Ứng dụng bài thuốc chữa mất ngủ cho vua Gia Long, Nhất Nam Y Viện đã đem đến giải pháp điều trị mất ngủ, giúp người bệnh ngủ sâu giấc, lấy lại sức khỏe khỏe mạnh. XEM NGAY

Mất ngủ không thực tổn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nhiều người cho rằng mất ngủ không thực tổn chỉ xảy ra ở những người ngủ ít. Tuy nhiên, trên thực tế những người ngủ quá nhiều cũng rơi vào tình trạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn. Vậy tình trạng này là gì, nguyên nhân do đâu, triệu chứng như thế nào và điều trị ra sao để hiệu quả? Những thông tin dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này, bạn đọc hãy cùng theo dõi.

Mất ngủ không thực tổn là gì?

Mỗi ngày cơ thể của chúng ta cần ngủ từ 7 – 8 tiếng để nghỉ ngơi và lấy lại năng lượng sau một ngày làm việc, học tập mệt mỏi. Đó cũng là lúc mọi hoạt động của con người sẽ tạm ngưng lại nhưng nhịp thở vẫn hoạt động. Nếu giấc ngủ kéo dài, không bị gián đoạn bởi bất cứ nguyên nhân nào và sau khi tỉnh dậy con người thấy khỏe khoắn thì được coi là giấc ngủ chất lượng.

Mất ngủ không thực tổn được hiểu là một giấc ngủ không chất lượng
Mất ngủ không thực tổn được hiểu là một giấc ngủ không chất lượng

Tuy nhiên, nếu giấc ngủ bị ảnh hưởng về số lượng cũng như chất lượng, nhịp ngày đêm bị xáo trộn thì bạn đang rơi vào tình trạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn. Nếu kéo dài tình trạng này sẽ làm cho cơ thể luôn ở trạng thái mệt mỏi, khó chịu và dễ mắc các bệnh về tâm lý. Nguy hiểm nhất nếu mất ngủ mãn tính sẽ làm cho tinh thần không minh mẫn, rối loạn nhận thức, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.

Triệu chứng của mất ngủ không thực tổn

Theo những nghiên cứu mới nhất, người bị mất ngủ không thực tổn có những biểu hiện như sau:

  • Ngủ quá nhiều giờ trong một đêm. Giấc ngủ trên 9h được coi là rối loạn giấc ngủ.
  • Mỗi đêm có thời gian ngủ sâu giấc thấp hơn 6h.
  • Người bệnh thường khó ngủ, ngủ chập chờn và ngủ không sâu giấc.
  • Chứng ngủ rũ: Người bệnh có thể ngủ bất cứ vào thời gian nào trong ngày, kể cả khi đang làm việc, đang ăn hay đang nói chuyện.
  • Người bị rối loạn nhịp ngủ – thức: Biểu hiện là hay buồn ngủ vào ban ngày và đêm khó ngủ, ngủ không sâu.
  • Người có biểu hiện kích động hay mộng du trong lúc ngủ mà khi tỉnh dậy không nhớ.
  • Người bệnh thường có cảm giác sợ hãi trong giấc ngủ hoặc gặp ác mộng.

Nguyên nhân gây mất ngủ không thực tổn

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ không thực tổn. Dưới đây là một số nguyên nhân chính các bạn có thể tham khảo như:

Trong chương trình Vì sức khỏe người Việt VTV2, bà Hoàng Thị Đức (63 tuổi - Hà Đông - Hà Nội) mất ngủ suốt 10 năm đã chia sẻ cách NGỦ NGON giấc nhờ tìm được bài thuốc thảo dược quý. [Xem ngay để ngủ ngon giấc]
Nguyên nhân gây mất ngủ thực tổn rất nhiều, đặc biệt ở những người rối loạn thần kinh
Nguyên nhân gây mất ngủ thực tổn rất nhiều, đặc biệt ở những người rối loạn thần kinh
  • Các rối loạn liên quan đến thần kinh, tâm thần. Từ đó, chi phối và gây ảnh hưởng đến tâm lý, dẫn đến khó ngủ, hay gặp ác mộng, sợ hãi trong giấc ngủ.
  • Người mắc bệnh lý về tim mạch hay mắc bệnh lý về hô hấp như suy tim, thể tích sống giảm, khả năng thông khí kém. Vì thế, gây ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, nhịp thở của người bệnh, khiến giấc ngủ không được đảm bảo.
  • Người có dấu hiệu tê bì chân tay, hệ thần kinh trung ương bị suy giảm chức năng.
  • Những trường hợp có rối loạn chuyển hóa về nội tiết như hạ đường huyết, sushing, bệnh lý tuyến giáp.
  • Người bị suy nhược có thể, nhược sắc, stress. Điều này, gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, sức khỏe nên khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng.
  • Thay đổi môi trường sống khiến nhiều người chưa quen hoặc chưa thích nghi kịp nên gây ra tình trạng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

Cách điều trị mất ngủ không thực tổn

Trong điều trị mất ngủ, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc và dùng thuốc đúng cách mọi người cần thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

1. Nguyên tắc khắc phục tình trạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Trong cách điều trị mất ngủ không thực tổn, các bạn cần đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc sau:

  • Không được lạm dụng thuốc trong quá trình điều trị mất ngủ.
  • Trước khi điều trị, cần tìm hiểu rõ về hoàn cảnh sống, tâm lý có bị sang chấn hay không, nhân cách sống như thế nào và tại sao lại bị mất ngủ…
  • Tìm hiểu rõ tại sao lại bị rối loạn giấc ngủ. Ví dụ như rối loạn cảm xúc, loạn thần, những trường hợp có bệnh lý thực thể…
  • Không nên dùng một phương pháp duy nhất để điều trị bệnh mất ngủ không thực tổn mà có thể kết hợp giữa hóa dược, liệu pháp tâm lý,…
  • Nên vệ sinh giấc ngủ, không gian sống để đạt được hiệu quả cải thiện trình trạng mất ngủ tốt nhất. Đây là nguyên tắc quan trọng không được bỏ qua nhằm mang lại hiệu quả cải thiện giấc ngủ tốt nhất.
Điều trị mất ngủ không thực tổn cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ
Điều trị mất ngủ không thực tổn cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ

2. Vệ sinh giấc ngủ đúng cách

Vệ sinh giấc ngủ hay nói một cách khác đó là hạn chế những tác động từ bên ngoài làm ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ. Từ đó, giấc ngủ sẽ được cải thiện một cách nhanh chóng mà không phải dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Trước tiên chúng ta cần lên thời gian biểu hợp lý cho giấc ngủ và thực hiện theo đúng những gì đã đề ra. Theo đó, các bạn nên đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Tuyệt đối không ngủ nướng cũng như thức quá khuya sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ của mọi người. Trong đó có một vài lời khuyên hữu ích để phát huy hiệu quả tốt nhất của vệ sinh giấc ngủ, đó là:

  • Thực đơn cho bữa tối nên đơn giản và nhẹ nhàng, không ăn quá khuya. Tránh ăn những thức ăn có nhiều chất béo gây đầy bụng, khó chịu hay ăn quá no để cơ thể thoải mái nhất trước khi đi ngủ.
  • Không sử dụng các chất kích thích như trà, cà phê vào buổi tối. Các loại thuốc bổ như Vitamin cũng không nên sử dụng vào buổi tối sẽ làm bạn khó ngủ hơn.
  • Khi đã nằm lên giường thì không xem tivi, không nói chuyện, không nghịch điện thoại và tắt hết các thiết bị điện.
  • Ban ngày không nên ngủ quá nhiều mà chỉ nên ngủ tầm 15 – 30 phút buổi trưa.
  • Nên tạo tâm lý thật thoải mái trước khi đi ngủ. Có thể rèn luyện thể dục thể thao vừa sức trước khi đi ngủ để tăng cường sức khỏe, cơ thể được thư giãn để có giấc ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, tránh các động tác quá sức và các bài tập cường độ cao.
  • Phòng ngủ cần đảm bảo yên tĩnh, sạch sẽ và không chịu bất kỳ tác động nào từ bên ngoài làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Đèn ngủ không nên ánh sáng mà nên lựa chọn loại đèn ngủ có ánh sáng mờ để giúp giấc ngủ đến nhanh và dễ dàng hơn.
Thiền trong yoga có tác dụng chữa mất ngủ
Tư thế thiền

3. Cách điều trị mất ngủ không thực tổn cụ thể

Trong mất ngủ không thực tổn có rất nhiều cách điều trị tùy thuộc vào từng loại mất ngủ. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết cách điều trị từng loại cụ thể như sau:

Cách điều trị rối loạn giấc ngủ ở những người ngủ nhiều

Với những người ngủ nhiều, bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm như: Pertofran, Fluoxetin, Defanyl… Ngoài ra cần thực hiện nếp sống khoa học như tăng cường hoạt động thể dục thể thao vừa sức, không ngủ quá nhiều vào ban ngày.

Điều trị mất ngủ không thực tổn ở người mất ngủ tiên phát

Với những người bị mất ngủ tiên phát, các bạn có thể sử dụng thuốc cải thiện tình trạng mất ngủ, giải tỏa lo âu có thể kể đến như: Oxazepam, Clobazam, Triazolam, Midazolam… Tuy nhiên, khi sử dụng những loại thuốc này cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Tùy từng loại thuốc mà điều trị mất ngủ có liều lượng khác nhau. Vì thế không tự ý mua thuốc về uống tại nhà mà cần có sự hướng dẫn của bác sỹ.
  • Có thể kết hợp thuốc an thần với thuốc gây ngủ để tăng hiệu quả cải thiện giấc ngủ nhanh chóng.
  • Khi uống thuốc cần kết hợp cùng các liệu pháp trị mất ngủ như liệu pháp nhóm, liệu pháp hành vi… phù hợp.
  • Nếu mất ngủ tiên phát không được điều trị triệt để sẽ dẫn đến mất ngủ ngủ mạn tính. Vì vậy tốt nhất nên kiên trì dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Không nên dừng thuốc đột ngột. Thay vào đó, để cho cơ thể có thể thích nghi chúng ta cần giảm dần liều dùng sau 4 tuần sử dụng.

Cách điều trị mất ngủ ở những người có rối loạn nhịp thức ngủ

Những người bị rối loạn nhịp giấc ngủ có thể cải thiện tình trạng này bằng cách sử dụng các loại thuốc giảm lo âu như: Lexomil, Rivotril… Cùng với đó, nên kết hợp vệ sinh giấc ngủ, rèn luyện thể lực và ăn ngủ điều độ, đúng giờ để gia tăng hiệu quả tốt nhất.

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu về mất ngủ không thực tổn và những cách điều trị phù hợp. Quan trọng nhất để cải thiện tình trạng này đó là chúng ta cần để tâm lý luôn được thoải mái, không suy nghĩ quá nhiều. Từ đó, giấc ngủ mới được cải thiện nhanh chóng và hiệu quả.

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Ngày Cập nhật 05/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *