Bà bầu bị nhiệt miệng và cách chữa trị an toàn hiệu quả

Nhiệt miệng là một trong những bệnh rất phổ biến trong quá trình mang thai. Căn bệnh này tuy không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và con nhưng có thể khiến cho bà bầu phải mệt mỏi, chán ăn, sụt cân và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Chính vì vậy, các bà bầu nên nắm rõ một số thông tin cơ bản về căn bệnh này, từ đó có những phương pháp cải thiện bệnh lý an toàn và hiệu quả.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị nhiệt miệng? Làm sao để khắc phục tình trạng này?
Nguyên nhân khiến bà bầu bị nhiệt miệng? Làm sao để khắc phục tình trạng này?

Tại sao bà bầu dễ bị nhiệt miệng? – Giải đáp thắc mắc

Nhiệt miệng là một bệnh lý phát triển bên trong khoang miệng tại lớp niêm mạc và thường được biểu hiện ở dưới dạng một hoặc nhiều các vết loét có hình tròn hoặc hình oval màu vàng hoặc hồng nhạt và được viền quanh là màu đỏ. Những vết loét này thường xuất hiện ở rìa miệng, nướu hoặc lưỡi.

Khi bị nhiệt miệng, bà bầu thường có cảm giác khá đau, rát, đặc biệt là những lúc nhai hoặc vệ sinh răng miệng. Bên cạnh đó, có thể xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khác như: sốt, tiểu són, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, gặp khó khăn khi ăn uống, hơi thở có mùi hôi hoặc một số triệu chứng khác.

Bà bầu bị nhiệt miệng có thể gặp phải những cơn đau khi nhai hoặc khi vệ sinh răng miệng
Bà bầu bị nhiệt miệng có thể gặp phải những cơn đau khi nhai hoặc khi vệ sinh răng miệng

Theo nhận định của các chuyên gia, nguyên nhân chính gây nên tình trạng nhiệt miệng ở bà bầu là do cơ thể thay đổi nội tiết tố đột ngột khi mang thai, cơ thể phải gặp nhiều vấn đề khi cố kích ứng với nhiều sự thay đổi. Ngoài ra, tình trạng nhiệt miệng cũng được hình thành bởi nhiều yếu tố khác, đó có thể là:

  • Răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ;
  • Ăn uống không đủ chất dẫn đến hệ miễn dịch kém;
  • Ăn nhiều thức ăn cay nóng khiến cho cơ thể bị nóng;
  • Stress, căng thẳng và thường xuyên mệt mỏi;
  • Vô tình cắn phải lớp niêm mạc dẫn đến tổn thương;
  • Đeo niềng răng;
  • Sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc chẹn beta giao cảm;
  • Cơ thể đang mắc phải một số bệnh lý về răng miệng khác như: đau răng, viêm lợi, sưng nướu,…

Nhiệt miệng là một bệnh lý có khả năng tự lành khá cao. Những vết loét có thể tự tiêu biến sau một vài ngày mà không nhất thiết nhờ đến sự can thiệp của y khoa. Tuy nhiên, nếu hiện tượng nhiệt miệng sau 2 tuần nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc chuyển biến tiêu cực, thì tốt nhất, các bà bầu cần nhanh chóng tìm đến bác sĩ tai mũi họng hoặc nha khoa tại các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được giúp đỡ.

Bà bầu cần nhanh chóng tìm gặp các nha sĩ nếu tình trạng nhiệt miệng có diễn biến phức tạp hoặc sau 2 tuần điều trị không có dấu hiệu thuyên giảm
Bà bầu cần nhanh chóng tìm gặp các nha sĩ nếu tình trạng nhiệt miệng có diễn biến phức tạp hoặc sau 2 tuần điều trị không có dấu hiệu thuyên giảm

Những biện pháp khắc phục nhiệt miệng an toàn và hiệu quả cho bà bầu

Nhiệt miệng là một trong những bệnh lý có thể có khả năng tự lành rất cao nếu bà bầu biết cách điều chỉnh chế độ chăm sóc răng miệng và ăn uống. Thời gian hồi phục sức khỏe cũng phụ thuộc khá nhiều yếu tố khác nhau chẳng hạn như: cơ địa, tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị, sự kiên trì,… Tuy nhiên, không phải vì chính chứng cứ này mà các bà bầu chủ quan với sức khỏe của mình. Tốt nhất, các mẹ bầu nên tìm cho mình những phương pháp điều trị phù hợp để phòng tránh những biến chứng có thể xảy ra.

Điều trị nhiệt miệng cho bà bầu bằng thuốc Tây y không được nhiều chuyên gia hay bác sĩ khuyến khích sử dụng, thay vào đó là những mẹo vặt đơn giản trong dân gian để phòng tránh các tác dụng phụ ngoài ý muốn. Dưới đây là một số cách chữa bệnh nhiệt miệng an toàn, bà bầu có thể tham khảo và lựa chọn để cải thiện bệnh lý:

# Súc miệng bằng nước muối: Nước muối có tác dụng khử trùng rất cao và được xem như một phương thuốc vệ sinh răng miệng hiệu quả. Các bà bầu có thể cho một ít muối biển vào trong ly nước ấm. Khuấy đều tay cho muối tan hoàn toàn là có thể sử dụng để súc miệng cải thiện tình trạng nhiệt miệng. Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần và kiên trì thực hiện liên tục trong khoảng thời gian mang thai để phòng ngừa trường hợp tái phát.

# Uống trà hoa cúc: Trà hoa cúc cũng được đánh giá cao về mặt công dụng trong việc cải thiện chứng nhiệt miệng cho bà bầu, giúp cải thiện các cơn đau rát và giúp ngắn thời gian làm lành vết thương. Mỗi ngày, các bà bầu nên sử dụng một tách trà hoa cúc trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó, các bà bầu cũng có thể sử dụng túi lọc trà để chữa bệnh nhiệt miệng bằng cách đặt trực tiếp túi lọc trà lên vị trí bị loét khoảng 3 – 5 phút.

# Dùng nước giấm táo để súc miệng: Trong giấm táo có chứa một lượng lớn axit axetic. Thành phần này có tác dụng kiềm chế các vi khuẩn gây hại cho sức khỏe răng miệng và bảo vệ răng miệng khỏi các tác nhân gây hại, từ đó giúp hồi phục nhanh chóng các vết thương bị loét như nhiệt miệng. Để cải thiện triệu chứng nhiệt miệng, mỗi lần sử dụng, các bà bầu lấy một ít giấm táo pha cùng với một lượng nước ấm vừa đủ, sau đó dùng để súc miệng.

# Bôi dầu dừa: Dầu dừa cũng được giới chuyên môn đánh giá là tinh dầu có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, trong đó có cả bệnh nhiệt miệng. Tuy nhiên, dầu dừa rất dễ bị chảy nước khi tiến hành bôi lên vị trí bị viêm loét. Do đó, mỗi lần sử dụng, các bà bầu nên pha cùng với một ít sáp ong theo tỷ lệ 2 phần dầu dừa và 1 phần sáp ong. Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần để bệnh nhiệt miệng được đẩy lùi một cách nhanh chóng.

# Bôi mật ong lên vị trí bị loét: Theo nghiên cứu cho thấy, trong mật ong chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn và nấm trong khoang miệng, từ đó bảo vệ khoang miệng khỏi các tác nhân gây hại. Với vị ngọt dễ sử dụng, các mẹ bầu có thể an tâm sử dụng. Mỗi lần sử dụng, các mẹ bầu nên sử dụng tăm bông sạch để lấy một lượng mật ong vừa đủ rồi bôi trực tiếp lên vết thương bị loét và giữ yên khoảng 3 – 5 phút rồi súc miệng lại bằng nước ấm.

Khắc phục tình trạng nhiệt miệng cho bà bầu - Sử dụng nước muối ấm để súc miệng
Khắc phục tình trạng nhiệt miệng cho bà bầu – Sử dụng nước muối ấm để súc miệng

Lời khuyên của chuyên gia dành cho bà bầu để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng

Bệnh nhiệt miệng không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm đối với bà bầu và cả thai nhi. Bà bầu có thể không mắc phải bệnh lý này nếu có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Một số lời khuyên của chuyên gia dành cho bà bầu để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng hình thành và tái phát:

  • Luôn đảm bảo răng miệng được sạch sẽ mỗi ngày bằng cách đánh răng, dùng nước súc miệng hoặc súc miệng bằng nước muối ấm ít nhất mỗi ngày tối thiểu 2 lần và tối đa 3 lần;
  • Bà bầu hay gặp phải tình trạng chán ăn, ốm nghén, ăn không ngon khiến sụt cân. Vì thế, bà bầu nên cố gắng bổ sung cho cơ thể nhiều rau xanh, trái cây, củ quả tươi để đảm bảo cơ thể có đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho một ngày;
  • Tăng cường bổ sung các loại nước ép từ hoa quả, rau củ và uống nhiều nước để cân bằng độ ẩm cho cơ thể;
  • Hạn chế sử dụng các thức ăn gây nóng, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ. Những thức ăn ngày cũng chính là nguyên nhân gây nóng trong người và hình thành nên bệnh nhiệt miệng;
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc lá hoặc hạn chế tiếp xúc với những nơi có nhiều khói thuốc lá;
  • Tránh căng thẳng quá mức, nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và tập thói quen đi ngủ đúng giờ;
  • Không được tự ý sử dụng thuốc Tây y để điều trị nhiệt miệng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ hoặc dược sĩ;
  • Khám sức khỏe răng miệng ít nhất một lần trong quá trình mang thai.
Bà bầu nên tự bổ sung nhiều nước đặc biệt là các loại nước ép giàu vitamin C có trong quả cam, quýt, bưởi,... để tăng cường sức đề kháng cũng như phòng ngừa bệnh nhiệt miệng
Bà bầu nên tự bổ sung nhiều nước đặc biệt là các loại nước ép giàu vitamin C có trong quả cam, quýt, bưởi,… để tăng cường sức đề kháng cũng như phòng ngừa bệnh nhiệt miệng

Trên đây là những thông tin về bệnh nhiệt miệng ở bà bầu và một số phương pháp khắc phục an toàn và hiệu quả. Hy vọng những thông tin được chúng tôi chia sẻ trong bài viết sẽ giúp ích cho bà bầu trong việc cải thiện và bảo vệ sức khỏe. Mặt khác, bà bầu nên thường xuyên tiến hành thăm khám sức khỏe định kỳ để biết chính xác tình trạng sức khỏe của chính mình và thai nhi, tham khảo ý kiến tư vấn từ bác sĩ để có được một sức khỏe tốt trong quá trình sinh nở.

Có thể bạn chưa biết:

Ngày Cập nhật 20/01/2020

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *