Chân răng bị đen do đâu? Có nguy hiểm không? Làm sao khỏi?

Chân răng bị đen dù nguyên nhân là gì thì trước hết sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ của hàm. Sau đó là hình thành thêm nhiều tác hại xấu cho sức khỏe răng miệng, đặc biệt là những trường hợp không được khắc phục sớm. Nếu các vết đen xuất hiện ở chân răng, bạn nên tìm hiểu, xác định nguyên nhân và áp dụng các biện pháp chăm sóc, điều trị phù hợp.

Chân răng bị đen do đâu? Có nguy hiểm không? Làm sao khỏi?
Tìm hiểu chân răng bị đen do đâu? Có nguy hiểm không? Phương pháp khắc phục hiệu quả

Chân răng bị đen do đâu?

Chân răng bị đen là tình trạng nhiều vết đen xỉ màu xảy ra quanh cổ chân răng hay trên bề mặt của răng khiến răng không còn trắng sáng. Có rất nhiều nguyên nhân khiên vết đen xuất hiện ở chân răng. Bao gồm:

  • Mảng bám, cao răng: Việc ăn uống không cẩn thận, không vệ sinh đúng cách sẽ khiến vụn thức ăn bám trên bề mặt răng, cổ răng và kẽ răng. Sau đó hình thành mảng bám. Mảng bám khi không được làm sạch sẽ bị vôi hóa, chúng bám cứng và bám chắc dưới chân răng, trên bề mặt răng. Cao răng càng để lâu thì càng đậm màu. Chúng có thể nhanh chóng chuyển từ màu nâu đen đến đen gây mất thẩm mỹ. Đồng thời tìm ẩn nhiều nguy cơ hình thành các bệnh lý răng miệng. Cụ thể như viêm nướu, hôi miệng, sâu răng, viêm nha chu…
  • Sâu men răng hoặc sâu chân răng: Sâu men răng hoặc sâu chân răng là nguyên nhân phổ biến khiến vết đen xuất hiện ở chân răng. Vi khuẩn khi tấn công và phát triển sẽ khiến lớp men răng bị hư hỏng. Từ đó làm chân răng và bề mặt răng có màu xám đen hoặc sâu đen.
  • Mão răng sứ: Tình trạng chân răng bị đen có thể xuất hiện do mão răng sứ. Thông thường sau khi chăm sóc và phục hình răng sứ khoảng một thời gian, quá trình oxy hóa sẽ dần diễn ra trên mặt răng sứ. Điều này xuất hiện là do sự tác động của khoáng chất có trong thức ăn và môi trường miệng. Lớp sừng bị oxy hóa sẽ khiến chân răng và phần viền nướu bị xỉn màu. Tuy nhiên trường hợp này chỉ thường xảy ra ở những người có răng sứ kim loại.

Chân răng bị đen có nguy hiểm không?

Tình trạng chân răng bị đen thường không gây nguy hiểm khi bạn có biện pháp chăm sóc, xử lý đúng cách và kịp thời.

Đối với nguyên nhân khiến vết đen xuất hiện ở chân răng là sâu răng và sâu men răng, bạn nên sớm đến bệnh viện để tiến hành thăm khám và xử lý lỗ sâu. Đồng thời vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Điều này sẽ giúp bạn phòng ngừa lỗ sâu phát triển làm ảnh hưởng đến tủy răng dẫn đến mất răng (trường hợp nghiêm trọng).

Đối với trường hợp vết đen xuất hiện ở chân răng do mão răng sứ, cao răng và mảng bám, bạn có thể áp dụng những biện pháp vệ sinh răng miệng và làm trắng răng tại nhà. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, bạn có thể nhờ đến sự chăm sóc y tế. Cao răng nếu không được xử lý sẽ tìm ẩn nhiều nguy cơ hình thành các bệnh lý răng miệng. Cụ thể như chứng viêm nướu răng, hôi miệng, sâu răng, viêm nha chu…

Chân răng bị đen có nguy hiểm không?
Tình trạng chân răng bị đen thường không gây nguy hiểm khi bạn có biện pháp chăm sóc, xử lý đúng cách và kịp thời

Cách khắc phục tình trạng chân răng bị đen

Khi phát hiện chân răng có dấu hiệu bị xỉn màu, xuất hiện các vết nâu đen, người bệnh nên đến nha khoa để thăm khám và xác định nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời có biện pháp xử lý phù hợp. Dựa vào nguyên nhân và tình trạng sức khỏe, bạn có thể nhờ đến sự chăm sóc y tế hoặc xử lý chân răng đen tại nhà.

Khắc phục chân răng bị đen bằng phương pháp chăm sóc, điều trị tại nhà

Đối với những trường hợp vết đen xuất hiện ở chân răng do mảng bám, mão răng sứ, tình trạng chân răng bị đen không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà. 

Cách dùng vỏ chanh và muối trị đen chân răng tại nhà

Công dụng:

  • Giúp cao răng, mảng bám bong ra
  • Bề mặt răng, chân răng và kẽ răng được làm sạch, không còn vết đen
  • Răng trắng đều màu
  • Cải thiện tình trạng viêm nướu.

Nguyên liệu:

  • 1 chiếc vỏ chanh tươi
  • Nửa muỗng cà phê muối
  • Nửa muỗng canh nước ấm.

Cách thực hiện:

  • Mang vỏ chanh rửa sạch
  • Dùng dao thái vỏ chanh thành từng sợi nhỏ. Tiếp tục băm vỏ chanh thật nhỏ và đựng trong bát
  • Thêm vào bát lượng muối và lượng nước ấm đã chuẩn bị
  • Khuấy đều cho đến khi các nguyên liệu hòa vào nhau.

Cách sử dụng:

  • Sử dụng nước ấm hoặc nước muối pha loãng để súc miệng trong 3 phút
  • Dùng bàn chải chấm vào hỗn hợp chanh tươi, muối và nước ấm
  • Thực hiện đánh răng như bình thường. Bạn cần lưu ý đánh răng theo chiều dọc, đánh răng từ trên xuống dưới và đánh răng từ dưới lên trên. Sau đó tiếp tục đánh răng theo vòng tròn để lớp mảng bám, cao răng đang bám vào chân răng, bề mặt răng và kẽ răng được làm sạch
  • Sau 3 phút, sử dụng nước sạch để ngậm và súc miệng trong 1 phút
  • Người bệnh cần kiên trì áp dụng cách dùng vỏ chanh và muối trị đen chân răng tại nhà 3 lần/tuần trong 2 tuần.
Cách dùng vỏ chanh và muối trị đen chân răng tại nhà
Cách dùng vỏ chanh và muối trị đen chân răng tại nhà

Cách chữa chân răng bị đen bằng đường nâu

Công dụng:

  • Loại bỏ mảng bám và cao răng
  • Làm sạch vết đen trên bền mặt răng, kẽ răng và chân răng
  • Giúp hàm răng trắng sáng.

Nguyên liệu:

  • 1 muỗng cà phê đường nâu
  • Nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng
  • Nửa ly nước lọc.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng nước muối pha loãng để súc miệng
  • Cho lượng đường nâu vào trong khoang miệng để ngậm
  • Trong thời gian ngậm đường, bạn nên đưa nhẹ từng hạt đường nâu đến kẽ răng bằng lưỡi
  • Nhẹ nhàng súc miệng khi lượng đường nâu đã tiết ra nước. Hoạt động này sẽ kích thích tuyến nước bọt tiết ra lượng nước bọt cần thiết để hòa cùng nước đường. Từ đó giúp bạn lấy sạch cao răng
  • Sau 3 phút, nhổ bỏ nước đường
  • Sử dụng bàn chải và kem đánh răng để đánh răng như bình thường
  • Sử dụng nước muối pha loãng để súc miệng thêm một lần nữa
  • Người bệnh cần kiên trì áp dụng cách chữa chân răng bị đen bằng đường nâu 3 lần/tuần.
Cách chữa chân răng bị đen bằng đường nâu
Cách chữa chân răng bị đen bằng đường nâu

Để hai cách chăm sóc, điều trị chân răng bị đen tại nhà đạt hiệu quả, người bệnh cần lưu ý:

  • Đánh răng 2 lần/ngày (buổi sáng và buổi tối). Vệ sinh răng sạch sẽ bằng nước sau khi ăn để vụn thức ăn được loại bỏ, tránh hình thành mảng bám
  • Hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường, uống nước ngọt vào buổi tối
  • Ngưng hút thuốc lá. Điều này sẽ giúp men răng được bảo vệ, không bị tổn thương. Đồng thời phòng ngừa vi khuẩn tấn công khiến răng bị đen, ố vàng và sâu chân răng.

Điều trị chân răng bị đen tại nha khoa

Đối với những trường hợp chân răng bị đen nặng, tùy thuộc vào từng nguyên nhân bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn áp dụng một trong những phương pháp điều trị sau:

Trường hợp chân răng bị đen do mảng bám, cao răng

Để điều trị tình trạng chân răng, bề mặt răng và kẽ răng bị đen do mảng bám và cao răng, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn lấy cao răng để loại bỏ hoàn toàn vết đen. Khi áp dụng phương pháp điều trị này, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ lấy cao răng chuyên dụng để loại bỏ mảng bám và cao răng. 

Sau khi mảng bám và lớp cao răng được làm sạch, răng sẽ trắng đẹp, sáng bóng và mang tính thẩm mỹ hơn. Đồng thời giúp bạn phòng ngừa được các bệnh lý răng miệng.

Trường hợp chân răng đen do sâu răng

Đối với những trường hợp chân răng, kẽ răng và bề mặt răng bị đen do sâu chân răng, sâu men răng, các phương pháp điều trị sâu răng sẽ được chỉ định. Điều này sẽ giúp bạn loại bỏ phần răng bị hư, ngăn ngừa vi khuẩn tiếp tục phát triển và phá hủy răng. 

Phương pháp trám răng sẽ được áp dụng cho trường hợp điều trị sâu răng ở gian đoạn nhẹ. Đối với trường hợp nặng, làm ảnh hưởng đến tủy răng, bác sĩ sẽ tiến hành chữa tủy. Sau đó trám răng thẩm mỹ và bọc răng sứ để bảo vệ răng. Phương pháp này không chỉ giúp người bệnh lấy lại màu sắc trắng sáng cho răng mà còn giúp tái tạo hình thể của răng và phòng ngừa vi khuẩn tẩn công trở lại.

Trường hợp chân răng đen do sâu răng
Đối với những trường hợp chân răng, kẽ răng và bề mặt răng bị đen do sâu chân răng, sâu men răng, các phương pháp điều trị sâu răng sẽ được chỉ định

Trường hợp chân răng bị đen do mão răng sứ

Thay mão răng sứ khác là cách tốt nhất để khắc phục tình trạng chân răng bị đen do mão răng sứ. Để tránh tình trạng này tiếp diễn, người bệnh nên lựa chọn loại răng có cấu tạo và chất liệu hoàn toàn bằng sứ tốt. Điều này sẽ giúp bạn tránh gây thâm đen viền nướu, không bị oxy hóa như răng sứ kim loại.

Biện pháp phòng ngừa chân răng bị đen

Để tình trạng chân răng đen không xảy ra, bạn cần sử dụng kết hợp biện pháp chăm sóc, vệ sinh răng miệng tại nhà và phương pháp chăm sóc răng miệng tại nha khoa. 

Những biện pháp giúp phòng ngừa chân răng đen bị đen gồm:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn. Nhất là sau khi sử dụng những loại thực phẩm có hàm lượng tinh bột, hàm lượng đường cao như bánh mì, cơm, ngũ cốc, bánh ngọt, kẹo, chocolate, sữa… Ngoài ra bạn cũng nên sử dụng nước lọc để vệ sinh răng miệng sau khi ăn các loại thực phẩm có hàm lượng axit cao như bưởi, chanh, cam…
  • Sử dụng kem đánh răng chứa fluor và bàn chải lông mềm để đánh răng 2 lần/ngày (buổi sáng và buổi tối trước khi ngủ).
  • Thay vì sử dụng tăm xỉa răng, bạn nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch vụn thức ăn và mảng bám ở kẽ.
  • Sử dụng thêm nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn, mảng bám và giúp hơi thở thơm mát.
  • Mỗi 6 tháng bạn nên đến nha khoa 1 lần để tiến hành khám răng định kỳ và cạo vôi răng.
Biện pháp phòng ngừa chân răng bị đen
Mỗi 6 tháng bạn nên đến nha khoa 1 lần để tiến hành khám răng định kỳ, cạo vôi răng giúp phòng ngừa chân răng bị đen

Bài viết là thông tin xoay quanh vấn đề “Chân răng bị đen do đâu? Có nguy hiểm không? Làm sao khỏi?”. Vết đen tại chân răng thường không nguy hiểm. Bên cạnh đó bạn có thể áp dụng những phương pháp điều trị vết đen đơn giản nếu sớm phát hiện. Chính vì thế, khi nhận thấy chân răng bị đen, bạn nên đến bệnh viện để khám bệnh giúp tìm ra nguyên nhân và có cách xử lý phù hợp nhất.

Ngày Cập nhật 11/01/2020

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *