Mất kinh (tắt kinh): Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Mất kinh trong độ tuổi sinh sản là dấu hiệu bất thường, cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe như: Suy dinh dưỡng, mất cân bằng nội tiết, u buồng trứng đa nang… Vậy nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do đâu? Dấu hiệu và cách điều trị như thế nào? Mời chị em tìm hiểu thông tin trong bài viết  với sự tư vấn và chia sẻ của Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà – Nguyên Giám đốc Phòng khám Đông y Việt Nam.

Mất kinh là gì?

Bác sĩ Đỗ Thanh Hà cho biết, mất kinh là tình trạng không xuất hiện kinh nguyệt ở độ tuổi dậy thì, sinh sản hoặc đang có kinh bình thường nhưng đột nhiệt không xuất hiện trong khoảng 3 tháng. Hiện tượng này còn được biết đến với nhiều cách gọi khác như: Vô kinh, tắt kinh, bế kinh…

Mất kinh là tình trạng phổ biến ở nữ giới tuổi dậy thì và trưởng thành
Mất kinh là tình trạng phổ biến ở nữ giới tuổi dậy thì và trưởng thành

Mất kinh nguyệt được chia thành 2 loại chính đó là:

  • Mất kinh nguyên phát: Đây là tình trạng nữ giới từ 16-18 tuổi đã đến tuổi dậy thì nhưng không có kinh.
  • Mất kinh thứ phát: Xảy ra ở chị em có kinh nguyệt bình thường nhưng đột ngột không xuất hiện trong khoảng 3 tháng. Dạng này xuất hiện ở 5 – 7% phụ nữ và phổ biến chủ yếu từ giai đoạn dậy thì tới 25 tuổi.

Nguyên nhân gây mất kinh nguyệt

Ở mỗi loại mất kinh sẽ có những nguyên nhân khác nhau gây ra, có thể là do những thay đổi bất thường từ các tuyến, do tâm lý, buồng trứng hoạt động kém… Cụ thể:

Mất kinh nguyên phát

Những nguyên nhân gây ra hiện tượng tắt kinh nguyệt loại nguyên phát gồm có:

  • Tử cung bị nhi hóa: Tử cung kém phát triển hay không phát triển dù đã ở tuổi trường thành.
  • Không có tử cung bẩm sinh (là một dị tật bẩm sinh) gây tắt kinh nguyên phát.
  • Do thiểu năng tuyến yên, tuyến giáp, hoặc buồng trứng
  • Cơ quan sinh dục có những bất thường như không có buồng trứng hoặc màng trinh không thủng…
  • Suy dinh dưỡng bẩm sinh do di truyền hoặc trong quá trình mang thai mẹ bị thiếu chất.

Cũng có nhiều trường hợp bị vô kinh nguyên phát nhưng lại không tìm được nguyên nhân.

Tìm hiểu ngay: Chậm (trễ) kinh 3, 5 ngày có phải là dấu hiệu của bệnh lý?

Bế kinh nguyên phát có thể do nữ giới không có buồng trứng
Bế kinh nguyên phát có thể do nữ giới không có buồng trứng

Mất kinh thứ phát

Nữ giới bị tắt kinh thứ phát có thể do các nguyên nhân sau đây:

  • Căng thẳng thần kinh kéo dài hoặc trầm cảm làm thay đổi chức năng của vùng dưới đồi khiến hormone nữ bị thay đổi gây ra mất kinh.
  • Luyện tập quá mức cũng có thể gây tắt kinh, thường gặp ở các vận động viên.
  • Do tác dụng phụ khi sử dụng các thuốc như chống trầm cảm, chống dị ứng, thuốc chống loạn thần, thuốc tránh thai, thuốc trị ung thư,  huyết áp cao.
  • Do giảm cân quá mức làm cho cơ thể suy dinh dưỡng, giảm chức năng tại cơ quan sinh sản. Điều này khiến cho quá trình rụng trứng bị gián đoạn, gây ra tình trạng mất kinh.
  • Các vấn đề ở tuyến giáp, tuyến yên như khối u lành tính ở tuyến yên, cường giáp… cũng có thể gây bế kinh, rối loạn kinh nguyệt.
  • Do mắc bệnh phụ khoa: Điển hình như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), viêm nhiễm đường sinh dục mãn tính, dính tử cung toàn phần, suy giảm chức năng buồng trứng…

Mặt khác, tắt kinh còn có thể khởi phát bởi những nguyên nhân ít gặp hơn như: Mãn kinh sớm, u buồng trứng, sẹo trong tử cung do phẫu thuật, đột ngột tăng cân, thường xuyên bị đau ốm,…

Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị mất kinh bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Nếu như trong gia đình bạn có mẹ, chị em gái bị mất kinh thì nguy cơ cao bạn cũng bị tình trạng này.
  • Chế độ ăn uống: Nếu bạn đang gặp các hiện tượng như chán ăn, ăn quá độ, nguy cơ mắc chứng vô kinh cao hơn;
  • Tập luyện thể thao không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ tắt kinh ở nữ giới.
Chế độ dinh dưỡng là một yếu tố nguy cơ gây hiện tượng bế kinh
Chế độ dinh dưỡng là một yếu tố nguy cơ gây hiện tượng bế kinh

Dấu hiệu tắt kinh thường gặp

Thông thường, mất kinh được đặc trưng bởi hiện tượng không có kinh liên tục trong 3 tháng. Tuy nhiên, bên cạnh dấu hiệu này chị em có thể gặp một số triệu chứng khác như:

  • Người mệt mỏi, đau đầu
  • Gặp các vấn đề về da như da khô, sạm, xuất hiện nám, nổi mụn trứng cá…
  • Tăng cân bất thường
  • Nhịp tim chậm
  • Đau vùng xương chậu
  • Táo bón
  • Rụng tóc
  • Núm vú có dấu hiệu tiết dịch màu trắng đục như sữa
  • Thay đổi thị lực
  • Giảm ham muốn tình dục.
  • Âm đạo khô, nóng rát, khi quan hệ bị đau…

Mất kinh (tắt kinh) có nguy hiểm không?

Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà cho biết, việc kinh nguyệt đột nhiên không xuất hiện gây ra ảnh hưởng đến tâm lý của chị em, bởi đơn giản họ đang ở độ tuổi sinh sản, có nhu cầu kết hôn và sinh con. Không những ảnh hưởng đến tâm lý mà tắt kinh còn có thể tiềm ẩn những vấn đề sức khỏe như:

  • Gây loãng xương: Đây là một biến chứng do sự suy giảm nội tiết tố nữ. Theo đó, biến chứng này hay gặp ở những trường hợp chị em bị bế kinh do mất cân bằng nội tiết.
  • Không có khả năng sinh sản: Mất kinh sẽ làm cho quá trình rụng trứng bị gián đoạn, nếu như không được chữa trị kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, thậm chí là mất hẳn khả năng mang thai.
Tắt kinh không được điều trị kịp thời có thể gây loãng xương
Tắt kinh không được điều trị kịp thời có thể gây loãng xương

Cách chẩn đoán và điều trị tắt kinh, bế kinh

Để đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp bác sĩ cần xác định được nguyên nhân gây nên. Theo đó, bác sĩ trước khi tư vấn điều trị sẽ tiến hành các phương pháp chẩn đoán.

Cách chẩn đoán mất kinh phổ biến

Có nhiều cách để chẩn đoán tình trạng mất kinh cho chị em, trong đó gồm:

  • Chẩn đoán dựa vào tiền sử bệnh, khám lâm sàng, xét nghiệm.
  • Siêu âm hoặc chụp X-quang để xác định nguyên nhân gây mất kinh;
  • Chị em sẽ phải chụp cộng hưởng từ (MRI) ở não bộ nếu bác sĩ nghi ngờ có những bất thường ở tuyến yên hoặc vùng hạ đồi (vùng dưới đồi).
  • Chụp CT vùng bụng và vùng xương chậu nếu nghi ngờ có những bất thường ở tử cung hoặc buồng trứng.

Cách điều trị tắt kinh hiệu quả hiện nay

Như chúng tôi đã nói ở phần trên, mất kinh nguyệt được điều trị dựa vào từng nguyên nhân cụ thể, cho nên sẽ có những cách điều trị tình trạng này như sau:

Điều chỉnh chế độ ăn uống: 

Nếu trường hợp tắt kinh do giảm cân quá mức, béo phì thì chị em cần xây dựng chế độ lành mạnh nhưng vẫn phải đảm bảo đủ dưỡng chất. Đồng thời hạn chế thực phẩm chứa nhiều gia vị, đồ ăn chế biến sẵn, dầu mỡ, đồ uống chứa caffeine, cồn,…

Tránh xa đồ uống có cồn để bảo vệ sức khỏe phụ khoa
Tránh xa đồ uống có cồn để bảo vệ sức khỏe phụ khoa

Cần khắc phục tình trạng căng thẳng: 

Nếu mất kinh có nguyên nhân do stress, căng thẳng thần kinh bạn cần thư giãn, và giải tỏa cảm xúc. Cụ thể như: 

  • Không làm việc quá sức, chỉ nên làm từ 6-8 tiếng mỗi ngày.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, đồng thời ngủ 7-8 tiếng/ ngày để tránh tình trạng thiếu ngủ và hạn chế thức khuya.
  • Massage, bấm huyệt trước khi đi ngủ để thư giãn, giảm mệt mỏi.
  • Chia sẻ với người thân, đặc biệt là người bạn đời để tránh căng thẳng, lo lắng, dẫn đến suy nghĩ tiêu cực.
  • Tập yoga hay ngồi thiền sẽ giúp tâm trạng bạn thoải mái hơn rất nhiều.

Điều chỉnh chế độ tập luyện: 

Với các vận động viên nữ, nếu bị mất kinh do luyện tập quá sức bạn có thể trao đổi với huấn luận viên về tình trạng sức khỏe để được thay đổi cường độ luyện tập cũng như chế độ dinh dưỡng. 

Đối với các chị em tắt kinh do lười vận động thì nên dành ra khoảng 15 – 30 phút/ ngày để tập luyện những bộ môn thể thao vừa sức như bơi lội, bóng chuyền, đi bộ, đạp xe,…

Sử dụng liệu pháp hormone: 

Phương pháp này được áp dụng cho trường hợp mất kinh do rối loạn nội tiết tố. Thuốc điều trị bao gồm: Thuốc tránh thai nội tiết tố, viên uống bổ sung estrogen và progesterone.

Phương pháp ngoại khoa: 

Phẫu thuật được thực hiện với trường hợp bế kinh do sẹo tử cung, tuyến giáp bất thường, suy buồng trứng sớm, tăng sản tuyến thượng thận,… Tuy nhiên, việc can thiệp ngoại khoa có thể gây ra biến chứng, vì thế bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro trước khi thực hiện.

Nếu tắt kinh do sẹo tử cung bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật
Nếu tắt kinh do sẹo tử cung bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật

Điều trị mất kinh an toàn và hiệu quả bằng bài thuốc Y học cổ truyền

Từ lâu nền Y học cổ truyền của chúng ta đã đưa ra được những bài thuốc có công dụng khắc phục các vấn đề về sức khỏe sinh sản của phụ nữ, trong đó có mất kinh.

Bác sĩ Hà giải thích: “Đông y gọi mất kinh là bế kinh, vô kinh hay tắt kinh. Nguyên nhân có thể do âm huyết bất túc, tiên thiên can thận bất túc mạch xung nhâm không đầy đủ, do khí uất, khí huyết hư suy làm xung nhâm khô cạn, huyết ứ, đàm thấp ngăn trở, hoặc do phong hàn vít lấp, vị nhiệt thương âm, huyết hư do mất máu nhiều…

Không chỉ khiến chị em lo lắng về tình trạng mất kinh kéo dài mà chị em còn có thể gặp phải các triệu chứng khó chịu khác như: Bụng dưới đau lạnh, chân tay không ấm, miệng đắng, họng khô, mệt mỏi, đau lưng mỏi gối… Và tùy vào từng nguyên nhân và thể bệnh chị em sẽ có những triệu chứng khác nhau.

Lúc này, phương pháp điều trị tắt kinh trong Đông y chủ yếu là bổ huyết, kiện tỳ vị, dưỡng can thận. Đồng thời bác sĩ Hà sẽ căn cứ vào từng mức độ, triệu chứng và nguyên nhân của người bệnh mà đưa ra phương pháp trị phù hợp.

Những vị thuốc cơ bản được bác sĩ Hà sử dụng với công dụng bổ huyết, dưỡng can thận và kiện tỳ có thể kể đến như: Xuyên khung, đẳng sâm, bạch truật, thục địa, cam thảo, ích mẫu, hương phụ, kê huyết đằng…

Những ưu điểm vượt trội khi điều trị mất kinh bằng Đông y
Những ưu điểm vượt trội khi điều trị mất kinh bằng Đông y

Với nguyên tắc điều trị từ bên trong, tác động vào đúng căn nguyên bài thuốc của Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà vừa giúp điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh, đồng thời tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể của người phụ nữ, cân bằng âm dương, điều hòa kinh nguyệt.

Đông y có ưu điểm là điều trị vào đúng căn nguyên và bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng. Và một khi cơ thể của người bệnh khỏe mạnh sẽ rút ngắn được thời gian điều trị, đồng thời ổn định vòng kinh, ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát tốt nhất” – Bác sĩ Hà chia sẻ.

Quan trọng hơn cả là nguồn dược liệu được bác sĩ Hà kiểm tra nghiêm ngặt từ khâu thu mua nên đảm bảo cho sức khỏe người bệnh, hạn chế tác dụng phụ không mong muốn.

>>> VIDEO – Cùng tìm hiểu cách phòng ngừa và điều trị bệnh phụ khoa theo Đông y được thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà chia sẻ trên Chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2:

Phòng ngừa tình trạng mất kinh như thế nào?

Chị em hoàn toàn có thể phòng tránh tình trạng mất kinh, bế kinh nếu nguyên nhân do chế độ dinh dưỡng, lối sống và chế độ tập luyện. Nếu các vấn đề bất thường ở tuyến yên, buồng trứng… cũng sẽ được trị dứt điểm nếu như được phát hiện sớm và có cách điều trị kịp thời. Sau đây là những cách phòng tránh mất kinh mà các bác sĩ chuyên khoa khuyên chị em:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và tập luyện thể dục thể thao hợp lý.
  • Không sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, caffeine…
  • Giữ cho tâm trạng được ổn định, thoải mái, tránh để bị căng thẳng, áp lực kéo dài.
  • Thực hiện thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng hoặc ít nhất 1 năm/ lần để kịp kịp thời phát hiện những vấn đề bất thường ở cơ quan sinh dục.

Như vậy, mất kinh không hề đơn giản như chị em vẫn nghĩ, bởi nó có thể là dấu hiệu bệnh lý. Theo đó, khi bị mất kinh 3 tháng trở lên chị em hãy chủ động đến cơ sở y tế để thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Chị em cũng có thể liên hệ cho bác sĩ Đỗ Thanh Hà để được tư vấn miễn phí về tất cả các vấn đề rối loạn kinh nguyệt theo địa chỉ sau:

Phòng khám Đông y Việt Nam

Lưu ý: Bác sĩ Đỗ Thanh Hà làm việc trực tiếp tại cơ sở Hà Nội

Có thể bạn quan tâm:

Ngày Cập nhật 05/06/2023

Bài thuốc YHCT của thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà hiện đang được hàng ngàn người bệnh sử dụng và truyền tai nhau hiệu quả. Vậy lý do nào khiến chị em tin dùng bài thuốc này? CLICK NGAY để có câu trả lời chi tiết.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *