Ngứa da ở cổ: Nguyên nhân và các biện pháp khắc phục

Ngứa da ở cổ có thể là do kích ứng, phản ứng dị ứng hoặc một số bệnh lý liên quan khác. Tình trạng này có thể gây khó chịu nhưng không nguy hiểm và có thể khắc phục bằng nhiều biện pháp cải thiện tại nhà.

Ngứa da ở cổ t là bệnh gì
Ngứa da ở cổ thường có liên quan đến tình trạng dị ứng hoặc kích ứng trên da

Nguyên nhân gây ngứa da ở cổ

Ngứa da ở cổ có thể kèm theo phát ban hoặc không phát ban. Tình trạng này có thể gây ngứa, đau đớn, nóng rát hoặc khiến da đỏ lên. Ngứa da cổ có thể tự nhẹ đến nghiêm trọng. Các nguyên nhân và yếu tố kích hoạt phổ biến thường bao gồm:

  • Vệ sinh kém: Vệ sinh cổ hoặc gội đầu không thường xuyên cũng có thể gây kích ứng cổ và gây ngứa da ở cổ.
  • Tiếp xúc với các chất kích thích: Các sản phẩm như quần áo, hóa chất, xà phòng, nước hoa có thể gây kích ứng da và ngứa da cổ.
  • Phản ứng dị ứng: Một số người có thể dị ứng với một số hóa chất, mỹ phẩm hoặc kim loại khi tiếp xúc với da cổ. Ngoài ra, vết cắn của côn trùng, thực phẩm, một số loại thực vật cũng có thể gây dị ứng và ngứa da.
  • Tiếp xúc với chất độc hại: Đôi khi một số độc tố trong môi trường có thể gây ngứa da ở cổ. Những người thường xuyên làm việc với hóa chất, các hạt nhỏ như bụi gỗ có thể làm tăng nguy cơ kích ứng.
  • Môi trường sống: Môi trường rất nóng hoặc rất nóng đều có thể gây kích ứng da cổ và gây ngứa. Bên cạnh đó, tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời cũng có thể gây kích thích da và gây ngứa.

Ngứa da ở cổ là bệnh gì?

Ngoại trừ thói quen sinh hoạt và yếu tố tác động của môi trường, tình trạng ngứa da ở cổ có thể liên quan đến một số bệnh lý tiềm ẩn khác. Một số tình trạng da mãn tính có thể dẫn đến ngứa cổ, bao gồm:

1. Vẩy nến gây ngứa da cổ

Vẩy nến là tình trạng tế bào da phát triển quá nhanh, dẫn đến tình trạng bong tróc vảy trên da. Đây là bệnh rối loạn tự miễn có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm cả cổ.

Khi xuất hiện ở cổ, vẩy nến khiến người bệnh bị ngứa da cơ, da khô, nứt nẻ, chảy máu. Trong một số trường hợp, da có thể bị nhiễm trùng. Các triệu chứng bệnh vẩy nến có thể kéo dài qua nhiều tháng. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu các thông tin về bệnh để có biện pháp khắc phục, điều trị hiệu quả.

vẩy nến gây ngứa da ở cổ
Vẩy nến có thể xuất hiện ở cổ và da đầu gây ngứa ngáy nghiêm trọng

2. Viêm da tiếp xúc dị ứng gây ngứa cổ

Viêm da tiếp xúc dị ứng là tình trạng da bị viêm, kích thích, ngứa ngáy sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Các triệu chứng phổ biến có thể bao gồm ngứa, đỏ, phát ban ở cổ. Các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị nổi mề đay mẩn ngứa và tróc da xung quanh cổ.

Viêm da tiếp xúc dị ứng thường có liên quan đến một số loại thực vật, thực phẩm, kim loại, xà phòng, nước hoa, mỹ phẩm. Tình trạng này không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Tuy nhiên, người bệnh cần tìm ra và tránh khỏi nguyên nhân gây dị ứng.

3. Viêm nang lông ở cổ gây ngứa da

Tình trạng viêm nang lông xảy ra khi các nang lông bị nhiễm vi khuẩn hoặc nấm. Mặc dù ít khi ảnh hưởng đến cổ nhưng viêm nang lông ở cổ có thể gây ngứa da, xuất hiện nhiều nốt u sần nhỏ màu hồng nhạt ở da cổ.

Trong hầu hết các trường hợp, viêm nang lông ở cổ không nguy hiểm đến đến sức khỏe. Người bệnh có thể điều trị, chăm sóc bằng các biện pháp tại nhà.

triệu chứng ngứa da cổ
Viêm nang lông có thể xảy ra ở cổ và gây ngứa da

4. Rối loạn thần kinh gây ngứa da cổ

Một số bệnh lý mãn tính có liên quan đến hệ thống thần kinh trung ương. Các triệu chứng thường gây ngứa và phát, đặc biệt là về đêm. Bất cứ dây thần kinh nào trong cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng, bao gồm cả khu vực xung quanh cổ.

Một số bệnh lý rối loạn thần kinh có thể gây ngứa da cổ:

  • Bệnh đa xơ cứng
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh Zona thần kinh

5. Bệnh ghẻ ở cổ gây ngứa da

Bệnh ghẻ có thể do bọ ve hoặc ký sinh trùng trên da gây ra. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm cả cổ, mặt và đầu. Bệnh ghẻ có thể lây lan trực tiếp và việc sử dụng chung chăn gối, quần áo, các sản phẩm nhiễm khuẩn, hoạt động tình dục, tiếp xúc trực tiếp với ký sinh trùng gây ra bệnh ghẻ.

Các triệu chứng phổ biến thường là gây ngứa ngáy dữ dội, đặc biệt là về đêm. Nếu người bệnh gãi gây tổn thương hoặc trầy xước da có thể hình thành vết lở loét trên da. Bệnh ghẻ cần được điều trị kịp lúc để tránh các biến chứng nghiêm trọng.

Bệnh ghẻ gây ngứa ở cổ
Bệnh ghẻ ở cổ có thể gây đau đớn, ngứa ngáy dữ dội, đặc biệt là khi về đêm

Biện pháp khắc phục điều trị ngứa da ở cổ

Các biện pháp khắc phục thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây ngứa và mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Thông thường tình trạng này sẽ được cải thiện tại nhà bằng các phương pháp tự nhiên. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh có thể cần sử dụng thuốc để cải thiện tình trạng.

1. Cải thiện tình trạng ngứa da cổ tại nhà

Mặc dù có nhiều nguyên nhân và yếu tố có thể gây ngứa da ở cổ. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp tình trạng này không nguy hiểm và có thể khắc phục tại nhà. Người bệnh có thể tham khảo các biện pháp cải thiện như sau:

+ Chườm lạnh cải thiện tình trạng ngứa ở cổ:

Chườm lạnh có thể mang lại hiệu quả tương đối cao trong việc cải thiện tình trạng ngứa. Người bệnh có thể tắm nước lạnh hoặc chườm khăn ẩm lên cổ để cắt giảm cơn ngứa. Ngoài ra, có thể bọc một viên đá trong vải mỏng, chườm lên cổ để làm dứt con ngứa một cách nhanh chóng.

Lưu ý: Cần thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi chườm lạnh. Điều này có thể dưỡng ẩm cho da, tránh khô và sần sùi da.

+ Dầu dừa giảm ngứa ở cổ:

Dầu dừa có thể cải thiện tình trạng khô da và cải thiện cơn ngứa. Người bệnh có thể sử dụng một lượng vừa đủ dầu dừa, đun ấm, sau đó thoa lên vùng da ngứa ở cổ. Lặp lại biện pháp nếu cần thiết.

ngứa da ở cổ là bệnh gì
Sử dụng dầu dừa có thể cải thiện tình trạng ngứa da ở cổ

+ Tinh dầu tràm trà cải thiện tình trạng ngứa da ở cổ:

Tinh dầu tràm trà tính chất kháng khuẩn, chống nấm và hỗ trợ cải thiện ngứa da hiệu quả. Người bệnh có thể thêm 2 – 3 giọt tinh dầu vào một muỗng cà phê dầu thực vật (dầu dừa, dầu ô liu), sau đó thoa lên vùng da bệnh.

Áp dụng biện pháp thường xuyên để cải thiện tình trạng ngứa da ở cổ.

2. Thuốc điều trị ngứa da ở cổ

Nếu các biện pháp cải thiện tại nhà không thể cải thiện các triệu chứng ngứa da, người bệnh có thể tham khảo một số loại thuốc điều trị. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

 da ở cổ bị ngứa
Trong một số trường hợp người bệnh có thể cần sử dụng một số loại thuốc để cải thiện tình trạng ngứa da
  • Kem Corticosteroid không kê đơn như Hydrocortison có thể được sử dụng để giảm ngứa hiệu quả.
  • Các loại thuốc mỡ không kê đơn có chứa thành phần làm dịu, làm mát da cũng có tác dụng giảm ngứa hiệu quả. Các sản phẩm phổ biến bao gồm: Tinh dầu bạc hà, kem dưỡng da Calamine và Benzocaine.
  • Thuốc kháng Histamine thuốc không kê đơn có thể cải thiện tình trạng ngứa da cổ.
  • Trong các trường hợp ngứa nghiêm trọng, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng thuốc bôi Corticosteroid hoặc thuốc kháng Histamine theo đơn.

Trong trường hợp ngứa da ở cổ mãn tính hoặc nặng, bác sĩ có thể đề nghị một số loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch để cải thiện các triệu chứng.

3. Quang trị liệu ngứa da ở cổ

Một số nguyên nhân gây ngứa da cổ mãn tính và thường xuyên có thể cần áp dụng quang trị liệu để kiểm soát các triệu chứng. Quang trị liệu hoặc liệu pháp ánh sáng có thể hỗ trợ kiểm soát cơn ngứa hoặc làm giảm cảm giác ngứa ở người bệnh.

Tuy nhiên, liệu pháp này có thể làm tăng nguy cơ lão hóa da, hình thành nếp nhăn da, sạm da.

Ngứa da ở cổ:
Quang trị liệu có thể cải thiện tình trạng ngứa ở da cổ mãn tính

Biện pháp phòng ngừa ngứa da ở cổ

Để giảm nguy cơ ngứa da cổ, người bệnh có thể tham khảo một số lưu ý như:

  • Tắm mỗi ngày và gội đầu 2 – 3 lần mỗi tuần để giữ vệ sinh cơ thể.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên để bảo vệ da, bao gồm cả da ở cổ.
  • Cắt ngắn móng tay để tránh làm trầy xước và tổn thương bề mặt da.
  • Đeo găng tay vào ban đêm để ngăn ngừa việc làm tổn thương da trong khi ngủ.
  • Sử dụng thuốc giảm ngứa khi cần thiết và tuân theo hướng dẫn của người có chuyên môn.

Ngứa da ở cổ thường không nghiêm trọng và có thể tự cải thiện tại nhà. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để khám và điều trị hợp lý. Trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan.

Tin nên đọc

Ngày Cập nhật 26/07/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *