[Bật Mí] Nguyên nhân dị ứng thường gặp nhất

Có nhiều nguyên nhân dị ứng, đặc biệt có nhiều người bị dị ứng không rõ nguyên nhân. Việc hiểu rõ nguyên nhân bị dị ứng sẽ giúp người bệnh chủ động trong vấn đề điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Dị ứng là gì? Ai dễ bị dị ứng?

Xấp xỉ 25% dân số trên thế giới bị một hoặc vài bệnh dị ứng. Đáng chú ý, tỷ lệ này đang có xu hướng ngày càng tăng. Dị ứng là tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng bất thường với những chất mà cơ thể cho là có hại (gọi là dị nguyên).

Cụ thể, cơ thể bị dị ứng khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với các tác nhân từ môi trường sống mà bình thường vốn ít gây nguy hại như bụi, mạt, phấn hoa, lông súc vật, nấm mốc, thuốc, thực phẩm…

Dị ứng là căn bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào
Dị ứng là căn bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào

Sự kết hợp giữa dị nguyên và kháng thể dị ứng thay vì bảo vệ cơ thể, lại gây nguy ra chuỗi các phản ứng gây hại, hình thành bệnh hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, nổi mề đay, sốc phản vệ,…

Dị ứng có thể gặp ở bất cứ đâu, không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Tuy nhiên, một số đối tượng dễ bị dị ứng phải kể như: phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, trẻ dưới 3 tuổi (nhất là trẻ sơ sinh) hay người thường xuyên phải tiếp xúc với những môi trường ô nhiễm…

Qua hơn một thế kỷ tồn tại, bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh đã chứng minh được chất lượng vượt trội, giúp hàng ngàn bệnh nhân bị nổi mề đay thoát khỏi cảnh mẩn ngứa khó chịu, da dẻ hồng hào và tự tin hơn trong cuộc sống.

Nguyên nhân dị ứng thường gặp

Dị ứng chia thành nhiều loại như dị ứng nổi mề đay, dị ứng thuốc, dị ứng thực phẩm, viêm mũi dị ứng, dị ứng da… Tùy vào từng nguyên nhân dị ứng mà biểu hiện bên ngoài khác nhau.

Mức độ nặng – nhẹ của từng loại dị ứng cũng khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân bị dị ứng và các biểu hiện kèm theo.

Dị ứng nổi mề đay

Nguyên nhân dị ứng nổi mề đay: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh dị ứng này. Bệnh có thể do dị ứng thức ăn (trứng, sữa, đậu phộng và một số loại hạt có dầu…).

Một số loại côn trùng có độc như ong, nhện, kiến, rết… cũng có thể là nguyên nhân dị ứng. Một số người dị ứng do mẫn cảm với một số loại thuốc chứa các thành phần: Kháng sinh, aspirin, ibuprofen… Các loại hóa mỹ phẩm có thành phần hóa học không rõ nguồn gốc cũng có thể gây nổi mề đay.

Biểu hiện: Trên bề mặt da nổi mẩn đỏ các nốt có kích thước khác nhau. Khi mới phát bệnh có thể tập trung ở một vùng sau đó lan rộng khắp cơ thể. Tại vị trí các vùng nổi mẩn gây ngứa, nóng rát khi gãi. Các cơn ngứa phát mạnh về chiều và đêm. Cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, tiêu chảy, khó thở, nhịp tim rối loạn.

Dị ứng mề đay khiến bệnh nhân nổi nhiều mẩn đỏ theo vùng
Dị ứng mề đay khiến bệnh nhân nổi nhiều mẩn đỏ theo vùng

Viêm mũi dị ứng

Nguyên nhân viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân dị ứng thường đến từ các chất lưu hành trong không khí tác động lên khoang mũi và đường hô hấp của cơ thể. Viêm mũi dị ứng có thể bắt nguồn từ ngay trong nhà. Bụi, nấm mốc, lông của các vật nuôi như chuột, chó, mèo… đều có thể là nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng.

Một số người bị dị ứng do phấn các loại hoa, mùi các loại cây nhiều dầu như ô liu, sồi, bạch dương… Những người làm việc trong môi trường đặc biệt như thợ làm bánh, thợ cắt tóc, bác sĩ thú y cũng có thể bị dị ứng.

Ở Việt Nam, nguyên gây viêm mũi dị ứng chủ yếu do thời tiết
Ở Việt Nam, nguyên gây viêm mũi dị ứng chủ yếu do thời tiết

Biểu hiện: Bệnh viêm mũi dị ứng có hai thể là theo chu kỳ hoặc không theo chu kỳ. Nếu theo chu kỳ, khi đến các thời điểm giao mùa, bệnh nhân sẽ luôn hắt hơi, sổ mũi, cay mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt, nước mũi. Tình trạng này lặp đi lặp lại trong khoảng một vài tuần rồi biến mất cho đến đợt giao mùa tiếp theo.

Nếu bị viêm mũi dị ứng không theo chu kỳ, bệnh nhân phát bệnh bất cứ lúc nào khi gặp phải các nguyên nhân. Bệnh lý kéo dài, có xu hướng ngày càng nặng. Lúc mới đầu chỉ là hắt hơi, sổ mũi bình thường, nước dịch trong.

Tuy nhiên để càng lâu sẽ thành mủ đặc gây viêm loét vùng tiền đình mũi, niêm mạc. Tiết dịch ứ đọng khiến người bệnh khạc nhổ thường xuyên. Cơ thể mệt mỏi, khó chịu, về lâu dài ảnh hưởng đến trí nhớ.

Dị ứng da

Nguyên nhân dị ứng da: Theo các nghiên cứu có hơn 2000 nguyên nhân gây dị ứng da. Bệnh có tính chất di truyền cao. 77% các cặp song sinh cùng trứng mắc loại bệnh này. Khi bố hoặc mẹ hoặc cả bố mẹ đều mắc thì tỷ lệ di truyền cho con cái càng cao hơn.

Nguyên nhân dị ứng xuất phát từ các vấn đề như: Môi trường sống thay đổi, ô nhiễm không khí, môi trường công việc đặc thù hoặc do cơ thể ăn, uống phải các thực phẩm, các chất gây dị ứng. Các đồ uống có cồn, rượu hoặc thức ăn như hải sản, cá, các loại hạt dầu,… dễ gây dị ứng. Trong một số trường hợp khi da bị yếu, hệ miễn dịch suy giảm, mất cân bằng nội tiết cũng có thể là nguyên nhân dị ứng da.

Biểu hiện: Da nổi mẩn đỏ, bong da tập trung ở vùng cánh tay và chân. Xuất hiện các mụn nước trắng, sần sùi. Vùng da bị ngứa, gây khó chịu. Khi bệnh nặng sẽ xuất hiện các nốt ban đỏ, dày lên tạo cảm giác phù nề.

Trên các vị trí đó gây ngứa, nóng rát. Khi bị mất nước do viêm da cơ địa sẽ gây bong da, lớp da thô ráp. Khi người bệnh càng gãi nhiều gây chảy dịch khiến tình trạng lây lan nhanh hơn đồng thời gây mất thẩm mỹ. Người bị dị ứng cũng có thể bị sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi.

Dị ứng hải sản

Nguyên nhân gây dị ứng hải sản: Hải sản là loại thực phẩm dễ gây ra dị ứng nhất. Nguyên nhân dị ứng là do cơ thể thiếu chất kháng histamin tự do. Trong khi hải sản lại chứa rất nhiều Histamin. Khi ăn vào dễ gây dị ứng.

Hải sản cũng chứa nhiều protein. Hệ thống miễn dịch của cơ thể có thể phản ứng khi có quá nhiều protein được nạp vào. Việc phản ứng của hệ miễn dịch sẽ gây ra dị ứng.

Một nguyên nhân gây dị ứng nữa là do Protein trong hải sản có vai trò bán kháng nguyên. Trong cơ thể người luôn có sẵn nhóm quyết định kháng nguyên. Khi hai loại này kết hợp với nhau sẽ gây dị ứng.

Hải sản là loại thực phẩm thường xuyên gây nên nguyên nhân bị dị ứng
Hải sản là loại thực phẩm thường xuyên gây nên nguyên nhân bị dị ứng

Biểu hiện: Cơ thể nổi các mảng trắng hoặc hồng gây ngứa ngáy, gồ ghề. Trong người cảm giác nôn nao, buồn nôn hoặc tiêu chảy. Với những người dị ứng nặng có thể rơi vào hôn mê, suy hô hấp, phù nề niêm mạc mắt, mũi, miệng. Đối với trường hợp nặng cần đi cấp cứu.

Dị ứng thời tiết

Nguyên nhân dị ứng thời tiết: Nguyên nhân dị ứng là do thay đổi thời tiết đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Khi trời quá nóng hoặc quá lạnh cũng có thể là nguyên nhân gây dị ứng thời tiết. Tình trạng nồm ẩm cuối mùa Đông ở miền Bắc cũng có thể gây dị ứng. Những người có cơ địa mẫn cảm sẽ dễ mắc loại bệnh này hơn.

Biểu hiện: Dị ứng thời tiết gây mẩn đỏ ở các vùng da tiếp xúc với bên ngoài như mặt, chân, tay. Trên các vùng da đỏ gây ngứa, rát, bong tróc. Cơ thể người bị dị ứng sẽ thấy khó chịu, mệt mỏi, hắt hơi, ho khan, đau đầu.

Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân dị ứng. Ngay khi nhận thấy triệu chứng dị ứng, người bệnh cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, phát hiện sớm nguyên nhân dị ứng để có biện pháp chữa trị hiệu quả.

*Cảnh báo: Người bệnh không nên tự ý điều trị dị ứng tại nhà vì có thể khiến tình trạng bệnh chuyển biến nghiêm trọng và phức tạp hơn ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống.

Xem thêm

Ngày Cập nhật 19/06/2022

Nhờ cái tâm, cái tài và thái độ luôn tận tình với người bệnh, lương y Nguyễn Tùng Lâm được người bệnh đánh giá là vị bác sĩ chữa mề đay Hồ Chí Minh “mát tay” vì đã giúp được hàng ngàn người thoát khỏi căn bệnh da liễu này.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *