Cách trị mụn nhọt ở mặt an toàn, không lo sẹo

Mụn nhọt ở mặt là tình trạng xảy ra khá phổ biến do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như tuyến bã nhờn trên da bị tắc nghẽn, vệ sinh da mặt không sạch, chế độ sinh hoạt thiếu khoa học,… Mụn nhọt khi mọc ở mặt nếu không được xử lý đúng cách sẽ để lại sẹo trên da gây mất thẩm mỹ, có thể gây nhiễm trùng lan rộng ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Mụn nhọt nổi trên mặt khiến người bệnh cảm thấy đau nhức khó chịu
Mụn nhọt nổi trên mặt khiến người bệnh cảm thấy đau nhức khó chịu

Những điều cần biết về mụn nhọt ở mặt

Mụn nhọt mọc ở mặt thường xảy ra khi tuyến bã nhờn hoạt động quá mức gây tắc nghẽn lỗ chân lông, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào gây viêm và nhiễm trùng. Lúc này, lỗ chân lông sẽ hình thành mụn gây sưng to, chứa đầy dịch mủ gây đau nhức khó chịu. Các triệu chứng thường gặp khi bị nổi mụn nhọt ở mặt là:

  • Ban đầu, trên da sẽ xuất hiện mụn đỏ với kích thước nhỏ sau đó dần phát triển lớn hơn và hình thành mủ.
  • Vùng da xung quanh mụn nhọt sưng tấy gây đau nhức, ngứa ngáy rất khó chịu.
  • Các triệu chứng toàn thân có thể xuất hiện là cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ, sưng hạch bạch huyết,…

Mụn nhọt ở mặt là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở thanh thiếu niên và chúng có thể hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Người bị da dầu có tuyến bã nhờn hoạt động quá mức khiến lỗ chân lông bị bí tắc, viêm nhiễm.
  • Thói quen vệ sinh da mặt không sạch sẽ và không đúng cách, điều này khiến cho tạp chất tích tụ trên da, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
  • Cạo lông mặt khiến da bị trầy xước và tổn thương nhẹ, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào các vết thương hở gây mụn nhọt.
  • Ngoài ra, mụn nhọt ở mặt cũng có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như rối loạn hormone, chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, nhiễm trùng nấm men, căng thẳng kéo dài,…

Mụn nhọt ở mắt có nguy hiểm không?

Mặt là cơ quan có chứa rất nhiều hệ thống mạch máu quan trọng, khi mụn nhọt mọc ở mặt thì bạn cần phải hết sức cẩn thận và lưu ý. Nếu các vết mụn nhọt ở trên mặt bị nhiễm trùng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tụ cầu vàng xâm nhập và tấn công vào tĩnh mạch, hốc xoang,… Đây là tình trạng rất nghiêm trọng nếu người bệnh chủ quan có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Khóe mắt, cằm, môi, chóp mũi,.. là những cơ quan chứa các dây thần kinh quan trọng nên khi mụn nhọt mọc ở đây bạn tuyệt đối không được tự ý đụng đến chúng. Ngoài ra, ở những trường hợp da mặt nổi mụn nhọt đinh râu gây sưng to và đau đớn thì bạn cũng không nên nặn. Nếu bạn nặn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng và đe dọa đến tính mạng.

Vì vậy, khi bị mụn nhọt ở mặt bạn tuyệt đối không được tự ý dùng kim châm hoặc nặn mụn mủ bên trong. Nếu thực hiện không đúng cách sẽ gây tổn thương đến da, khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và nguy hiểm đến tính mạng.

Khi bị nổi mụn nhọt trên mặt bạn tuyệt đối không được tự ý nặn mụn
Khi bị nổi mụn nhọt trên mặt bạn tuyệt đối không được tự ý nặn mụn

Các cách điều trị mụn nhọt ở mặt an toàn

Khi bị mụn nhọt ở mặt bạn tuyệt đối không được tự ý nặn mụn mà hãy đến các cơ sở y tế uy tín chất lượng để được thực hiện trong môi trường vô trùng. Tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập và lan rộng khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Dưới đây là các cách điều trị nhọt ở mặt rất an toàn và không để lại sẹo bạn có thể tham khảo và áp dụng:

Điều trị mụn nhọt ở mặt bằng các mẹo dân gian

Khi bị nổi mụn nhọt trên mặt với kích thước nhỏ và không quá nguy hiểm thì bạn có thể cải thiện các triệu chứng do nhọt gây ra bằng các mẹo đơn giản tại nhà. Tuy nhiên trong quá thực hiện bạn cần phải hết sức cẩn thận và lưu ý để tránh tình trạng nhiễm trùng lan rộng. Dưới đây là các mẹo dân gian điều trị mụn nhọt tại nhà bạn có thể tham khảo và áp dụng:

– Chườm túi trà

Chườm túi trà cũng là cách chữa mụn nhọt trên mặt rất an toàn và hiệu quả bạn có thể áp dụng tại nhà. Hàm lượng antioxidants bên trong bã trà có tác dụng kháng khuẩn rất tốt, khi sử dụng để chườm lên mụn nhọt sẽ có tác dụng ức chế hoạt động và loại bỏ vi khuẩn gây ra mụn nhọt.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một vỏ trà túi lọc còn ướt đem chườm nhẹ nhàng lên vùng da bị nhọt.
  • Thực hiện chườm nhẹ nhàng rồi để yên trong khoảng 15 phút thì tháo ra rửa sạch với nước.
  • Sau vài lần thực hiện tình trạng sưng tấy ở mụn nhọt sẽ thuyên giảm đáng kể.

– Dùng nha đam

Nha đam là loại dược liệu có tác dụng rất tốt đối với làn da giúp cung cấp độ ẩm và làm dịu da một cách nhanh chóng. Sử dụng nha đam để điều trị nhọt ở mặt sẽ có tác dụng làm giảm cảm giác nóng rát và sưng viêm do nhọt gây ra. Dưới đây là cách thực hiện bạn có thể tham khảo:

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một lá nha đam đem rửa sạch, gọt bỏ phần vỏ bên ngoài và lấy phần gel trong suốt.
  • Sử dụng gel nha đam bôi nhẹ nhàng lên nốt mụn nhọt sau khi đã được vệ sinh sạch sẽ.
  • Để yên như vậy trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại với nước.
  • Áp dụng cách này đều đặn 2 lần/ngày để có thể mang lại hiệu quả điều trị nhọt nhanh chóng.

– Đậu xanh

Chữa mụn nhọt ở mặt bằng đậu xanh là phương pháp an toàn và hiệu quả
Chữa mụn nhọt ở mặt bằng đậu xanh là phương pháp an toàn và hiệu quả

Sử dụng đậu xanh để điều trị mụn nhọt là mẹo dân gian được rất nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả tích cực. Thành phần hoạt chất bên trong đậu xanh có khả năng giải độc và tiêu viêm rất tốt, thích hợp sử dụng để điều trị mụn nhọt. Cách sử dụng đậu xanh chữa mụn nhọt rất đơn giản, bạn có thể làm theo hướng dẫn dưới đây:

Cách thực hiện:

  • Hạt đậu xanh khô đem rửa sạch rồi để cho ráo nước.
  • Cho tất cả vào máy xay nhuyễn thành bột mịn rồi cho vào lọ thủy tinh bảo quản dùng dần.
  • Mỗi lần lấy một lượng bột đậu xanh vừa đủ hòa với một ít nước ấm để tạo thành hỗn hợp sền sệt.
  • Sử dụng hỗn hợp đắp lên vùng da bị mụn nhọt rồi dùng băng gạc cố định lại.
  • Để yên như vậy trong khoảng 30 phút thì tháo ra, lấy khăn sạch thấm nước vắt khô rồi lau sạch hỗn hợp bột đậu đi.

– Rau mồng tơi

Rau mồng tơi là thực phẩm được sử dụng khá phổ biến trong các bữa ăn gia đình và có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe. Ngoài ra, rau mồng tơi còn có công dụng mà rất ít người biết đến đó là điều trị mụn nhọt. Theo Đông y, mồng tơi là loại dược liệu có tính mát khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng thanh nhiệt giải độc và tiêu viêm, thích hợp sử dụng để cải thiện các triệu chứng do mụn nhọt gây ra. Cách sử dụng rau mồng tơi để điều trị nhọt rất đơn giản, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

Cách thực hiện:

  • Lấy một nắm lá mồng tơi đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để sát khuẩn.
  • Vớt lá mồng tơi ra để ráo nước rồi cho vào cối giã nát rồi sử dụng để đắp lên vùng da bị nhọt sau khi đã vệ sinh sạch sẽ.
  • Để yên như vậy trong khoảng 15 phút thì tháo ra rửa sạch lại với nước.
  • Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày từ 2 – 3 lần để có thể mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng.

– Lá trầu không

Dùng lá trầu không để đẩy lùi các triệu chứng do mụn nhọt ở mặt gây ra
Dùng lá trầu không để đẩy lùi các triệu chứng do mụn nhọt ở mặt gây ra

Trầu không là loại dược liệu được sử dụng rất nhiều trong các mẹo dân gian để điều trị các bệnh lý về da liễu như viêm da cơ địa, mề đay,… Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng chúng để điều trị mụn nhọt giúp mang lại hiệu quả khá tốt. Y học đã chỉ ra, trong lá trầu không chứa các hoạt chất có khả năng sát khuẩn và chống viêm cao, giúp đẩy lùi được các triệu chứng do mụn nhọt gây ra.

Cách thực hiện:

  • Lấy khoảng 2-3 lá trầu không đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn.
  • Cho lá trầu vào trong nước muối loãng ngâm khoảng 15 phút để sát khuẩn.
  • Vớt lá trầu ra để ráo nước rồi cho vào cối giã nát.
  • Vệ sinh sạch sẽ và lau không vùng da bị nhọt, lấy lá trầu giã nát để đắp lên vùng da cần điều trị.
  • Để yên như vậy trong khoảng 15 phút thì tháo ra rửa sạch lại với nước.
  • Áp dụng các này đều đặn 2 lần/ngày để có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng.

– Tỏi

Tỏi từ lâu được biết đến như một loại kháng sinh tự nhiên, được sử dụng để điều trị rất nhiều loại bệnh khác nhau, trong đó có mụn nhọt. Thành phần hoạt chất có khả năng kháng sinh mạnh trong tỏi khi tiếp xúc với mụn nhọt sẽ có tác dụng loại bỏ vi khuẩn gây hại và tiêu viêm nhanh chóng. Dưới đây là cách điều trị mụn nhọt bằng tỏi bạn có thể tham khảo:

Cách thực hiện:

  • Lấy vài tép tỏi đem lột bỏ lớp vỏ bên ngoài rồi cho vào cối giã nát.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị mụn nhọt rồi dùng khăn sạch lau khô.
  • Dùng tỏi giã nát đắp lên vùng da bị mụn nhọt và giữ yên trên da.
  • Sau khoảng 10 phút thì tháo ra, vệ sinh da lại với nước sạch.
  • Bạn cũng có thể bổ sung tỏi vào chế độ ăn uống hàng ngày giúp nâng cao hiệu quả mang lại.

Điều trị mụn nhọt ở mặt bằng thuốc Tây y

Sử dụng thuốc Tây điều trị mụn nhọt theo đơn kê của bác sĩ chuyên khoa
Sử dụng thuốc Tây điều trị mụn nhọt theo đơn kê của bác sĩ chuyên khoa

Sau khoảng hai tuần áp dụng các phương pháp điều trị mụn nhọt ở mặt bằng các mẹo dân gian, nếu bệnh không có chuyển biến tốt hoặc xuất hiện các triệu chứng bất thường như sưng hạch bạch huyết, sốt, đau nhiều,… thì bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được phác đồ điều trị phù hợp. Tùy thuộc vào kết quả thăm khám của từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ đưa đơn thuốc điều trị phù hợp. Các loại thuốc Tây y thường được bác sĩ chỉ định sử dụng để chữa mụn nhọt ở mặt là:

  • Thuốc giảm đau: như Acetaminophen, Aspirin
  • Thuốc sát trùng: như Hydrogen peroxide, Povidone iodine
  • Kháng sinh tại chỗ: như Acid fusidic, Gentamicin, Mupirocin
  • Kháng sinh đường uống: như Cephalexin, Amoxicillin, Flucloxacillin

Các loại thuốc này có công dụng chính là diệt khuẩn, hạn chế da tiết quá nhiều mồ hôi và hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc điều trị bệnh bạn cần phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Điều trị mụn nhọt ở mặt bằng tiểu phẫu

Ở những trường hợp bị mụn nhọt nếu có nhiễm trùng nặng hoặc nguy cơ hình thành nên áp-xe thì bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và cân nhắc cho người bệnh thực hiện tiểu phẫu. Phương pháp phẫu thuật nhỏ này sẽ có tác dụng loại bỏ vùng da bị áp-xe và dịch mủ để ngăn chặn nhiễm trùng và các biến chứng không mong muốn.

Sau khi phẫu thuật người bệnh cần phải sử dụng thuốc điều trị và tuân thủ theo các biện pháp chăm sóc vết thương mà bác sĩ đưa ra. Khi vết thương lành sẽ để lại sẹo trên da, người bệnh cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng các loại thuốc làm mờ sẹo hiệu quả.

Một số lưu ý khi điều trị mụn nhọt ở mặt

Nếu bạn không có chế độ chăm sóc da và phòng ngừa tốt thì tình trạng nổi mụn nhọt ở mặt có thể tái phát nhiều lần. Để có thể phòng tránh được tình trạng trên thì bạn cần phải lưu ý một số điều dưới đây:

Tẩy tế bào chế cho da giúp phòng ngừa tình trạng nổi mụn nhọt ở mặt
Tẩy tế bào chế cho da giúp phòng ngừa tình trạng nổi mụn nhọt ở mặt
  • Vệ sinh da mặt sạch sẽ và đúng cách, nên lựa chọn các loại sữa rửa mặt phù hợp với tình trạng da của bản thân để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn và tránh kích ứng đến da. Không nên quá lạm dụng mỹ phẩm và trang điểm, nên tẩy trang sạch sẽ sau khi sử dụng mỹ phẩm để tránh tình trạng lỗ chân lông bị bí tắc gây viêm nhiễm.
  • Nên thường xuyên tẩy tế bào chết da mặt khoảng 1 lần/tuần để có thể loại bỏ các tế bào chết, làm sạch da và giúp lỗ chân lông trở nên thông thoáng. Sử dụng giấy thấm dầu hoặc dùng khăn sạch lau mặt mỗi khi da bị đổ mồ hôi nhiều, đặc biệt là những ngày thời tiết năng nóng. Tuyệt đối không nên để mồ hôi bám trên mặt quá lâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
  • Không sử dụng tay để cào gãi hoặc chà xát lên mặt gây ra các vết thương hở, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào da gây viêm nhiễm và hình thành nên nhọt. 
  • Thường xuyên giặt giũ quần áo, khăn tắm, chăn màn sạch sẽ bằng nước nóng giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại. Không nên sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác, đặc biệt là những người đã từng bị mụn nhọt. Điều này sẽ có tác dụng phòng tránh tình trạng vi khuẩn lây nhiễm, xâm nhập vào da gây nhọt.
  • Uống nhiều nước giúp quá trình đào thải độc tố diễn ra dễ dàng hơn. Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, tăng khả năng chống lại các tác nhân gây hại như rau xanh, trái cây tươi. 
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như đồ ăn cay nóng, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn và chất kích thích,…
  • Xây dựng lối sống khoa học và lành mạnh, tăng cường luyện tập thể dục thể thao giúp nâng cao hệ miễn dịch, hạn chế căng thẳng stress kéo dài, ngủ đúng giờ và đủ giấc,…

Trên đây là thông tin về tình trạng nổi mụn nhọt ở mặt và các cách điều trị hiệu quả mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc sớm phát hiện ra mụn nhọt ở mặt và có các biện pháp xử lý phù hợp, tránh để lại sẹo trên da gây mất thẩm mỹ. Ở những trường hợp nổi mụn nhọt trên da mặt với kích thước lớn và số lượng nhiều thì bạn tuyệt đối không được tự ý chữa trị tại nhà, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được phác đồ điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày Cập nhật 05/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *