Từng bị gọi là “con hủi” vì viêm da dầu, bạn Trần Kiều Dung đã phải vật lộn tìm cách điều trị. Cuối cùng, cô gái nhỏ nhắn cũng tìm được An Bì Thang - Giải pháp loại bỏ căn bệnh này, tìm lại vẻ ngoài xinh đẹp và sự tự tin trong cuộc sống.

Người bị nấm da đầu có nên nhuộm tóc?

Nấm da đầu do vi nấm gây ra, bệnh gây ra những cơn ngứa, tróc vảy, khiến tóc dễ bị gãy và suy yếu. Trong tình trạng này, việc tác dụng các hóa chất tạo kiểu tóc, uốn hoặc nhuộm tóc cần được cân nhắc thực hiện vì khả năng khiến bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn. Người bị nấm da đầu có nên nhuộm tóc hay không, những thông tin trong bài viết sau sẽ làm rõ vấn đề này.

Người bị nấm da đầu có nên nhuộm tóc?
Nấm da đầu là tình trạng viêm da đầu cấp tính có thể gây rụng tóc nghiêm trọng

Những điều cần biết về bệnh nấm da đầu

Đặc trưng của bệnh nấm da đầu là vùng thượng bì bị nấm dermatophytes tấn công và gây ra tình trạng ngứa âm ủi, chân tóc đỏ, bong tróc thành từng mảng và ngứa. Khi gãi mạnh có thể dẫn đến tình trạng sưng viêm, chảy má và gây rụng tóc kéo dài. Các vi nấm này phát triển lan rộng sẽ ảnh hưởng đến nang tóc, khiến chân tóc suy yếu, người bệnh sẽ nhận thấy tình trạng rụng tóc nhiều hơn bình thường.

Tình trạng rụng tóc kéo dài sẽ tạo ra các vùng da không tóc lan rộng. Số lượng tóc rụng càng nhiều sẽ càng làm tăng nguy cơ hói đầu. Do đó người bệnh nên nhận biết sớm triệu chứng nấm tóc, để có những giải pháp khắc phục bệnh sớm nhất. Những dấu hiệu nổi bật của bệnh nấm da đầu do  dermatophytes gây ra là:

  • Tại vị trí nhất định, da đầu bị đỏ và sưng viêm
  • Vị trí bị tổn thương có các mụn nước nhỏ hoặc các mụn nhọt màu trắng hoặc vàng.
  • Khi gãi, mụn nước vỡ ra tạo thành mảng màu trắng hoặc vàng, bong ra như gàu.
  • Tình trạng da đầu ngứa ngáy dữ dội hơn khi da đầu đổ mồ hôi, khi trời nóng và ẩm
  • Tóc và da đầu luôn trong tình trạng nhiều dầu, bết và nhờn rít khó chịu.
  • Tình trạng chảy máu tại các vùng da bị viêm, dùng tay có thể khượi ra cục máu khô.

Ngoài ra một dạng nấm da đầu khác gây ra bệnh tóc hột (trứng tóc) do chủng nấm Pierdraiahortai và Trichosporon beigeli cũng xảy ra phổ biến. Đặc trưng nhận biết bệnh là sự xuất hiện của các hoạt tròn mềm tại chân tóc. Khác với trứng chấy, các hạt này có màu đen hoặc nâu. Triệu chứng này không gây rụng tóc, thường xảy ra khi người bệnh vệ sinh cá nhân kém.

Người bị nấm da đầu có nên nhuộm tóc?

Có thông tin cho rằng khi bị nấm da đầu, người bệnh nhuộm tóc sẽ giúp tiêu diệt các vi nấm này nhờ các tác động của hóa chất và nhiệt độ. Tuy nhiên, đây là thông tin hoàn toàn sai lầm, bởi dưới tác động của nhiệt, vùng da đầu nhạy cảm dễ bị ảnh hưởng và tổn thương hơn. Vi nấm dermatophytes có thể phát triển mạnh trong môi trường nóng ẩm nên nhuộm tóc hoàn toàn có khả năng khiến bệnh phát triển nghiêm trọng hơn.

Việc nhuộm tóc khi bị nấm da đầu không được khuyến khích. Tương tự các phương pháp sử dụng hóa chất tạo kiểu cũng dẫn đến những tổn thương chân tóc khiến tóc bị gãy rụng nhiều hơn. Phân tử p-phenylenediamine có trong màu nhuộm là một trong những “thủ phạm” gây ra những phản ứng dị ứng. Đặc biệt nghiêm trọng hơn khi vùng da đầu có những vùng tổn thương, viêm hở, tác dụng của hóa chất có thể gây suy hô hấp và dị ứng nghiêm trọng.

Người bị nấm da đầu có nên nhuộm tóc?
Người bị nấm da đầu không nên nhuộm tóc để tránh các kích ứng nghiêm trọng xảy ra

Một số trường hợp người bệnh có các phản ứng dị ứng liên quan đến thuốc nhuộm có thành phần  PPD. Những biểu hiện của dị ứng xảy ra là: da đỏ, thượng bì sưng, nóng rát hoặc châm chích. Ngoài ra tình trạng kích ứng có thể lan xuống khu vực mí mắt, trán…. Trong trường hợp này, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ vì đây là những biểu hiện lâm sàng của sốc phản vệ.

Người bị nấm da đầu nên tránh các sản phẩm nhuộm tóc có những thành phần kể trên. Ít nhất trong thời gian điều trị nấm da đầu, người bệnh chỉ nên cắt tóc thay vì sử dụng hóa chất tạo kiểu. Trong trường hợp cần thiết tạo kiểu, người bệnh cần xác định về nguy cơ gặp phải tác dụng phụ. Nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm có thành phần tự nhiên, lành tính để tránh gặp phải kích ứng.

Những lưu ý khi nhuộm tóc sau khi điều trị nấm da đầu

Khi đang bị nấm da đầu, người bệnh nên chú tâm điều trị loại bỏ nấm hoàn toàn. Bệnh có thể tái phát khi các vi nấm không được tiêu diệt triệt để.  Vì thế, để có thể phòng tránh triệu chứng sau khi nhuộm tóc, người bệnh cần lưu ý những nguyên tắc chăm sóc tóc sau:

  • Không sử dụng các loại thuốc nhuộm tóc có thành phần hóa chất p-phenylenediamine, PPD, các chất tẩy tóc mạnh.
  • Hạn chế lạm dụng thuốc nhuộm tóc vì chúng sẽ gây ra tình trạng khô da đầu – nguyên nhân khiến nấm da đầu tái phát.
  • Không nên tác động nhiệt lên tóc và không nên gội đầu với nước nóng, điều này sẽ gây ra mất cân bằng độ pH tự nhiên trên da đầu.
  • Ưu tiên dùng các loại thuốc nhuộm tóc có chiết xuất từ thiên nhiên để hạn chế tình trạng kích ứng xảy ra sau khi điều trị.
  • Nếu người bệnh nhận thấy các dấu hiệu kích ứng, sưng đỏ, ngứa da đầu sau khi nhuộm tóc nên tìm đến bệnh viện ngay để được theo dõi và phòng tránh các trường hợp xấu.

Cách điều trị bệnh nấm da đầu tại nhà

Để có thể nhuộm tóc, người bệnh cần đảm bảo triệu chứng nấm da đầu được điều trị triệt để. Các biện pháp điều trị bằng thảo dược theo dân gian thường được bệnh nhân áp dụng để vừa bảo vệ mái tóc, vừa loại bỏ nấm ký sinh. Tuy nhiên phương  pháp chữa nấm da đầu theo dân gian chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nấm tóc còn nhẹ, chưa lan xuống da đầu.

Trị nấm da đầu bằng muối

Trong Y học dân tộc, nấm da đầu là triệu chứng viêm nhiễm thông thường có thể cải thiện bằng muối tương tự như những bệnh ngoài da khác. Trong muối có thành phần kháng khuẩn, tiêu diệt nấm mạnh và giảm ngứa. Người bệnh sử dụng nước muối để gội đầu cách ngày sẽ giúp cân bằng độ pH trên da đầu, từ đó nấm không có điều kiện để hoạt động.

Người bị nấm da đầu có nên nhuộm tóc?
Gội đầu bằng nước muối có thể khắc phục được tình trạng nấm da đầu

Cách thực hiện

  • Người bệnh dùng 3- 4 muỗng muối biển đem pha cùng với 1 ca nước ấm.
  • Dùng nước muối để gội đầu, không sử dụng xà phòng mà chỉ xả với nước muối.
  • Sau đó để tóc hơi ráo nước rồi quấn khăn ủ tóc trong 20 phút.
  • Sau đó xả sạch tóc lại lần cuối bằng nước sạch.
  • Thực hiện 3 – 4 lần mỗi tuần để cải thiện được tình trạng nấm da đầu.

Người bệnh cũng có thể kết hợp muối cùng gừng tươi để tăng cường tính kháng khuẩn cho nước tắm. Cần lưu ý để tóc thật khô sa khi tắm để da đầu thông thoáng, tình trạng da đầu ẩm ướt là nguyên nhân khiến nấm da đầu tái phát không dứt điểm.

Sử dụng gel nha đam và dầu ô liu

Nếu như người bệnh bị nấm da đầu kèm theo hiện tượng viêm, lở loét, sử dụng nước muối gội đầu có thể gây xót da. Thay thế phương pháp trên, người bệnh có thể kết hợp hỗ hợp dầu ô liu và nha đam tác dụng dịu nhẹ nhưng mang đến hiệu quả tương đối tốt.

Trong nha đam chứa nhiều nước, dung dịch này có tác dùng bổ sung độ ẩm và làm dịu da. Đồng thời dịch nhờn của nha đam còn có thành phần giúp giảm sưng viêm. Bên cạnh đó, công dụng của dầu ô liu là loại bỏ gàu, giúp nuôi dưỡng nang tóc và giúp giảm thiểu tình trạng rụng tóc khi bị nấm da đầu.

Cách thực hiện

  • Người bệnh chuẩn bị 1 lá nha đam tươi cùng với 2 thìa dầu ô liu
  • Đem nha đam đi gọt bỏ, rửa sạch rồi ngâm rửa cho hết nhớt
  • Cạo phần gel nha đam vào chén và trộn đều với dầu ô liu
  • Trước đó người bệnh nên làm ướt tóc rồi bôi hỗn dịch lên da đầu
  • Dùng khăn ủ tóc trong vòng 20 phút rồi rửa lại với nước sạch
  • Sau đó gội đầu lại như bình thường

Với cách này, sau khi thực hiện người bệnh có thể nhận thấy mái tóc được mềm mượt ngay sau đó. Tuy nhiên khi không gội sạch lại với nước, da đầu có thể bị nhờn rít khó chịu. 

Cách chữa nấm da đầu bằng chanh

Phương pháp chữa nấm da đầu bằng chanh được nhiều người áp dụng và công nhận tiến triển tích cực. Trong chanh tươi có thành phần acid hữu cơ dồi dào, kết hợp cùng vitamin C giúp hỗ trợ tiêu diệt nấm, sát khuẩn. Khi kiên trì thực hiện, người bệnh sẽ nhận thấy vùng da bị nấm  bong tróc vảy và kích thích tóc nhanh mọc trở lại.

Cách thực hiện

  • Dùng nước cốt chanh tương của 2 – 3 quả chanh đem pha loãng với nước ấm theo tỷ lệ 1:1.
  • Trước đó người bệnh nên gội đầu sạch sẽ, sau đó lấy nước chanh bôi đều khắp chân tóc vị nấm.
  • Ủ tóc trong vòng 15 phút mới xả lại bằng nước ấm, thực hiện 2 – 3 lần mỗi tuần.
  • Phương pháp này cũng giúp điều trị gàu, nấm tóc rất hiệu quả.

Cũng cần lưu ý, tại những vị trí da đầu bị trầy xước có thể bị xót khi sử dụng chanh. Tuy nhiên cảm giác chủ xảy ra nhất thời, người bệnh nên thực hiện kiên trì để loại bỏ nấm khỏi da đầu.

Cách chữa nấm da đầu bằng bồ kết

Trong dân gian, bồ kết là nguyên dược liệu mang đến nhiều công dụng điều trị các vấn đề da liễu. Đây cũng là nguyên liệu được dùng để làm đẹp tóc, duy trì sự bóng mượt và chắc khỏe cho mái tóc. Hoạt chất saponin có trong bồ kết đã được khẳng định có thể dùng để viêm, làm sạch da đầu, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nấm.

Người bị nấm da đầu có nên nhuộm tóc?
Bồ kết có tác dụng điều trị nấm da đầu và giúp mái tóc bóng mượt, khỏe mạnh

Cách thực hiện

  • Sử dụng 10 – 15 quả bồ kết khô đem nướng cho đến khi dậy mùi thơm.
  • Cho bồ kết vào nồi nấu cùng với 3 lít nước, đun đến khi nước có màu vàng đậm. 
  • Sử dụng nước này để gội đầu 2-3 lần một tuần.

Những tác dụng của bồ kết sẽ làm thay đổi mái tóc người bệnh trong thời gian 2 – 3 tuần áp dụng. Không chỉ giúp giảm ngứa, giảm bong tróc da đầu, người bệnh sẽ nhận thấy mái tóc chắc khỏe và ít gãy rụng hơn trước.

Các loại thuốc tây điều trị nấm da đầu

Thuốc tây điều trị nấm da đầu là các loại thuốc bôi, hoặc dầu gội trị nấm da đầu có tác dụng với vi nấm dermatophytes hoặc vi nấm Candida. Tuy nhiên sử dụng thuốc tây bôi/uống kháng nấm chỉ được khuyến khích khi người bệnh không có tiến triển sau khi điều trị theo phương pháp dân gian. Những loại thuốc kháng nấm nhằm ức chế và kìm hãm vi nấm gây bệnh gồm có:

  • Thuốc bôi/ dầu gội kháng nấm: Những loại thuốc dùng để kháng nấm như Fluconazole, Miconazole, Clotrimazol và Ketoconazol,… đều có tác dụng ức chế số lượng và hoạt động của vi nấm. Đồng thời các loại thuốc này cũng làm giảm tổn thương da, đẩy lùi cơn ngứa và hạn chế tình trạng tóc rụng.
  • Thuốc uống kháng nấm: Được chỉ định cho những trường hợp nấm da đầu phát triển trên phạm vi rộng hoặc có mức độ nặng nề. Các loại thuốc uống điều trị nấm da đầu như: Terbinafine và Griseofulvin đều có hiệu lực mạnh nhưng không loại trừ nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ. Vì vậy người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi nhận được chỉ định.

Hi vọng những thông tin được đề cập trong bài viết đã giúp đọc giảm làm rõ vấn đề “Người bị nấm da đầu có nên nhuộm tóc hay không”. Trước đó, người bệnh cần chắc chắn bệnh lý đã được điều trị triệt để thì các hoạt động làm đẹp mới có thể diễn ra an toàn và bình thường.

Ngày Cập nhật 12/09/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *