Nhọt – Mụn Nhọt là gì? Nguyên nhân và cách xử lý, điều trị

Nhọt là bệnh lý ngoài da thường xảy ra khi các nang lông bị nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập, thường là khuẩn tụ cầu vàng. Các nốt mụn nhọt xuất hiện trên da gây sưng đỏ, đau nhức, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy nhọt là gì, bệnh hình thành do đâu và điều trị sao cho hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc trên.

Mụn nhọt thường xuất hiện ở các nang lông bị nhiễm khuẩn gây đau nhức khó chịu
Mụn nhọt thường xuất hiện ở các nang lông bị nhiễm khuẩn gây đau nhức khó chịu

Mụn nhọt là gì và dấu hiệu nhận biết

Mụn nhọt là tình trạng các nang lông bị nhiễm khuẩn do vi khuẩn Staphylococus tấn công và gây bệnh. Sau khi vi khuẩn này xâm nhập qua da thông qua các vết thương hở sẽ gây nhiễm trùng, sưng viêm và hình thành nên các u nhọt chứa đầy dịch mủ. 

Các nốt mụn nhọt thường sẽ sưng tấy và lớn dần sau vài ngày khiến người bệnh cảm thấy đau đớn và khó chịu, đôi khi sẽ kèm theo tình trạng viêm sốt. Các triệu chứng của bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống hàng ngày của người bệnh. Bạn có thể dễ dàng nhận biết ra các nốt u nhọt trên da thông qua các dấu hiệu sau đây:

  • Khi nhọt mới hình thành sẽ gây ra cảm giác ngứa râm ran trên da nhưng không sưng.
  • Sau vài ngày, da sẽ bắt đầu bị viêm sưng đỏ và có cảm giác hơi đau.
  • Theo thời gian, nốt nhọt sẽ có kích thước lớn dần, chứa đầy mũ và gây đau đớn khi chạm vào.
  • Vùng da xung quanh mụn nhọt bị sưng đỏ, sau khi mụn mủ bị vỡ ra thì tình trạng viêm sưng và đau nhức cũng giảm dần.
  • Ngoài ra, người bệnh cũng có thể có một số triệu chứng toàn thân thường gặp là đau nhức khắp người, cơ thể mệt mỏi, sốt, mủ xuất hiện ngay sau khi nhọt hình thành,…

Trường hợp nặng hơn, vi khuẩn xâm nhập vào sâu trong máu sẽ gây nhiễm trùng máu và xuất hiện các triệu chứng như ớn lạnh, nhịp tim nhanh, có cảm giác như bị bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây sốc, đông máu bất thường, rối loạn nhiệt độ và huyết áp,… đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Nguyên nhân gây mụn nhọt

Mụn nhọt là bệnh lý thường xảy ra ở những người đã qua độ tuổi dậy thì, có thể xuất hiện ở cả nam và nữ. Tác nhân chính gây ra nhọt là vi khuẩn Staphylococus, chúng thường hình thành ở những vùng da bị tổn thương, đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. 

Một số khu vực dễ phát triển mụn nhọt nhất là mũi, miệng, lưng, đùi nách,… Sức đề kháng suy yếu là một trong những nguyên nhân gây ra mụn nhọt khá phổ biến, ngoài ra bệnh cũng có thể xảy ra do một số yếu tố sau đây:

  • Bị lây nhiễm khuẩn tụ cầu vàng từ người khác.
  • Ý thức vệ sinh kém, mặc quần áo chất và bó sát.
  • Làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với hóa chất gây hại.
  • Da gặp phải các vấn đề như mụn trứng cá,…
  • Suy giảm sức đề kháng do nghiện rượu, mắc bệnh tiểu đường, bệnh gan thận,…
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học, không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Vi khuẩn Staphylococus là tác nhân chính gây mụn nhọt trên da
Vi khuẩn Staphylococus là tác nhân chính gây mụn nhọt trên da

Các cách xử lý tại nhà khi bị mụn nhọt

Khi bị nổi mụn nhọt nếu ở thể nhẹ và kích thước không lớn thì bạn có thể áp dụng các biện pháp xử lý sau đây mà không cần phải đến gặp bác sĩ:

  • Sử dụng khăn sạch ngâm với nước muối ấm, vắt sạch nước rồi dùng để đắp lên vùng da bị nhọt trong khoảng 10 phút. Cứ sau khoảng 1 giờ thì bạn hãy thực hiện lặp lại một lần sẽ có tác dụng là mụn nhọt nhanh khô hơn.
  • Dùng nước sạch để vệ sinh vùng da bị nhọt 3 lần/ngày rồi dùng băng gạc để che lại. Cách này sẽ có tác dụng làm sạch vùng da xung quanh và ngăn ngừa vết thương tiếp xúc với bụi bẩn bên ngoài làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  • Tuyệt đối không được gãi, tự ý dùng kim chích hoặc nặn mụn nhọt, điều này sẽ gây tổn thương đến hàng rào bảo vệ trên da, vi khuẩn dễ xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng huyết.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi điều trị nhọt, giặt khăn sạch sẽ sau khi sử dụng để đắp lên da bị nhọt.
  • Tránh luyện tập thể dục thể thao và để cơ thể đổ mồ hôi nhiều khi đang bị mụn nhọt. Điều này sẽ khiến vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào vùng da bị tổn thương gây nhiễm khuẩn.

Khi tiến hành xử lý tại nhà mà có các triệu chứng sau đây thì bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được xử lý đúng cách:

  • Nhọt xuất hiện ở trên mặt.
  • Sau 2 tuần điều trị các triệu chứng của bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm và ngày càng nặng hơn.
  • Gây đau đớn dữ dội, sốt và kích thước nhọt to hơn 5cm.
  • Bệnh tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Các phương pháp điều trị nhọt

Ở những trường hợp mụn nhọt phát triển với kích thước to gây đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa, tiến hành thăm khám để được hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị phù hợp. Ngoài ra, ở những trường hợp mụn nhọt có kích thước nhỏ bạn có thể cải thiện tại nhà bằng các mẹo dân gian rất an toàn và lành tính.

Điều trị mụn nhọt bằng thuốc Tây y

Thông thường, khi bị nổi mụn nhọt người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định điều trị bằng các loại thuốc có tác dụng diệt khuẩn, làm lành tế bào da và giữ cho da luôn thông thoáng. Các loại thuốc thường được kê đơn điều trị là:

Sử dụng thuốc Tây để đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do mụn nhọt gây ra
Sử dụng thuốc Tây để đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do mụn nhọt gây ra
  • Thuốc sát trùng: thường được dùng là Hydrogen peroxide, Povidone iodine với công dụng chính ngăn ngừa bội nhiễm, được sử dụng để điều trị mụn nhọt có kích thước nhỏ và ít gây đau nhức.
  • Thuốc kháng sinh tại chỗ: như Benzoyl peroxide, Acid fusidic, Mupirocin,…với công dụng chính là tác động trực tiếp vào tác nhân gây bệnh để tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của chúng.
  • Thuốc kháng sinh đường uống: như Amoxicillin, Cephalexin,… thường được sử dụng để điều trị cho các trường hợp mụn nhọt có kích thước lớn và không đáp ứng điều trị bằng kháng sinh tại chỗ.
  • Thuốc giảm đau: như Aspirin, Acetaminophen,… được chỉ định sử dụng cho những trường hợp mụn nhọt gây đau nhức và sốt nhẹ.

Sử dụng thuốc để điều trị mụn nhọt là phương pháp mang lại hiệu quả rất nhanh chóng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng bạn cần phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa để tránh các tác dụng phụ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Ở những trường hợp mụn nhọt có kích thước lớn ảnh hưởng xấu đến đời sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày, người bệnh cũng có thể tiến hành điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín và chất lượng để đảm bảo an toàn.

Điều trị bằng các mẹo dân gian

Sử dụng các mẹo dân gian để điều trị mụn nhọt là phương pháp rất đơn giản, lành tính và tiết kiệm chi phí nên được nhiều người ưu tiên thực hiện tại nhà. Dưới đây là một số cách điều trị mụn nhọt tại nhà bạn có thể tham khảo:

– Trị mụn nhọt bằng nha đam

Sử dụng nha đam để điều trị mụn nhọt có tác dụng đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng đau nhức, sưng viêm do nhọt gây ra. Đồng thời, thành phần hoạt chất bên trong nha đam còn có tác dụng nuôi dưỡng và làm lành tổn thương trên da. Bạn có thể sử dụng nha đam để cải thiện tình trạng bệnh theo hướng dẫn dưới đây:

Nguyên liệu:

  • 1 lá nha đam tươi

Cách thực hiện:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị mụn nhọt và rửa sạch nguyên liệu điều trị.
  • Lá nha đam tươi đem gọt bỏ phần vỏ cứng bên ngoài.
  • Sử dụng phần gel trong suốt để thoa nhẹ nhàng lên mụn nhọt.
  • Để yên như vậy trong khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước sạch.
  • Thực hiện cách này 2 lần/ngày để có thể mang lại hiệu quả.
  • Kiên trì áp dụng đều đặn mỗi ngày tình trạng bệnh sẽ dần được cải thiện.

– Trị mụn nhọt bằng tinh dầu trà xanh

Tinh dầu trà xanh được biết đến là nguyên liệu có khả năng kháng khuẩn rất mạnh, có thể ức chế và ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn gây nhọt. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin và khoáng chất trong tinh dầu trà xanh còn có tác dụng làm lành vết thương và mờ sẹo nhanh chóng. Bạn có thể sử dụng tinh dầu trà xanh để điều trị mụn nhọt theo hướng dẫn dưới đây:

Cách thực hiện:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị mụn nhọt và dùng khăn sạch lau khô.
  • Lấy 1 – 2 giọt tinh dầu trà xanh bôi nhẹ nhàng lên vùng da bị nhọt.
  • Để yên như vậy trong khoảng 30 phút rồi rửa lại với nước sách.
  • Áp dụng cách này 2 – 3 lần/ngày giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.

– Đắp bánh mỳ

Dùng bánh mỳ đắp lên vùng da bị nhọt là cách điều trị mụn nhọt rất đơn giản và hiệu quả, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi áp dụng tại nhà. Cách này có tác dụng làm giảm tình trạng viêm da và làm lành các tổn thương do nhọt gây ra một cách nhanh chóng. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần làm theo các bước sau đây:

Nguyên liệu:

  • Một lát bánh mỳ
  • Sữa ấm

Cách thực hiện:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị mụn nhọt và dùng khăn sạch để lau khô.
  • Bánh mỳ đem ngâm vào trong sữa ấm rồi sử dụng để đắp lên vùng da bị nhọt.
  • Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày cho đến khi tình trạng nhọt hoàn hoàn thuyên giảm.

Các biện pháp phòng tránh mụn nhọt

Nổi mụn nhọt là tình trạng thường gặp ở những người có hệ miễn dịch bị suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập qua da gây bệnh và tái phát nhiều lần. Vì vậy, người bệnh cần phải có các biện pháp để phòng tránh bệnh một các hiệu quả. Dưới đây là một số điều mà bạn cần phải lưu ý để ngăn ngừa mụn nhọt tái phát:

Thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng kháng khuẩn để phòng tránh bệnh
Thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng kháng khuẩn để phòng tránh bệnh
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng kháng khuẩn để loại bỏ vi khuẩn trên da. Mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát, không nên mặc quần áo quá chất gây chà xát và tổn thương da, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và hình thành nhọt.
  • Nên sử dụng xà phòng kháng khuẩn dịu nhẹ để tắm giúp loại bỏ vi khuẩn tồn tại trên da. Sau khi tắm xong nên lau khô cơ thể bằng khăn sạch trước khi mặc quần áo.
  • Không sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác để ngăn ngừa vi khuẩn tụ vàng có thể lây nhiễm và xâm nhập qua da. Hạn chế tiếp xúc gần gũi với người bị mụn nhọt để tránh lây nhiễm.
  • Thường xuyên tắm rửa và giặt giũ quần áo, đặc biệt là sau khi làm việc ở những nơi ô nhiễm chứa nhiều bụi bẩn. Thường xuyên thay ga trải giường và giặt giữ sạch sẽ bằng nước nóng để loại bỏ các tác nhân gây hại. 
  • Mụn nhọt cũng có thể phát triển ở những người thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại. Vì vậy, bạn nên hạn chế tiếp xúc với chúng hoặc có các biện pháp bảo vệ cơ thể khi làm việc tại những môi trường thường xuyên tiếp xúc với hoá chất.
  • Không nên sử dụng thực phẩm chiên xào chứa nhiều dầu mỡ và thực phẩm ngọt, làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn cũng nên tuyệt đối tránh xa đồ uống có cồn và chất kích thích, đây là nhóm thực phẩm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và làm suy giảm sức đề kháng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Uống nhiều nước và thường xuyên tập luyện thể dục thể thao giúp tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng stress kéo dài. Nên có các biện pháp giải toả căng thẳng sau những ngày làm việc mệt mỏi như tập yoga, chơi thể thao,…

Trên đây là những thông tin về tình trạng nổi mụn nhọt, nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc sớm phát hiện ra bệnh, có các biện pháp điều trị và phòng tránh hiệu quả để tránh gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Có thể bạn quan tâm: Hay nổi mụn nhọt ở lưng là bị gì, trị như thế nào?

Ngày Cập nhật 19/08/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *