Áp xe quanh chân răng không có ổ điều trị như thế nào?

Áp xe quanh chân răng không có ổ là một bệnh lý về răng miệng thường gặp ở nhiều người. Mặc dù đây là một bệnh lý không quá nguy hiểm đến sức khỏe của chúng ta và rất dễ điều trị nhưng nếu chúng ta để tình áp xe quanh chân răng không có ổ này trong khoảng thời gian dài không điều trị nó sẽ gây ra những biến chứng không thể đoán trước được. 

Nguyên nhân, biểu hiện của áp xe quanh chân răng không có ổ

Áp xe quanh chân răng không có ổ
Áp xe quanh chân răng không có ổ là tình trạng thường gặp do nhiều nguyên nhân gây ra

Áp xe quanh chân răng không có ổ dùng để chỉ tình trạng một chiếc răng nào đó bị đau nhức và kèm theo sưng trong miệng, có dấu hiệu tụ mủ thành một ổ hoặc đã có mủ chảy ra. Biểu hiện của áp xe quanh chân răng không có mủ là xuất hiện những cơn đau răng, đau răng khi chúng ta nhai thức ăn hoặc lúc ăn đồ ăn , thức uống nóng lạnh tạo ra cảm giác ê buốt răng đến khó chịu. Bên cạnh đó, áp xe chân răng không có mủ còn biểu hiện qua hơi thở trong khoang miệng có mùi, miệng cảm giác đắng, cơ thể nhiều khi rơi vào tình trạng nóng sốt, người không khỏe, mệt mỏi, vùng nướu dưới chân răng bị sưng đỏ và mủ đặc chảy ra. 

Nguyên nhân gây ra áp xe quanh chân răng không có ổ chính là do các bệnh lý về sâu răng, viêm tủy lâu ngày không được điều trị gây ra; vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc lười vệ sinh răng miệng khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào và gây ra áp xe. Ngoài ra còn do một số bệnh lý khác gây nên như tiểu đường, bệnh liên quan đến vấn đề tim mạch. 

Cách điều trị áp xe quanh chân răng không có ổ

Cách điều trị áp xe quanh chân răng không có ổ tùy vào vị trí và nguyên nhân áp xe răng mà chúng ta sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau nhưng vẫn tuân thủ nguyên tắc chung là loại bỏ ổ nhiễm trùng, điều trị nguyên nhân và bảo tồn răng, tránh các biến chứng khác. 

Sử dụng thuốc điều trị 

Trong trường hợp áp xe quanh chân răng không có ổ nhẹ hoặc mới bị thì bác sĩ sẽ kê cho đơn thuốc chống nhiễm trùng kết hợp súc miệng bằng nước muối để làm dịu các cơn đau. Một số loại thuốc giảm các cơn đau do áp xe quanh chân răng không có ổ gây ra như: 

Acetaminophen/Paracetamol là những loại thuốc giảm đau được sử dụng khá phổ biến với tác dụng giảm đau nhức và hạ sốt do áp xe quanh chân răng gây ra. 

Thuốc chống viêm không steroid có tác dụng kháng viêm, giảm đau, chuyên sử dụng khi áp xe quanh chân răng không có ổ gây đau nhức, sưng bạch huyết. 

Sử dụng nước muối để súc miệng

Nước muối được biết đến là loại dung dịch có tính sát khuẩn cao, ngăn chặn môi trường vi khuẩn phát triển. Chính vì vậy, súc miệng sau khi ăn để loại bỏ và ngăn ngừa một số vi khuẩn bám trên khoang miệng và răng. 

Cách thực hiện: hòa tan 500 gram muối với 300ml nước ấm rồi sử dụng để súc miệng 2 – 3 lần 1 ngày.  

Lưu ý: sử dụng nước muối chỉ là một giải pháp hỗ trợ tạm thời, không có khả năng chữa áp xe răng, chỉ giúp bạn giảm bớt cơn đau. 

Dẫn lưu mủ

Để hạn chế tình trạng áp xe răng tự vỡ, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành chích rạch ổ áp xe dẫn mủ ra ngoài rồi tiến hành làm kháng sinh đồ. Sau đó, bác sĩ sử dụng nước muối sinh lý và dung dịch diệt khuẩn để loại bỏ mủ còn lại trong khoang miệng và ức chế vi khuẩn gây ra nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị kháng sinh, kháng viêm, giảm đau và kết hợp nâng cao thể trạng. 

Rút tủy răng 

Trong trường hợp áp xe quanh chân răng không có mủ do sâu răng gây nên viêm nhiễm tủy thì bác sĩ tiến hành rút tủy răng nhằm kiểm soát tình trạng nhiễm trùng và bảo tồn răng. Bác sĩ sẽ dùng thiết bị để hút các dịch viêm nhiễm ở tủy và ống chân răng ra ngoài rồi trám lại với vật liệu nhân tạo. 

Nhổ răng

Trong trường hợp không thể điều trị bảo tồn thì người bệnh được tiến hành nhổ răng để tránh những hư hại các răng lân cận. Trong quá trình thực hiện thao tác nhổ răng cần kết hợp với rạch ổ áp xe để dẫn lưu mủ và loại bỏ hoàn toàn nhiễm trùng bằng nước muối hoặc nước sát trùng. 

Trị liệu ống rễ răng

Theo phương pháp này thì phần dây thần kinh, mạch máu và phần bị hư hại được lấy ra hết, sau đó lỗ hổng sẽ được bít lại. Do đó, khi các tổn thương được khắc phục, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về sức khỏe răng miệng. Phương pháp trị liệu ống rễ răng giúp bảo tồn răng bị áp xe, 

Cách phòng ngừa áp xe quanh chân răng không có ổ

Giữ gìn vệ sinh răng miệng sẽ giúp ngăn ngừa và đẩy lùi các vấn đề về răng miệng hiệu quả
Giữ gìn vệ sinh răng miệng sẽ giúp ngăn ngừa và đẩy lùi các vấn đề về răng miệng hiệu quả

Giữ gìn vệ sinh răng miệng

Bạn nên đánh răng hai lần mỗi ngày sáng và tối để loại bỏ vi khuẩn trong miệng và bảo vệ răng tốt hơn, chắc hơn. Bàn chải đánh răng bạn nên chọn loại mềm, lông mịn để tránh gây ra những vết xước và nên thay bàn chải mới theo đinh kỳ 2 – 3 tháng sử dụng bàn chải. Bên cạnh đó, chúng ta nên kết hợp súc miệng với nước muối hoặc nước súc miệng đều được để loại bỏ thật sạch những mảng bám và vi khuẩn tích tụ trong đó. 

Thực hiện thói quen ăn uống khoa học

Người hay bị áp xe chân răng hoặc các vấn đề liên quan đến răng miệng cũng nên xây dựng cho mình một thói quen ăn uống khoa học, hợp lý. Người bệnh hãy cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu lấy từ những rau xanh, trái cây, sữa chua để thanh lọc cơ thể, loại bỏ những độc tố có hại cho cơ thể. Tránh ăn những đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay như thức ăn nhanh, gà rán, pizza, mì cay,… vì đây là một trong những nhân tố khiến cơ thể nóng lên và việc xuất hiện mụn hay viêm nướu, viêm chân răng, áp xe là điều hiển nhiên. 

Hạn chế ăn những thức ăn chứa nhiều axit và nhiều đường – vì axit và đường có thể ảnh hưởng đến men răng và gây tổn hại cho răng và các bệnh về răng miệng. 

Uống đủ nước để cơ thể có thanh lọc, giải độc, loại bỏ độc tố có hại ra bên ngoài, đồng thời giúp cho khoang miệng không rơi vào trạng thái hôi mùi khó chịu. 

Khám nha khoa định kỳ 6 tháng 

Để bảo vệ răng chắc khỏe, ngăn ngừa các bệnh về răng miệng và áp xe quanh chân răng không có ổ thì bạn nên đi khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện và ngăn ngừa sớm các bệnh răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu,… và lấy vôi răng định kỳ 1 –  2 lần mỗi năm. 

Sử dụng chỉ nha khoa

Sử dụng chỉ nha khoa trong quá trình loại bỏ thức ăn còn bám ở những kẽ răng cũng được xem là một cách phòng ngừa áp xe quanh chân răng không có ổ. Chỉ nha khoa an toàn hơn so với những chiếc tăm tre vì nó không gây ra những tổn hại cho răng. Tăm tre có kích thước lớn nên sẽ khiến cho răng dễ bị mích, bể hay nướu bị trầy xước. 

Điều trị triệt để các bệnh về răng

Các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu,… có thể là tác nhân gây ra áp xe quanh chân răng không có ổ nên chúng ta có gặp các vấn đề về răng miệng thì nhanh chóng đến gặp bác sĩ để điều trị triệt để, tận gốc, ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng, tăng nguy cơ bùng phát các bệnh nặng hơn. 

Trên đây là một số thông tin về bệnh lý áp xe quanh chân răng không có ổ chúng tôi đưa ra để mọi người có thể tham khảo và hiểu hơn về tình trạng bệnh lý này. Mặc dù đây là một bệnh lý không có gì nguy hiểm và dễ dàng điều trị nhưng nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan về nó mà để xảy ra những biến chứng không lường. 

Có thể bạn quan tâm:

Ngày Cập nhật 24/03/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *