Ngủ dậy bị đau cổ không quay được là bệnh gì?

Tình trạng ngủ dậy bị đau cổ không quay được kèm theo cảm giác cứng cổ khó chịu xảy ra ở nhiều người. Triệu chứng xuất phát từ thói quen ngủ sai tư thế hoặc, hoặc do tâm lý căng thẳng quá mức. Bên cạnh đó, đây cũng là dấu hiệu của triệu chứng thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ và một số bệnh xương khớp mãn tính khác.

Ngủ dậy bị đau cổ không quay được là bệnh gì?
Ngủ dậy bị đau cổ không quay được là các bệnh lý liên quan đến đốt sống cổ

Những người thường gặp phải tình trạng ngủ dậy bị đau cổ không quay được nằm trong độ tuổi 30 – 50. Phần đông đều cho rằng triệu chứng xảy ra do cơ thể bị cảm gió, cảm mạo và không mấy quan tâm đến việc tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị thật sự.  Điều này kéo dài có thể gây ra những ảnh hưởng xấu khiến xương khớp cổ của người bệnh suy yếu theo thời gian.

Nguyên nhân của tình trạng sáng ngủ dậy bị đau cổ

Ngoài ra những thói quen khi ngủ, sinh hoạt thiếu khoa học cũng có thể gây ra triệu chứng này. Dựa theo các chuyên gia, một số yếu tố từ bên ngoài ảnh hưởng đến cơn đau nhức xương khớp nhất thời tại vùng cổ và vai gáy đến từ:

  • Do thói quen nằm ngủ sai tư thế, nằm lệch sang một bên quá lâu hoặc nằm ngủ nghẹo cổ.
  • Thói quen ngủ gối kê cao, dùng gối quá cứng cũng có thể dẫn đến cơn đau cổ khi ngủ dậy.
  • Người bị loãng xương thường có triệu chứng bị đau và cứng cổ khi ngủ dậy.
  • Do chấn thương, hoặc va đập nhẹ lúc ngủ mà bạn không nhận ra.
  • Do thói quen gác lên tay khi ngủ cũng có thể gây ra tình trạng này.
  • Vấn đề tuổi tác khiến các khớp cổ bị thoái hóa gây ra cơn đau.
  • Do tính chất công việc phải làm việc tại bàn làm việc quá lâu gây đau mỏi vai gáy.
  • Người có thói quen ngồi cong lưng, ít vận động thường ngủ dậy bị đau cổ không quay được.
Nguyên nhân ngủ dậy bị đau cổ không quay được
Tư thế ngủ thiếu khoa học khiến người bệnh ngủ dậy bị đau cổ không quay được

Ngủ dậy bị đau cổ không quay được là bệnh gì?

Cột sống cổ là bao gồm nhiều cấu trúc cấu thành như: xương đốt sống, đĩa đệm hệ thống khớp, hệ thống rễ thần kinh và hệ thống cơ. Trong nhiều trường hợp, người lớn tuổi thường bị thoái hóa hoặc bị tổn thương cột sống sẽ xuất hiện tình trạng ngủ dậy bị đau cổ không quay được kèm theo những vấn đề thần kinh khác. 

Trong trường hợp đau nhức thường xuyên mỗi sáng thức dậy, cơn đau không cải thiện khi bạn đã thay đổi thói quen sinh hoạt thì vấn đề có thể nằm ở bệnh lý ở đốt sống cổ. Những bệnh lý gây nên tình trạng đau cứng cổ không quay đầu được bao gồm:

Bệnh căng cơ cổ

Mọi hoạt động khiến cho cổ luôn trong tư thế không thoải mái kéo dài đều là nguyên nhân khiến cơ ở vùng cổ bị mỏi và đau nhức.  Tình trạng căng cơ có thể tiến triển thành bệnh lý làm vùng cơ tại cổ bị co thắt nghiêm trọng hơn, người bệnh bị đau và chuột rút thường xuyên ảnh hưởng đến sinh hoạt.

Trong đó, đối tượng giới trẻ chính là những người dễ mắc phải chứng căng cơ cổ nhất. Nguyên nhân do thói quen làm việc cúi người trước màn hình máy tính hoặc dành quá nhiều thời gian nhìn xuống màn hình điện thoại.

Hội chứng hẹp ống sống cổ

Hẹp đốt sống cổ là hội chứng nguy hiểm, lúc này diện khớp ở giữa các đốt sống cổ bị phình ra và chèn ép vào các rễ thần kinh. Khi không phát hiện sớm, các đốt sốt này có thể chèn ép cả vào tủy sống gây ra tình trạng đau nhức kinh niên.

Ngủ dậy bị đau cổ không quay được là bệnh gì?
Ngủ dậy bị đau cổ không quay được có thể là dấu hiệu của chứng hẹp đốt sống cổ

Hẹp đốt sống cổ có thể xảy ra cùng lúc với bệnh thoái hóa đốt sống và thoát vị đĩa đệm. Thông thường những triệu chứng bệnh lý của hẹp ống sống cổ gồm có: đau và tê bì dọc cánh tay, đau cổ vai gáy, cứng cổ, tứ chi yếu ớt, người bệnh gặp khó khăn trong đi lại, mất cảm giác cục bộ… Những trường hợp xấu này có thể xảy ra khi tủy sống bị chèn ép.

Thoái hóa đốt sống cổ

Ngủ dậy bị đau cổ không quay được là một dấu hiệu rất phổ biến ở bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ. Thoái hóa được hiểu là quá trình “lão hóa” nói chung, khi tình trạng khớp xương bị bào mòn, xơ cứng tại các đốt xương, làm suy yếu sụn khớp và đĩa đệm.

Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ nằm trong độ tuổi 50 tuổi, không chỉ bị đau ở cổ sau khi ngủ dậy mà cơn đau còn lan rộng đến cánh tay. Thoái hóa khớp cũng có các triệu chứng tê rần, hoặc ngứa ran ở tứ chi và biến mất khi người bệnh vận động.

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là giai đoạn nghiêm trọng hợn của chứng thoái hóa đốt sống cổ. Khi đĩa đệm bị thoát vị, giữa các đốt sống kề cận bị tổn thương khiến cho dịch nhân nhầy ở trung tâm thoát ra ngoài.

Khi các nhân nhầy trong đĩa đệm chui qua khe hở của bao xơ bị rách, chúng có thể tràn vào ống sống và gay chèn ép lên hệ thống dây thần kinh. Khi các dây thần kinh tại vị trí cổ và gáy (từ C3 – C5) chịu áp lực, vùng cổ phải gánh chịu những cơn đau dữ dội, cơn đau do thoát vị đĩa đệm kéo dài dai dẳng và tăng dần theo thời gian.

Triệu chứng nhiễm trùng

Không chỉ riêng bệnh xương khớp, việc người bệnh ngủ dậy bị đau cổ không quay được còn là triệu chứng của một số bệnh nhiễm trùng như: bệnh não mô cầu, viêm màng não, viêm khớp dạng thấp. Đây đều là những bệnh lý đặc biệt nghiêm trọng. Người bệnh cần nhận diện sớm thông qua các dấu hiệu đi kèm như:  sốt cao, đau đầu, buồn nôn,…

Trong trường hợp nghi ngờ bệnh nhiễm trùng kể trên, bệnh nhân cần đến khám bác sĩ để được  thăm dò cận lâm sàn. Những bệnh lý này cần được điều trị kịp thời trước khi tình trạng nhiễm trùng ảnh hưởng đến não gây biến chứng.

Cách giảm đau cổ không quay được khi ngủ dậy

Phương pháp chẩn đoán

Để giảm thiểu cơn đau nhức vùng cổ khi ngủ dậy, trước tiên người bệnh cần biết rõ nguyên nhân vì sao xuất hiện triệu chứng này. Bằng cách đến bệnh viện thăm khám,  bác sĩ sẽ chẩn đoán cho người bệnh bằng cách khám tiền sử và khám xét nghiệm nếu nghi ngờ tình trạng bệnh lý đặc trưng. Một số xét nghiệm bệnh nhân phải trải qua gồm có:

  • Chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ. Đây là những phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh có thể phản ánh rõ nguyên nhân gây đau.
  • Nếu như trường hợp bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh đau cứng cổ do dây thần kinh bị chèn ép, bệnh nhân sẽ được chụp điện cơ để xác minh rõ các dây thần kinh liên quan.
  • Xét nghiệm máu cũng đưa ra những bằng chứng nhất định hỗ trợ kết quả đánh giá bệnh lý chính xác hơn. Phương pháp này sẽ tầm soát được các bệnh lý nhiễm trùng gây ra chứng đau cứng cổ.

Các phương pháp chữa đau cổ sau 

Những phương pháp điều trị đau cổ khi ngủ dậy phổ biến nhất được áp dụng tùy thuộc cơn đau nhẹ, hoặc nghiêm trọng của bệnh nhân. Chủ yếu là phương pháp nẹp cổ, châm cứu, hoặc tập vật lý trị liệu kết hợp với việc dùng thuốc giảm đau trong vòng hai hoặc ba tuần.

chữa chứng ngủ dậy bị đau cổ không quay được
Tập vật lý trị liệu mang đến hiệu quả trong điều trị đau cổ không quay được

Trong trường hợp cơn đau không dứt, bệnh nhân sẽ được tiêm steroid, thuốc giãn cơ hoặc áp dụng các biện pháp kích thích thần kinh điện hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, cách điều trị tốt nhất là chăm sóc bệnh nhân theo hướng bảo tồn để cấu trúc xương khớp hồi phục tự nhiên.

Những thay đổi trong sinh hoạt để giảm đau cổ

Tình trạng đau cổ sau khi ngủ dậy có thể cải thiện khi bệnh nhân thay đổi những thói quen gây đau nhức. Chế độ sinh hoạt hợp lý sẽ giúp kiểm soát và phòng ngừa chứng đau cứng cổ như

  • Tránh tư thế ngồi khom lưng, cúi đầu, nghỉ ngơi trong thời gian nghỉ dưỡng bệnh.
  • Thực hiện chườm đá trong những ngày đầu tiên để phòng tránh tụ máu.
  • Sau đó người bệnh nên chườm nhiệt, nén nóng, hoặc tắm nước nóng.
  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau được kê đơn, hoặc sử dụng thuốc ibuprofen hoặc acetaminophen không kê đơn.
  • Người bệnh nên thường xuyên tập thể dục thảo thao, đặc biệt là các bài tập tại vùng cổ mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh
  • Thường xuyên vận động và thay đổi vị trí, tránh ngồi lâu một chỗ khi làm việc.

Bị đau nhức cổ sau khi ngủ dậy khi nào nên đi bệnh viện?

Đối với những người bị đau nhức khi ngủ dậy không quay được không quá nghiêm trọng, có thể điều trị giảm đau tại nhà mà không cần đến bệnh viện. Tuy nhiên, các bác sĩ đã đưa ra khuyến cáo người bệnh nên chủ động theo dõi diễn biến cơn đau. Trong trường hợp cơn đau kéo dài 3 – 4 ngày, không thuyên giảm cần đến bệnh viện thăm khám sớm.

Bệnh nhân nên tìm những bệnh viện có chuyên khoa Thần kinh cột sống, xương khớp. Tại đây các bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra và chẩn đoán nguyên nhân, từ đó mới có phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý.

Sau điều trị, bệnh nhân cũng nên kiểm tra và thăm khám sức khỏe xương khớp định kỳ để theo dõi tái phát. Để chữa dứt điểm triệu chứng, khi phát hiện các dấu hiệu hiện tượng ngủ dậy bị đau cổ không quay được bệnh nhân nên đến ngay các cơ sở y tế để được khám chữa bệnh và điều trị phục hồi càng sớm càng tốt.

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Hết đau vai gáy, khô khớp rồi thoái hóa cột sống... tôi từng khổ sở vô cùng. Nhưng may mắn khi biết đến phác đồ trị bệnh của Đỗ Minh Đường mà tôi đã có thể thở phào, vận động dễ dàng hơn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *