Nguyên Nhân Dị Ứng Thời Tiết Và Cách Phòng Bệnh Hiệu Quả Hiện Nay

Dị ứng thời tiết gây triệu chứng ngoài da khó chịu như mẩn ngứa, nổi mề đay, da khô ráp, bong da, ngứa ngáy… Đặc biệt, hệ hô hấp, các cơ quan mũi họng cũng bị ảnh hưởng gây phiền toái cho sinh hoạt hàng ngày, sức khỏe. Hiểu rõ nguyên nhân dị ứng thời tiết từ sớm là cách tốt để người bệnh chủ động trong phòng ngừa và điều trị bệnh.

Nguyên nhân dị ứng thời tiết và cách chữa
Nguyên nhân dị ứng thời tiết và cách chữa

Nguyên nhân gây dị ứng thường gặp nhất

Con người duy trì nhiệt độ cơ thể ở mức ổn định bằng các cơ chế cân bằng nội mô và điều hòa thân nhiệt. Nhiệt độ cơ thể người không bị ảnh hưởng bởi sự tăng giảm của nhiệt độ môi trường.

Tuy nhiên, khi nhiệt độ nóng – lạnh thay đổi đột ngột, duy trì quá nóng hoặc quá lạnh có thể khiến trung tâm điều khiển nhiệt ở não điều chỉnh không kịp dẫn đến những rối loạn bên trong cơ thể.

Nhiệt độ thích hợp nhất cho cơ thể con người là từ 20 độ C đến 30 độ C. Khi nhiệt độ tăng quá cao hoặc hạ quá thấp so với mức trên sẽ khiến cơ thể không thích ứng được dẫn đến các phản ứng dị ứng.

Có 2 loại dị ứng là dị ứng thời tiết nóng và dị ứng thời tiết lạnh bị gây bởi 2 nguyên nhân đối ngược nhau:

Qua hơn một thế kỷ tồn tại, bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh đã chứng minh được chất lượng vượt trội, giúp hàng ngàn bệnh nhân bị nổi mề đay thoát khỏi cảnh mẩn ngứa khó chịu, da dẻ hồng hào và tự tin hơn trong cuộc sống.

Nguyên nhân dị ứng thời tiết nóng

Loại dị ứng thời tiết này thường bị vào mùa hè. Trời nắng, nhiệt độ cao trên 30 độ C khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên dễ gây nóng trong, phát ban, nổi mụn nhiệt.

Khi cơ thể quá nóng bắt buộc da phải đổ nhiều mồ hôi để thoát nhiệt ra bên ngoài. Da đổ mồ hôi quá nhiều có thể gây mất nước, thiếu nước cho cơ thể. Bề mặt da luôn ẩm ướt, lỗ chân lông giãn nở khiến khói bụi, nấm mốc dễ xâm nhập gây viêm nhiễm.

Trời quá nóng là nguyên nhân gây dị ứng thời tiết
Trời quá nóng là nguyên nhân gây dị ứng thời tiết

Nguyên nhân dị ứng thời tiết lạnh

Loại dị ứng này thường bị vào mùa đông, khi nhiệt độ xuống thấp dưới 20 độ C.

Không khí hanh khô, độ ẩm thấp khiến da thiếu nước trở nên thô ráp, có hiện tượng bong da. Không khí quá ẩm ướt cũng dễ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, bám vào da gây viêm nhiễm, dị ứng.

20% dân số Việt Nam mắc các bệnh về dị ứng và nổi mề đay. Đáng chú ý, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là ở lứa tuổi từ 12 – 15 tuổi. Vậy người Việt tại sao bị dị ứng thời tiết?

Người Việt Nam, đặc biệt là người miền Bắc, miền Trung dễ bị dị ứng thời tiết do chịu ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết thay đổi liên tục, cơ thể khó thích nghi.

  • Vào mùa đông, các đợt gió mùa Đông Bắc có thể khiến nhiệt độ đột ngột chuyển từ nóng sang lạnh, lạnh sâu dưới 15 độ kéo dài. Đầu mùa và cuối mùa, không khí lạnh tràn xuống, độ ẩm cao tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Giữa mùa, không khí lạnh khô, độ ẩm thấp khiến da mất nước, khô ráp.
Mùa đông, con người dễ bị dị ứng thời tiết lạnh
Mùa đông, con người dễ bị dị ứng thời tiết lạnh
  • Vào mùa hè, miền Bắc và miền Trung chịu tác động bởi gió phơn khô nóng. Nhiệt độ cao thường xuyên trên 35 độ C, thậm chí có thể lên 40 độ C khiến cơ thể không chịu đựng được, nóng trong người dễ phát ban, người già và trẻ em dễ sốc nhiệt.

Cách phòng dị ứng thời tiết an toàn, hiệu quả tại nhà

Dị ứng thời tiết có thể phòng tránh được. Vào các giai đoạn chuyển mùa, trời quá nóng hoặc quá lạnh hãy tuân thủ các biện pháp sau đây:

  • Đối với những người dễ mẫn cảm, người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc các bệnh hen, suyễn, viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng… hạn chế ra ngoài. 
  • Giữ ấm cơ thể vào mùa đông. Thanh nhiệt, làm mát cơ thể vào mùa hè.
  • Bổ sung chất xơ, ăn nhiều rau và hoa quả, uống nhiều nước.
  • Hạn chế các thực phẩm tanh, cay nóng, dầu mỡ.
  • Hạn chế các loại đồ uống chứa cồn, đồ uống có chất kích thích.
  • Hạn chế tiếp xúc với phấn hoa, bụi bẩn, nấm mốc và lông các loại động vật.
  • Hạn chế dùng các loại mỹ phẩm có những thành phần gây kích ứng da. Lựa chọn mỹ phẩm nguồn gốc thiên nhiên, dịu nhẹ.
  • Bổ sung độ ẩm cho da từ cả bên trong và bên ngoài. Vào mùa đông, thời tiết khô nên đắp mặt nạ thường xuyên, dưỡng da bằng các kem dưỡng có thành phần thiên nhiên.

Mọi thay đổi thời tiết đều có thể là nguyên nhân gây dị ứng thời tiết. Dị ứng thời tiết có thể xảy ra với bất cứ ai. Hãy chủ động phòng tránh. Nếu không may bị dị ứng, người bệnh cần chữa trị đúng cách, chăm sóc cơ thể cẩn thận. Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần đến cơ sở y tế để được hướng dẫn điều trị.

Ngày Cập nhật 19/06/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *