Ngồi lâu bị tê chân là bình thường hay bệnh lý?

Nhiều người cho rằng ngồi lâu bị tê chân chỉ là chuyện sinh lý bình thường. Tuy nhiên, ít ai biết rằng trong một số trường hợp thì đây lại là dấu hiệu của bệnh xương khớp hoặc tổn thương dây thần kinh ở não. Chính vì thế, hiểu rõ và nhận biết tình trạng này khi nào là bình thường, khi nào là bệnh lý rất quan trọng.

Ngồi lâu bị tê chân có thể là dấu hiệu của bệnh lý.
Ngồi lâu bị tê chân có thể là dấu hiệu của bệnh lý.

Cơ chế gây tê chân khi ngồi lâu

Tê chân khi ngồi lâu được gọi là dị cảm. Biểu hiện cụ thể là cảm giác như kiến bò hoặc kim châm vào da. Tình trạng này xảy ra khi dây thần kinh bị chèn ép. Đây là kết luận được Viện Rối loạn thần kinh và đột quỵ quốc gia Mỹ đưa ra.

Ngồi lâu bị tê chân là tình trạng rất hay thường gặp. Nguyên nhân có thể đến từ những thói quen không tốt trong sinh hoạt thường ngày, bệnh lý hoặc một số nguyên nhân khác. Nói về mức độ phổ biến thì tê chân do sinh hoạt nhiều hơn do bệnh lý.

Tình trạng tê chân khi ngồi lâu không liên quan đến mạch máu. Để làm rõ hơn vấn đề này, các chuyên gia phân tích chân có rất nhiều mạch máu. Ngay cả khi ngồi bắt chéo chân trong một thời gian lâu thì quá trình lưu thông máu đến chân cũng sẽ không bị gián đoạn. Bởi tư thế này không thể nào làm tắc nghẽn tất cả các mạch máu ở chân. Thay vào đó, dây thần kinh sẽ bị chèn ép và điều này gây tê chân.

Tê chân khi ngồi lâu là do dây thần kinh bị chèn ép, không liên quan đến mạch máu.
Tê chân khi ngồi lâu là do dây thần kinh bị chèn ép, không liên quan đến mạch máu.

Nguyên nhân không phải bệnh lý gây tê chân khi ngồi lâu

Thói quen sinh hoạt không tốt: Bao gồm việc ngồi bắt chéo chân quá lâu, ngồi trên chân hoặc ngồi quá lâu một tư thế. Ngoài ra, những người mặc quần, mang vớ và giày dép quá chật cũng dễ bị tê chân khi ngồi lâu.

Chấn thương: Có thể đến từ tập luyện quá sức và sai tư thế. Bên cạnh đó, tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động cũng có thể là nguyên nhân gây tê chân khi ngồi lâu

Lạm dụng chất kích thích: Đặc biệt là rượu. Bởi nó chứa nhiều thành phần có thể gây độc thần kinh nếu dùng với liều lượng nhiều và kéo dài. Ngoài ra, rượu cũng như các chất kích thích khác có thể gây giảm lượng vitamin B1, B9 và B12. Trong khi đó, dây thần kinh ở chân thường ngày vốn chịu nhiều áp lực. Nếu có thêm yếu tố này tác động thì tình trạng tê chân khi ngồi lâu là điều khó tránh khỏi.

Một số yếu tố khác: Chủ yếu là thời tiết trong giai đoạn chuyển mùa; tác dụng phụ của một số loại thuốc; người có thể trạng ốm yếu và sức đề kháng kém. Bên cạnh đó, ăn uống thiếu chất cũng có thể dẫn đến tê chân khi ngồi lâu. Đối tượng bị tình trạng này thường là trẻ em, phụ nữ đang mang thai và người già.

Hầu hết những nguyên nhân tê chân sinh lý là do thói quen sinh hoạt không khoa học.
Hầu hết những nguyên nhân tê chân sinh lý là do thói quen sinh hoạt không khoa học.

Những bệnh lý có thể gây tê chân

Bệnh xương khớp

Đây là bệnh lý phổ biến gây ra tình trạng ngồi lâu bị tê chân. Tiêu biểu là bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp gối và đau thần kinh tọa. Cơn đau nhức xương khớp theo dây thần kinh lan khắp chân. Không chỉ khiến chân bị tê khi ngồi lâu mà nó còn có thể gây chuột rút và teo cơ.

Một số bệnh lý khác

  • Khối u: Nếu vị trí khối u ở não, tủy sống hoặc ở chân thì có thể gây tê chân khi ngồi lâu hoặc sinh hoạt không khoa học.
  • Đau cơ xơ hóa: Đây là bệnh mãn tính, ngoài biểu hiện tê ở chân, bệnh còn gây đau nhức và tê toàn thân. Cơn đau thường xuất hiện nhiều sau khi ngủ dậy.
  • Hậu quả của những cơn đột quỵ nhỏ.
  • Bệnh Lyme giai đoạn lan rộng (xuất hiện những tổn thương ở thần kinh).
  • Hội chứng Guillain Barre: Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch bị rối loạn hoạt động và tấn công các dây thần kinh.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Ung thư thần kinh
Bệnh lý về xương khớp hoặc liên quan đến dây thần kinh có thể gây ra tình trạng tê chân khi ngồi lâu.
Bệnh lý về xương khớp hoặc liên quan đến dây thần kinh có thể gây ra tình trạng tê chân khi ngồi lâu.

Ngồi lâu bị tê chân khi nào là bệnh lý?

Như vậy, ngồi lâu bị tê chân có thể do nguyên nhân sinh lý bình thường nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Trường hợp tê chân khỏi nhanh sau một vài phút thì không có gì đáng lo. Nếu nó kéo dài, tái phát nhiều lần và xuất hiện kèm một số dấu hiệu bất thường khác thì bạn cần nhanh chóng đến cơ sở ý tế để kiểm tra. Những dấu hiệu đi kèm gồm:

  • Màu sắc, nhiệt độ và hình dạng chân khác thường;
  • Hay quên;
  • Chóng mặt;
  • Bàng quan và ruột mất kiểm soát;
  • Đau đầu;
  • Khó thở;
  • Co giật.

Nếu nguyên nhân gây tê chân khi ngồi lâu là do bệnh lý thì tùy vào tình trạng bệnh, các triệu chứng đi kèm sẽ khác nhau. Có thể, người bệnh sẽ gặp tất cả các dấu hiệu đã trình bày ở trên nhưng cũng có khi chỉ gặp một trong số đó. Điểm mấu chốt ở thời gian và tần suất bị tê chân. Do đó, ngay cả khi các triệu chứng đi kèm chưa xuất hiện hoặc diễn ra với mức độ nhẹ thì vẫn nên đến cơ sở y tế kiểm tra nếu tê chân kéo dài và lặp lại nhiều lần.

Nếu tê chân kéo dài và xuất hiện kèm một số dấu hiệu bất thường thì rất có thể do bệnh lý gây ra.
Nếu tê chân kéo dài và xuất hiện kèm một số dấu hiệu bất thường thì rất có thể do bệnh lý gây ra.

Điều trị tình trạng ngồi lâu bị tê chân

Nguyên tắc điều trị tê chân khi ngồi lâu

  • Điều trị càng sớm thì hiệu quả càng cao. Nếu tình trạng tê chân do bệnh lý thì điều trị sớm có thể phòng được biến chứng nguy hiểm;
  • Với những trường hợp tê chân do nguyên nhân sinh lý có thể chữa tại nhà mà không cần dùng đến thuốc;
  • Nguyên nhân gây tê chân do bệnh lý cần điều trị theo phác đồ ở cơ sở y tế. Không được tự ý dùng thuốc tại nhà;
  • Kết hợp với việc điều trị đúng cách là chế độ sinh hoạt và ăn uống phù hợp.

Chữa tê chân bằng thuốc tân dược

Thuốc tân dược thường được sử dụng cho trường hợp tê chân có nguyên nhân từ bệnh lý. Tùy vào tình trạng bệnh, thể trạng và một số yếu tố khác mà loại thuốc và liều lượng dùng sẽ khác nhau. Một số nhóm thuốc thường được sử dụng là:

  • Thuốc chống trầm cảm: Tác động trực tiếp lên hệ thần kinh;
  • Thuốc kháng viêm corticoid: Dùng khi tê chân đi kèm với tình trạng viêm và sưng;
  • Thuốc gabapentin và pregabalin: Giảm đau thần kinh; kiểm soát và phòng ngừa động kinh.
Việc sử dụng thuốc tân dược chữa tê chân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, nhất là khi tê chân do bệnh lý.
Việc sử dụng thuốc tân dược chữa tê chân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, nhất là khi tê chân do bệnh lý.

Khắc phục tê chân bằng các giải pháp tại nhà

Các cách chữa tê chân tại nhà áp dụng cho trường hợp có nguyên nhân sinh lý. Bên cạnh đó, những trường hợp bị tê chân do bệnh lý cũng cần thực hiện một số cách dưới đây bên cạnh dùng thuốc. Điều này sẽ nâng cao hiệu quả điều trị và hỗ trợ phòng chống các biến chứng. Cụ thể là:

  • Nghỉ ngơi nhiều hơn. Chú ý tư thế nằm thoải mái để khí huyết lưu thông thuận lợi;
  • Chườm lạnh hoặc nóng;
  • Xoa bóp chân nhẹ nhàng;
  • Tắm nước muối Epsom (muối magie sulphat): Đây là loại muối dùng cho y học, không dùng để nấu ăn.

Xem thêm: 12 cách trị tê tay chân tại nhà – Áp dụng là khỏi

Chữa tê chân khi ngồi lâu theo kinh nghiệm dân gian

Kinh nghiệm dân gian có nhiều cách chữa tê chân tại nhà. Những cách điều trị này bao gồm cho cả trường hợp tê chân do sinh lý và bệnh lý. Tuy nhiên, đối với bệnh lý, nó thường không phải là giải pháp chữa trị chủ yếu hoặc duy nhất. Đồng thời, cách cách điều trị này thường chỉ hiệu quả trong các trường hợp bệnh nhẹ.

Trong các phương pháp dân gian chữa tình trạng tê chân khi ngồi lâu thì cách dùng ngải cứu và lá lốt là được sử dụng nhiều nhất.

  • Cách dùng ngải cứu chữa tê chân: Chuẩn bị 1 nắm ngải cứu tươi. Sau khi rửa sạch thì giã với một vài hạt muối rồi đổ một ít nước nóng lên. Dùng cả phần nước và bã của ngải cứu đắp lên vị trí bị tê. Giữ ở đó khoảng 30 phút thì vệ sinh lại da với nước sạch.
Ngải cứu ngoài tác dụng giảm sưng, đau nhức xương khớp còn giúp giảm tê chân.
Ngải cứu ngoài tác dụng giảm sưng, đau nhức xương khớp còn giúp giảm tê chân.
  • Dùng lá lốt chữa tê chân: Kết hợp 15g lá lốt tươi với 5g lá này ở dạng khô. Sau khi rửa sạch thì cho nguyên liệu vào nồi nấu với 2 bát nước. Đến khi nước sắc còn nửa bát thì tắt bếp. Lượng thuốc sắc được uống vào buổi tối sau khi ăn. 

Lưu ý trong sinh hoạt và ăn uống hạn chế tê chân khi ngồi lâu

  • Mỗi ngày dành khoảng 60 phút để luyện tập thể dục vừa sức. Điều này vừa giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng tê chân do bệnh lý vừa giúp cơ thể có sức đề kháng tốt hơn;
  • Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu một tư thế. Nếu làm những công việc đặc thù thường xuyên phải ngồi một chỗ thì nên đứng dậy đi tới lui sau khoảng 1 – 2 tiếng;
  • Nên tránh ngồi xổm quá lâu;
  • Không cúi người khi mang vác vật nặng. Thay vào đó, hãy ngồi xuống, dùng lực ở đùi và mông để từ từ nâng vật nặng lên;
  • Không mặc quần hoặc mang giày dép quá chật;
  • Giữ cho chân không quá lạnh;
  • Ngủ đủ giấc;
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Bổ sung nhiều loại rau củ quả tươi trong bữa ăn hằng ngày;
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích.

Ngày Cập nhật 05/06/2023

Bình luận (2)

  1. Phạm Vân Anh says: Trả lời

    Xin nói thêm tôi có bị giãn tĩnh mạch , siêu âm rồi , nói rất ít , BS nói ko cần uống thuốc , tôi có bị viêm xoang , nếu ăn nếp hay thời tiết th đổi thì bị nhức đầu lắm

  2. Phạm Vân Anh says: Trả lời

    Tôi : nữ 55 t, sống điều độ , ko dùng rượu bia thuốc lá , khoảng 2 năm nay nếu tôi ngồi lâu ở cái ghế tựa trong nhà thì thấy nặng , đau và tê chân lắm , thấy khó thở và mệt nữa nên tôi đi nằm duỗi chân khoảng 30 phút thì đỡ đau và bớt mệt , bớt khó thở , nhưng ngồi mấy kiểu ghế khác thì ko bị tê đau nhanh như vậy , Xin hỏi tôi bị bệnh gì vậy Bác sĩ , tôi đã đi xét nghiệm máu tổng quát rồi , cholesterol hơi trên mức cho phép 1 chút , BS cho uống Atorvastatine 10 mg , sau 2 tháng xét nghiệm lại BS nói tốt , cholesterol ko cao về mức tr bình rồi , nhưng tôi ngồi lâu vẫn bị tê nặng đau 2 chân , vậy xin hỏi BS tôi bị bệnh gì vậy ? Nên đi khám ở đâu ? Xin cảm ơn Bác sĩ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *