Áp xe răng bị vỡ và cách xử lý tại chỗ theo chuyên gia

Áp xe răng bị vỡ là tình trạng có mức độ nghiêm trọng và dễ bùng phát các biến chứng nặng nề như hoại tử sàn miệng, tắc nghẽn đường hô hấp, áp xe não, nhiễm trùng huyết,… Điều trị tình trạng này được thực hiện theo nguyên tắc loại bỏ ổ nhiễm trùng, bảo tồn răng và ngăn ngừa biến chứng phát sinh. 

Áp xe răng bị vỡ
Áp xe răng bị vỡ xảy ra khi ổ mủ ở nha chu/ chân răng bị vỡ và gây chảy mủ vào khoang miệng

Áp xe răng bị vỡ và Dấu hiệu nhận biết

Áp xe răng là bệnh nha khoa có mức độ nghiêm trọng, thường xảy ra khi bệnh sâu răng ăn vào tủy, viêm nha chu và chấn thương không được điều trị triệt để. Bệnh lý này gây ổ mủ ở nha chu hoặc quanh chóp răng, làm phát sinh triệu chứng sưng đỏ, đau nhức, ê buốt, sưng hạch cổ, nóng sốt và mệt mỏi.

Ổ mủ do áp xe răng gây ra là tổ chức bao gồm dịch, mô hoại tử, bạch cầu và vi khuẩn. Thông thường, nha sĩ sẽ chủ động dẫn lưu mủ nhằm giảm mức độ tổn thương, cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.

Áp xe răng bị vỡ
Ngay khi ổ mủ bị vỡ, bạn sẽ nhận thấy có cơn đau bùng phát đột ngột và có mức độ nghiêm trọng

Tuy nhiên với những trường hợp không phát hiện kịp thời, ổ mủ có thể phát triển lớn, sau đó có xu hướng tự vỡ và gây ra các biến chứng nặng nề. Để nhận biết tình trạng này, bạn có thể dựa vào những triệu chứng sau:

  • Đau đớn nghiêm trọng: Ngay khi bị vỡ, áp lực từ ổ mủ sẽ được giải phóng và kích thích cơn đau bùng phát. Khác với cơn đau nhức thông thường, cơn đau do ổ mủ vỡ có xu hướng khởi phát đột ngột và có mức độ rất nghiêm trọng.
  • Mủ chảy ra khoang miệng: Sau khi vỡ, mủ bên trong áp xe sẽ tràn ra khoang miệng. Lúc này bạn sẽ có cảm giác miệng có mùi hôi tanh và khó chịu.

Áp xe răng bị vỡ có nguy hiểm không?

Áp xe răng là vấn đề nha khoa có mức độ nặng nề và dễ phát sinh biến chứng – đặc biệt là khi ổ mủ bị vỡ. Sau khi vỡ, ổ mủ thường chỉ gây đau trong thời gian ngắn. Sau một khoảng thời gian nhất định, cơn đau và triệu chứng khó chịu sẽ tự thuyên giảm mà không cần can thiệp ngoại khoa.

Điều này khiến cho nhiều bệnh nhân lầm tưởng áp xe đã được loại bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên trên thực tế, áp xe răng vỡ là tình trạng nghiêm trọng và cần phải can thiệp các biện pháp điều trị chuyên sâu.

Nếu chủ quan không tiến hành thăm khám và khắc phục, áp xe răng bị vỡ có thể dẫn đến những biến chứng sau:

  • Nhiễm trùng xoang hàm: Xoang hàm nằm ở vị trí gần cung hàm. Vì vậy khi ổ mủ bị vỡ, hại khuẩn có thể lây lan đến xoang hàm và gây nhiễm trùng cơ quan này.
  • Hoại tử sàn miệng: Ngoài xoang hàm, vi khuẩn gây nhiễm trùng còn có thể lan rộng xuống sàn miệng, vùng bên dưới lưỡi và hàm. Tình trạng này làm tăng nguy cơ hoại tử sàn miệng hoặc thậm chí gây tắc nghẽn đường hô hấp và đe dọa trực tiếp tính mạng.
  • Áp xe não: Áp xe não là một trong những biến chứng nghiêm trọng khi áp xe răng bị vỡ. Biến chứng này xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào dây thần kinh và di chuyển lên não bộ, gây nhiễm trùng và hình thành ổ mủ ở cơ quan này.
  • Tăng nguy cơ mất răng: Với những ổ áp xe có kích thước lớn, vi khuẩn có thể gây hư hại chân răng và tủy răng, dẫn đến tình trạng răng lung lay và tăng nguy cơ mất răng. Nếu không chủ động rạch tháo mủ, ổ mủ có thể bị vỡ khiến chăn răng lìa khỏi cung hàm và rơi ra bên ngoài.

Cách xử lý áp xe răng bị vỡ

Sau khi áp xe răng bị vỡ, cơn đau và các triệu chứng đi kèm sẽ thuyên giảm rõ rệt. Tuy nhiên thực tế, vi khuẩn gây nhiễm trùng vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn. Chính vì vậy khi nhận thấy ổ mủ bị vỡ, bạn cần thăm khám để được can thiệp các biện pháp điều trị sau:

1. Điều trị khẩn cấp

Điều trị khẩn cấp đối với trường hợp vỡ áp xe răng là loại bỏ ổ viêm nhiễm, bảo tồn răng và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

Áp xe răng bị vỡ
Đối với trường hợp áp xe răng bị vỡ, nha sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh, giảm đau và hạ sốt
  • Làm sạch ổ mủ: Để hạn chế tình trạng sót mủ trong chóp răng và mô nha chu, bác sĩ sẽ đề nghị bạn súc miệng với dung dịch diệt khuẩn. Sau đó có thể kiểm tra ổ mủ để làm sạch hoàn toàn dịch áp xe.
  • Sử dụng kháng sinh: Áp xe răng bị vỡ có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng ở các cơ quan khác. Vì vậy để tiêu diệt vi khuẩn và hạn chế biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh đường uống trong khoảng 7 – 15 ngày.
  • Kết hợp thuốc làm giảm triệu chứng: Trong trường hợp bị đau nhức, khó chịu và nóng sốt, nha sĩ có thể kê toa một số thuốc giảm đau và hạ sốt như Paracetamol, Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac,…

2. Điều trị nguyên nhân

Áp xe răng thường là hệ quả của chấn thương, bệnh nha chu hoặc bệnh sâu răng tiến triển nặng. Vì vậy sau khi điều trị triệt để tình trạng viêm nhiễm, nha sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán nguyên nhân và can thiệp các biện pháp chuyên sâu như:

Áp xe răng bị vỡ
Sau khi áp xe răng được kiểm soát, nha sĩ sẽ tiến hành điều trị các bệnh lý nguyên nhân
  • Rút tủy răng: Phần lớn các trường hợp bị áp xe đều xảy ra do tủy răng bị viêm nhiễm và hoại tử. Trong trường hợp bị viêm tủy răng, bác sĩ sẽ tiến hành khoan lỗ trên bề mặt răng, rút bỏ dịch tủy bị viêm nhiễm, khử trùng và tiến hành trám lỗ hổng bằng vật liệu nhân tạo.
  • Bọc răng: Nếu răng bị hư hại nghiêm trọng hoặc biến dạng do trám quá nhiều, bác sĩ có thể đề nghị bọc răng để phục hồi chức năng nhai và thẩm mỹ. Bọc răng được thực hiện bằng cách mài nhỏ răng thật, sau đó sử dụng răng giả bọc bên ngoài.
  • Nhổ bỏ răng: Đối với các trường hợp răng hư hại nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng để tránh nguy cơ áp xe tái phát và nhiễm trùng lây lan sang răng ở những vị trí lân cận.  
  • Các biện pháp khác: Trên thực tế, bác sĩ Nha khoa sẽ cân nhắc nguyên nhân và mức độ thương tổn ở từng trường hợp để chỉ định một số biện pháp điều trị khác như trám răng, phẫu thuật túi nha chu, ghép lợi,…

Phòng ngừa áp xe răng bị vỡ bằng cách nào?

Áp xe răng là hệ quả do các vấn đề nha khoa không được điều trị kịp thời. Vì vậy để ngăn ngừa áp xe, bạn cần vệ sinh răng miệng đúng cách, xây dựng chế độ ăn uống khoa học,… để bảo vệ sức khỏe răng miệng và dự phòng các vấn đề phát sinh.

Áp xe răng bị vỡ
Chải răng 2 – 3 lần/ ngày giúp bảo vệ răng miệng và phòng ngừa các bệnh lý nha khoa

Các biện pháp giúp phòng ngừa áp xe răng tái phát, bao gồm:

  • Đánh răng từ 2 – 3 lần/ ngày với kem đánh răng có chứa fluoride. Có thể dùng bàn chải có mặt chải lưỡi để vệ sinh lưỡi và vùng má trong.
  • Dùng nước súc miệng chứa thành phần diệt khuẩn và các khoáng chất cần thiết cho răng như fluoride, canxi,…
  • Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám ở kẽ răng và giảm nguy cơ sâu kẽ.
  • Nên bổ sung nước uống giàu khoáng chất nhằm kích thích quá trình tái khoáng và giảm nguy cơ mắc bệnh sâu răng.
  • Thay bàn chải sau 2 – 3 tháng sử dụng.
  • Cân bằng tinh bột, đạm, chất béo, gia vị và chất xơ trong mỗi bữa ăn. Đồng thời cần hạn chế thức ăn và đồ uống chứa nhiều đường, axit và tinh bột.
  • Cần cạo vôi răng 6 tháng/ lần để duy trì hàm răng trắng sáng và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nha khoa.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ để kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường và can thiệp điều trị trong thời gian sớm nhất.

Áp xe răng bị vỡ có thể được kiểm soát triệt để nếu kịp thời phát hiện và chủ động trong quá trình điều trị. Tuy nhiên với những trường hợp chủ quan, vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể xâm nhập vào các cơ quan lân cận và đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Tham khảo thêm: Áp xe lợi răng khôn nguy hiểm không ? Làm sao khỏi?

Ngày Cập nhật 12/11/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *