Nguyên nhân viêm phế quản do đâu? Điều trị và phòng tránh như thế nào?

Nguyên nhân viêm phế quản có thể do vi khuẩn, virus gây bệnh, các tác động từ bên ngoài môi trường do khí hậu, nhiệt độ, lây nhiễm từ người này sang người khác,… Đây cũng là lí do khiến tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng tăng cao, đặc biệt là những người có cơ địa nhạy cảm như trẻ nhỏ, người có sức đề kháng yếu,… Hiểu rõ những nguyên nhân gây bệnh là cách tốt nhất để có kế hoạch ngăn ngừa tái phát, điều trị và phòng tránh bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản 

Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc các ống phế quản bị viêm nhiễm, dẫn đến sưng phù, nhiều dịch nhớt. Các ống phế quản đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền khí đến phổi, vì vậy khi bị viêm nhiễm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng hô hấp của người bệnh.

Có nhiều tác nhân gây viêm phế quản. Các nghiên cứu khoa học cho thất,  có khoảng 90% ca bệnh viêm phế quản là do virus gây ra, chủ yếu là các virus cúm A và B, virus influenza, RSV,… Do kích thước nhỏ, virus dễ dàng vượt qua được hàng rào miễn dịch và gây viêm nhiễm ở niêm mạc phế quản.

Có nhiều nguyên nhân viêm phế quản
Có nhiều nguyên nhân viêm phế quản

Người khỏe mạnh ít có khả năng mắc viêm phế quản do hệ miễn dịch hoạt động tốt. Tuy nhiên một số tác nhân có hại có thể tác động đến khả năng vận hành của hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho vi sinh vật gây hại “lộng hành”. Các tác nhân gián tiếp gây viêm phế quản có thể kể đến:

  • Khói thuốc lá: Khói thuốc gây ra đến 600.000 ca tử vong mỗi năm và con số này không dừng lại. Các chất độc trong khói thuốc giảm khả năng miễn dịch của hệ hô hấp. Người hút thuốc và hút thuốc thụ động đều có nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp cao, đặc biệt là viêm phế quản.
  • Môi trường ô nhiễm, khói bụi: Khi đi vào đường thở, phần lớn bụi được chặn lại ở đường hô hấp trên. Tuy nhiên nếu khói và bụi mịn vượt quá khả năng chống lại của cơ thể, các tác nhân này có thể đi sâu vào đường thở và làm tổn thương niêm mạc phế quản, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn xâm nhập và phát triển, gây bệnh viêm phế quản.
  • Bệnh dạ dày: Bệnh trào ngược dạ dày gồm các triệu chứng ợ chua, ợ hơi,… dễ gây kích ứng họng, khả năng hình thành bệnh viêm phế quản là rất cao.
  • Các bệnh viêm đường hô hấp trên: Các chứng bệnh như viêm họng cấp, viêm amidan, viêm mũi,… làm hệ miễn dịch suy yếu. Các bệnh hô hấp kéo dài không được điều trị tận gốc dễ trở thành nơi phát tán vi sinh vật gây hại, lan truyền sang các vùng hô hấp khác và làm tổn thương niêm mạc phế quản.

Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh là đối tượng dễ mắc viêm phế quản nhất. Nguyên nhân trẻ bị viêm phế quản cũng tương tự như ở người lớn, tuy nhiên do hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện, tình trạng bệnh cũng nặng hơn so với ở người lớn. Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, cha mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng bệnh, chăm sóc trẻ kỹ lưỡng để tránh bệnh nặng thêm.

Điều trị viêm phế quản như thế nào?

Ở tình trạng nhẹ, các triệu chứng của bệnh viêm phế quản không quá trầm trọng. Viêm phế quản ở thể nhẹ cũng có thể tự khỏi sau thời gian ngắn. Tuy nhiên trong một số điều kiện, bệnh có thể chuyển biến nặng nề và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm phế quản mãn tính 
  • Hen phế quản 
  • Khí phế thũng
  • COPD
Bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính COPD do viêm phế quản không điều trị tốt
Bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính COPD do viêm phế quản không điều trị tốt

Bệnh viêm phế quản có thể nhanh chóng được điều trị từ giai đoạn sớm. Tuy nhiên nếu người bệnh chủ quan để bệnh kéo dài và tái lại nhiều lần, hoặc điều trị bệnh sai cách, bệnh viêm phế quản có thể chuyển biến nhanh chóng. Để an toàn nhất, người bệnh cần tìm đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán đúng tình trạng bệnh và tìm phương pháp điều trị phù hợp.

Một số cách chữa viêm phế quản phổ biến hiện nay như:

Mẹo chữa viêm phế quản tại nhà

Đây là phương pháp an toàn, nhanh chóng, thường áp dụng chữa bệnh viêm phế quản mức độ nhẹ. Các biện pháp gồm ứng dụng mẹo dân gian và xông họng, trong đó mẹo dân gian được sử dụng phổ biến hơn. Các loại dược liệu thường được sử dụng trong mẹo dân gian chữa bệnh viêm phế quản là mật ong, gừng, rau diếp cá, cam thảo,… 

Tây y chữa viêm phế quản

Cần khám và điều trị viêm phế quản ngay ở giai đoạn sớm
Cần khám và điều trị viêm phế quản ngay ở giai đoạn sớm

Các loại thuốc Tây y thường được sử dụng bao gồm thuốc giãn phế quản, thuốc long đờm, thuốc chống viêm và kháng sinh. Theo thống kê, có tới 75% bệnh nhân được kê kháng sinh chữa viêm phế quản trong đơn thuốc. Do kháng sinh không có tác dụng với virus, hầu hết kháng sinh không có tác dụng điều trị. Tuy vậy, kháng sinh vẫn có hiệu quả trong việc đề phòng vi khuẩn xâm nhập gây bội nhiễm.

Đông y điều trị viêm phế quản 

Theo Đông y, bệnh không chỉ biểu hiện bằng triệu chứng mà còn là dấu hiệu của sự mất cân bằng về khí trong cơ thể. Khi điều trị bệnh viêm phế quản, Đông y chú trọng làm lành các tổn thương bên trong cơ thể, bồi dưỡng hệ miễn dịch khỏe mạnh, giúp cơ thể tự đào thải bệnh và các tác nhân gây bệnh.

Phòng tránh bệnh viêm phế quản hiệu quả

Để điều trị dứt điểm viêm phế quản, người bệnh cần chú ý thực hiện một số điều sau:

  • Để xác định chắc chắn các triệu chứng là dấu hiệu của bệnh viêm phế quản, người bệnh nên tìm đến các chuyên gia uy tín để được xét nghiệm cụ thể. Không nên tự ý chẩn đoán và sử dụng thuốc một cách tùy tiện, khiến lợi bất cập hại.
  • Với trường hợp bệnh viêm phế quản thể nhẹ, bệnh có thể khỏi sau vài ngày nếu cơ thể được chăm sóc kỹ lưỡng. Để bệnh nhanh khỏi, người bệnh tham khảo các cách chữa viêm phế quản tại nhà.
Đeo khẩu trang thường xuyên để phòng tránh viêm phế quản
Đeo khẩu trang thường xuyên để phòng tránh viêm phế quản
  • Thường xuyên sử dụng khẩu trang tại nơi công cộng, nơi ô nhiễm khói bụi, có khói thuốc lá để tránh vi sinh vật xâm nhập thêm, tránh lây nhiễm tác nhân gây bệnh cho người khác.
  • Nếu được kê thuốc, kiên trì sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý bỏ thuốc hoặc chuyển qua sử dụng các loại thuốc kháng mà chưa tham khảo ý kiến bác sĩ theo dõi.
  • Chú ý nghỉ ngơi đầy đủ, áp dụng chế độ ăn nhiều đạm, chất xơ và vitamin, hạn chế đường bột khi bị viêm phế quản.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản, người bệnh tham khảo và chủ động phòng tránh để không mắc bệnh. Hiện nay có một số phương pháp đề phòng và điều trị bệnh viêm phế quản hiệu quả, nên tham khảo và áp dụng sớm nhất.

Ngày Cập nhật 16/08/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *