnh được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm khi nhân nhầy thoát ra khỏi đĩa đệm, lúc này việc điều trị tương đối khó khăn hơn.

Lồi (lệch) đĩa đệm là gì?
Lệch hoặc lồi đĩa đệm có nguy cơ tiến triển cao thành bệnh thoát vị đĩa đệm

Nguyên nhân lồi, lệch đĩa đệm

Lồi, lệch đĩa đệm là triệu chứng xương khớp xảy ra từ nhiều tác động. Cụ thể những nguyên nhân phổ biến bao gồm:

Đỗ Minh Thoát vị thang là bài thuốc Nam gia truyền được đông đảo người bệnh, chuyên gia đánh giá là giải pháp trị bệnh hàng đầu bằng YHCT hiện nay.

Do người bệnh bị tai nạn hoặc sinh hoạt sai cách

– Người bệnh bị ngã, va đập mạnh và tổn thương tại cột sống có thể khiến đĩa đệm bị lệch.

– Tổn thương sâu hoặc nhiễm trùng cộng sống khiến vòng sợi bị rách, đĩa đệm bị lồi ra một phần

– Do thói quen đứng hoặc ngồi sai tư thế, ngồi cong lưng gây vẹo cột sống.

– Vận động viên tập luyện quá sức, tập sai tư thế gây tổn thương cột sống nói chung.

– Thường xuyên làm việc nặng, người làm việc trong tư thế rướn hoặc khom lưng thường xuyên.

Do người bệnh bị thoái hóa cột sống

– Người bệnh đã hoặc đang có tiền sử bệnh thoái hóa cột sống.

– Giảm tính đàn hồi ở đĩa đệm do xương khớp không còn độ dẻo dai

– Nhân nhầy bị khô và mất nước vì thoái hóa khớp.

– Vòng sụn thoái hóa nghiêm trọng khiến đĩa đệm bị lệch khi chịu tác động mạnh.

Lồi lệch đĩa đệm do di truyền

Một nguyên nhân gây lồi, lệch đĩa đệm hiếm gặp là do di truyền từ gia đình.  Không chỉ triệu chứng này mà hầu hết những bệnh lý xương khớp đều có khuynh hướng di truyền từ cha mẹ sang con cái.

Đa số những trường hợp bị bệnh về đĩa đệm bẩm sinh đều có có mật độ thành phần elastin ít hơn so với những người có xương khớp khỏe mạnh. Elastin là chất quan trọng có vai trò cấu tạo nên sự hình thành đĩa đệm.

Khả năng phát triển bệnh ở những đối tượng này có nguy cơ cao hơn nếu họ bị béo phì, hoạt động chân kém. Khi yêu cầu công việc khiến bệnh nhân mang vác vật nặng thường xuyên sẽ dẫn đến triệu chứng lồi hoặc lệch đĩa đệm.

Lệch hoặc lồi đĩa đệm là gì, có chữa được không
Triệu chứng lồi đĩa đệm cũng có biểu hiện là các cơn đau nhức lưng âm ỉ

Triệu chứng lồi (lệch) đĩa đệm

Bệnh nhân bị lồi hoặc lệch đĩa đệm đều nằm trong nhóm nguy cơ phát triển bệnh lý thoát vị đĩa đệm. Ở giai đoạn nhẹ, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện cơ bản như tình trạng đau cột sống lưng thông thường. Những triệu chứng cơ bản để nhận biến đĩa đệm bị lồi/lệch là:

– Người bệnh đau lưng, thường xuyên bị mỏi lưng

– Bệnh nhân thường xuyên đau nhức và tê bì chân, mỏi hông, các ngón chân

– Tình trạng cơ đau có biểu hiện kéo dài, đau âm ỉ và tăng dần.

– Cơn đau không có dấu hiệu cải thiện khi được massage, xoa bóp, đau nhói xuống chân.

– Bệnh nhân cử động chậm chạp, cơ chân có dấu hiệu yếu đi và dễ bị té ngã.

– Cơn đau mỏi lan dọc theo đường đi của dây thần kinh cột sống.

– Đau lan rộng từ mặt ngoài đùi tới mặt ngoài cẳng chân và toàn bộ bàn chân.

Trường hợp xấu nhất là khi đĩa đệm bị lồi hoặc chệch khỏi đốt sống sẽ chèn lên các rễ dây thần kinh cận kề. Nếu chèn vào vị trí dây thần kinh tọa, bệnh nhân sẽ bị đau buốt vùng thắt lưng, đi lại khó khăn khó phục hồi vận động.

Bệnh có chữa được không, đĩa đệm có thể tự lành không?

Lệch hoặc lồi đĩa đệm do các tổn thương từ cấu trúc cột sống, một khi cấu trúc cột sống không duy trì được hình thái ban đầu thì khả năng phục hồi 100% khó xảy ra. Tuy nhiên trong y học vẫn có nhiều phương pháp để bệnh nhân phục hồi ở mức cơ bản để duy trì sinh hoạt và cuộc sống bình thường. Để đạt được điều này, bệnh lồi (lệch) đĩa đệm cần có can thiệp y khoa kịp thời để điều chỉnh sai lệch.

Phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị bảo tồn, kết hợp dùng thuốc và vật lý trị liệu. Có không ít bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc giảm đau với suy nghĩa đĩa đệm có thể tự hồi phục theo thời gian. Tuy nhiên quan niệm này khiến bệnh không thể chữa khỏi mà nguy cơ biến chứng thêm nghiêm trọng. 

Với những trường hợp người bệnh bị thoát vị đĩa đệm, lệch hoặc lồi đĩa đệm khởi phát đều có thể ngăn ngừa nguy cơ tiến triển mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật. Yêu cầu chủ yếu để  điều trị lồi đĩa đệm đạt hiệu quả, bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt. 

Phương pháp điều trị lồi đĩa đệm, lệch đĩa đệm

Chữa lồi lệch đĩa đệm bằng thuốc Tây Y

Sử dụng thuốc Tây Y để điều trị lồi đĩa đệm có ưu điểm mang lại hiệu quả nhanh và ít có nguy cơ tái phát. Tuy nhiên, bệnh nhân áp dụng phương pháp này cần chuẩn bị nguồn chi phí cao. Ngoài ra uống thuốc Tây Y thường xuyên cũng dẫn đến những ảnh hưởng xấu cho dạ dày và đường tiêu hóa.

Đối với người bệnh vẫn còn nằm trong giai đoạn nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn để bệnh nhân sử dụng loại thuốc chống viêm không chứa steroid. Những loại thuốc phổ biến trong điều trị lệch, lồi đĩa đệm bao gồm:

  • Thuốc bôi ngoài: Capsaicin, Aetaminophen.
  • Thuốc kháng viêm: Thuốc nhóm coxibdiclofenac, indomethacin.

Đối với những bệnh nhân nằm ở giai đoạn nặng, có xu hướng phát triển thành thoát vị đĩa đệm giai đoạn 3 sẽ được phẫu thuật mổ thoát vị đĩa đệm để điều trị. Trong đó bệnh nhân sẽ được phẫu thuật một trong 3 dạng là phẫu thuật mở ống sống, mổ mở lá đốt sống hoặc phẫu thuật loại bỏ nhân đệm cũ và thay thế đĩa đệm mới.

Chữa lồi lệch đĩa đệm bằng thuốc Đông y

Phương pháp chữa lồi đĩa đệm bằng thảo dược Đông Y được đánh giá cao hơn các loại thuốc Tây y. Cách điều trị này cũng được áp dụng phần lớn đối với các bệnh lý đĩa đệm trong giai đoạn đầu. Chữa bệnh bằng thuốc đông y vừa giúp người bệnh không mất nhiều chi phí và lành tính, không gây biến chứng đến dạ dày.

  • Vị thuốc từ lá lốt: Sử dụng lá lốt là phương án quen thuộc trong các cách điều trị bệnh đĩa đệm nói chung. Người bệnh chỉ cần chuẩn bị hỗn hợp lá lốt rang với muối, dùng hỗn hợp đắp lên vùng bị đau và xoa bóp nhẹ. Kiên trì thực hiện suốt 2 – 3 tháng sẽ cải thiện được tình trạng đau nhức đáng kể.
Điều trị lồi đĩa đệm
Lá lốt có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị các bệnh về đĩa đệm
  • Vị thuốc từ cỏ xước: Cỏ xước là thảo dược tự nhiên có chứa hoạt chất giảm đau  Saponin, vừa có thể chống viêm, chống sưng cho người bệnh. Hỗn hợp thuốc gồm 300g cỏ xước, 20g ý dĩ, 20g đỗ trọng, 16g lá lốt đem sắc cùng với 4 bát nước. Đem thuốc đi đun đến khi nước cạn còn 3 bát thì đổ ra uống ngày 3 lần.
  • Vị thuốc từ đu đủ xanh: Phương thuốc này là cách chữa lồi đĩa đệm được Y học công nhận. Bệnh nhân dùng đu đủ xanh giữ nguyên hạt, đỏ rượu nếp vào trong rồi đem đi hấp cách thủy. Hỗn hợp chín hẳn thì lấy ra dằm nhuyễn, vừa đắp vừa xoa bóp lên vùng bị lồi đĩa đệm để giảm đau.

Cách chữa lồi đĩa đệm không dùng thuốc

Theo các chuyên gia, người bệnh trong giai đoạn đầu điều trị lồi đĩa đệm hay lệch đĩa đệm đều có thể chữa khỏi bằng cách điều trị bảo tồn. Phương pháp này không sử dụng thuốc mà vẫn mang lại hiệu quả và đảm bảo không gây phản ứng phụ cho cơ thể người bệnh:

  • Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống

 Trị liệu thần kinh cột sống được xem là cách điều trị lồi đĩa đệm không xâm lấn, có khả năng cải thiện cấu trúc hư tổn. Cơ chế của phương pháp này dựa vào nguyên lý khôi phục sự cân bằng trong cơ thể.

Khi điều trị, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chuyên khoa hệ thần kinh cột sống thực hiện các thao tác nắn chỉnh vị trí đĩa đệm sai lệch. Từ đó thay đổi các cấu trúc sai lệch của các đốt sống để đĩa đệm đi vào vị trí tự nhiên ban đầu.

  • Phương pháp tập vật lý trị liệu

Tập vật lý trị liệu điều trị bệnh đĩa đệm có hiệu quả với những trường hợp bệnh nhân vẫn còn khả năng vận động. Dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia, bệnh nhân sẽ được phục hồi các vấn đề cột sống và tăng cường các nhóm cơ cốt lõi để tạo nền tảng cho cột sống. Các bài tập vật lý trị liệu cũng làm dịu cơn đau của bệnh nhân trong thời gian điều trị.

Cách dự phòng tái phát lồi lệch đĩa đệm tại nhà

Triệu chứng lồi, lệch đĩa đệm có thể được điều trị cải thiện hoàn toàn để bệnh nhân lấy lại nhịp sinh hoạt bình thường, Tuy nhiên sau thời gian điều trị, bệnh vẫn có nguy cơ tái phát vì nhiều nguyên nhân. Để phòng tránh, người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc:

– Bệnh nhân sử dụng túi chườm nóng hoặc lạnh hỗ trợ giảm viêm và làm dịu cơn đau. Trong thời gian mới điều trị, người bệnh bắt đầu sử dụng các túi lạnh và sau đó sử dụng túi chườm nóng để làm giãn nở các cơ.

Cách chữa lồi đĩa đệm
Người bệnh cần tuân thủ tái khám thường xuyên để được theo dõi hồi phục

– Vận động nhẹ bằng những bài tập Yoga cơ bản, hoặc đi bộ giúp tăng khả năng hồi phục tự nhiên của cơ thể. Nếu người bệnh nằm lâu, cơ khớp của sẽ bị yếu đi sẽ hạn chế sự dẻo dai của xương khớp.

– Trong trường hợp người bệnh vẫn không điều trị dứt điểm cơn đau, nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và có phác đồ điều trị cụ thể.

Ngoài những giải pháp can thiệp điều trị lồi lệch đĩa đệm kể trên, bệnh nhân cũng cần thực hiện chế độ dinh dưỡng giàu canxi, khoáng chất và vitamin để kích thích hệ thần kinh cột sống và đĩa đệm hồi phục. Chế độ dinh dưỡng đủ chất, kiêng chất kích thích sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ thoát vị về sau.

BẠN QUAN TÂM

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *