Chảy máu chân răng không ngừng: Nguy hiểm chớ xem thường

Chân răng bị chảy máu là một triệu chứng thường gặp khi đánh răng. Tuy nhiên khi chảy máu chân răng không ngừng, đây có thể là dấu hiệu báo trước nguy cơ mắc bệnh nha chu, bệnh tiểu đường, thiếu chất nói chung. 

Chảy máu chân răng không ngừng: Nguy hiểm chớ xem thường
Chảy máu chân răng không ngừng là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm

Theo các chuyên gia Răng hàm mặt, tình trạng chảy máu chân răng có bản chất hình thành từ các mảng bám tích tụ dọc theo viền lợi khiến lớp men bảo vệ chân răng bi mòn và mỏng đi. Triệu chứng thường xảy ra do thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách. Về bệnh lý, đầy là triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm lợi và viêm nha chu.

Nguyên nhân gây chảy máu chân răng không dừng được

Đối với những trường hợp chảy máu chân răng và tự hết sau đó thường không nghiêm trọng. Tình trạng này xảy ra phổ biến trong lúc đánh răng, hoặc do thói quen dùng tăm xỉa răng. Nguyên nhân phổ biến gây chảy máu ở nướu và chân răng là do mảng bám hoặc cao răng tích tụ. Sự hình thành mảng bám tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển dọc theo đường nướu và làm tăng sự nhạy cảm ở nướu răng. 

Trong đó những thói quen làm gia tăng nguy cơ chảy máu nướu răng gồm có: Không đánh răng thường xuyên; đánh răng mạnh hoặc sai cách; dùng bàn chải đánh răng quá cứng; sử dụng chỉ nha khoa không đúng cách; tác dụng phụ từ thuốc tây như aspirin, các loại thuốc làm loãng máu; ibuprofen; chấn thương hoặc va chạm…

Chảy máu chân răng không ngừng
Chảy máu chân răng là triệu chứng tổn thương mô mềm ở lợi vùng chân răng

Bởi vì nướu là một mô mềm bao bọc chân răng, vì thế những tổn thương ở nướu răng lâu dài có tác động xấu đến cấu trúc chân răng. Khi sử dụng các loại bàn chải đánh răng thô cứng, lạm dụng tăm xỉa răng hoặc chỉ nha khoa thường xuyên khiến nướu dễ dàng bị sưng và chảy máu.  Triệu chứng đặc biệt diễn ra thường xuyên hơn với những người bị bệnh viêm lợi, viêm nha chu,… 

Đối với những trường hợp chảy máu chân răng không cầm được ngay cả khi ngủ thường do là bệnh lý hoặc do cơ thể thiếu vitamin… Người bệnh cần nhận diện mức độ chảy máu sau mỗi sáng thức dậy. Nếu như trên bàn chải có màu hồng hoặc đỏ là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng đang có vấn đề.

Ngoài ra đối tượng phục nữ mang thai cũng thường gặp phải tình trạng chảy máu nướu răng. Hầu hết các triệu chứng chảy máu nướu kể trên đều không nguy hiểm, tuy nhiên người bệnh cần có cách đối phó phù hợp để cầm máu kịp thời.

Chảy máu chân răng không cầm được là bệnh gì?

Tình trạng chảy máu chân răng liên tục, kéo dài ngay cả khi không đánh răng thường là do bệnh lý. Không chỉ phản ánh răng hàm đang gặp vấn đề, tình trạng này còn là biểu hiện của một số bệnh lý nghiêm trọng khác như:

Viêm nha chu

Bệnh viêm nha chu là một diễn biến nặng hơn của bệnh viêm nướu. Đây là tình trạng viêm nướu lâu dài khiến cho các mô và xương nâng đỡ răng của người bệnh bị hư hỏng. Trong trường hợp bị viêm nha chu, nướu răng của người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng nặng và tách ra khỏi chân răng.

Những biến chứng của viêm nha chu có ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe người bệnh. Cụ thể viêm nha chu làm chân răng lỏng hoặc tách ra, người bệnh vị mất răng. Nướu răng viêm nhiễm gây hôi miệng, và nhiều trường hợp ảnh hưởng đến tim mạch và hệ thần kinh khi các vi khuẩn này xâm nhập và tủy răng có thể khiến bệnh nhân đau nhức đầu nghiêm trọng.

nguyên nhân chảy máu chân răng không ngừng
Viêm nha chu là một trong những nguyên nhân chảy máu chân răng không ngừng

Viêm nướu răng (Viêm lợi)

Tình trạng viêm lợi là nguyên nhân chủ yếu gây chảy máu chân răng không cầm được. Những dấu hiệu nhận biết triệu chứng là nướu răng có màu đỏ đậm, phần nướu bị sưng tấy và có thể xuất hiện những cục mủ có mùi hôi khó chịu.

Khi viêm lợi, chân răng dễ bị chảy máu không cầm được ngay cả khi ăn nhai và đánh răng. Triệu chứng có thể khiến người bệnh mất máu, đau nhức hàm và sưng to một bên. Nếu không điều trị sớm, xương ổ răng bị tiêu dần và gây ra viêm nha chu – bệnh lý chính dẫn đến mất răng.

Bệnh tiểu đường

Một trong những bệnh lý mãn tính cây chảy máu chân răng không cần được là tiểu đường. Khi người bệnh bị chảy máu chân răng, hoặc sưng chân răng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2.

Bệnh tiểu đường khiến người bệnh bị suy giảm miễn dịch. Khoang miệng, răng lợi không có khả năng chống lại vi trùng, do đó bệnh nhân có nguy cơ nhiễm trùng nướu răng cao hơn. Đồng thời lượng đường trong máu tăng cao tạo cơ hội phát sinh cho vi khuẩn gây sâu răng. Do hệ đề kháng không hoạt động như bình thường, điều này có thể làm cho bệnh nướu răng trở nên tồi tệ.

Bệnh bạch cầu

Tình trạng chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu của bệnh bạch cầu – mầm mống gây bệnh ung thư. Tiểu cầu đóng vai trò giúp cơ thể cầm máu, khi người bệnh bị bệnh bạch cầu, số lượng tiểu cầu sẽ giảm thấp. Điều này khiến các vết thương không thể tự cầm máu, trong đó có những tổn thương ở cả nướu răng.

Giảm tiểu cầu

Triệu chứng chân răng bị chảy máu không tự dừng lại được, điều này có thể xảy ra khi nướu răng bị kích thích hoặc người bệnh bị giảm tiểu cầu. Người bị giảm tiểu cầu thường không có đủ các tế bào tiểu cầu để hình thành cục máu đông. Tình trạng sụt giảm tiểu cầu cũng có thể dẫn đến tình trạng chảy máu quá nhiều tại những bộ phận khác nhau trên cơ thể.

Bệnh Hemophilia hoặc Von Willebrand

Đây là những bệnh lý hiếm gặp có triệu chứng chảy máu chân răng không kiểm soát. Điều này cũng có thể xảy ra khi người bệnh có một vết cắt nhỏ, máu có thể chảy liên tục trong vòng nhiều giờ. Theo nghiên cứu, đây có thể là dấu hiệu của một rối loạn như bệnh Hemophilia hoặc bệnh Von Willebrand.

Khi mắc bệnh, lưu lượng máu dồn nhanh đến vị trí bị tổn thương và hoạt động chảy máu không đúng cách. Tình trạng đông máu không xảy ra, do đó bạn có thể bị chảy máu nướu răng.

Cơ thể thiếu hụt vitamin C

Khi cơ thể thiếu hụt vitamin C, một trong những dấu hiệu phổ biến là chảy máu răng. Vai trò chính của các loại Vitamin là giúp mô phát triển, đồng thời hỗ trợ cho hoạt động chữa lành vết thương và củng cố cấu trúc xương và răng.

nguyên nhân chảy máu chân răng không ngừng
Thiếu hụt dưỡng chất khiến các răng dễ bị tổn thương trước các tác động ngoại lực

Nếu như cơ thể không đủ vitamin C lâu dài, theo thời gian người bệnh cũng có thể bị sưng và chảy máu nướu nghiêm trọng. Lâu dài dẫn đến viêm nướu và các bệnh nha chu.

Thiếu vitamin K

Bên cạnh vitamin C thì vitamin K cũng là dưỡng chất có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến cấu trúc răng lợi. Nếu người bệnh nhận thấy triệu chứng chảy máu từ nướu răng, nên cẩn trọng trước nguy cơ thiếu hụt vitamin K.

Nhiệm vụ của Vitamin K là giúp cục máu đông hoạt động đúng cách, đồng thời vitamin K cũng rất tốt cho xương và răng. Khi cơ thể không nhận đủ loại vitamin này thông qua chế độ ăn uống, cơ thể không có hấp thụ tốt sẽ dễ gây ra vấn đề chảy máu.

Bệnh Scurvy

Trường hợp bệnh nhân mắc bệnh Scurvy rất hiếm khi xảy ra, tuy nhiên bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Bệnh có nguy cơ xảy ra cao hơn với những bệnh nhân bị thiếu hụt vitamin C nghiêm trọng. Bệnh scurvy là một căn bệnh liên quan đến dinh dưỡng kém.

Tình trạng bệnh có thể sẽ khiến người bệnh yếu đi, chảy máu không cầm được gây thiếu máu, đôi khi người bệnh bị chảy máu dưới da. Nướu răng bị chảy máu là một dấu hiệu điển hình của bệnh scurvy mà người bệnh nên phòng tránh sớm.

Cách xử lý khi bị chảy máu chân răng không ngừng

Tình trạng chảy máu chân răng không cầm được cần được xử lý đúng cách. Nếu tái diễn thường xuyên, người bệnh có thể bị mất máu và nhiễm trùng. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh nên thử các biện pháp sau đây để xử lý ngăn máu chảy:

  • Sử dụng gạc cầm máu

 Gạc được sử dụng để cầm máu tại chân răng, người bệnh cần đảm bảo miếng gạc sạch đã được vô trùng. Sử dụng miếng gạc chèn vào khu vực chân răng bị tổn thương. Nhẹ nhàng ấn miếng gạc cố định vào vị trí đến khi máu ngừng chảy. Đối với những người có hệ miễn dịch yếu, mắc bệnh máu khó đông thì phương pháp này có thể không hiệu quả.

  • Sử dụng nước đá

Phương pháp cầm máu chân răng tức thì này có thể giúp chống sưng nướu, chống chảy máu. Cách cầm máu này cũng phù hợp với những triệu chứng răng miệng thông thường. Ngậm đá viên dùng để làm dịu vết thương, cầm máu, giảm đau răng và sưng do viêm nướu.Thời gian ngậm nước đá không hơn 10 phút, mỗi lần thực hiện cách nhau 10 phút.

  • Sử dụng nước súc miệng

 Sử dụng nước súc miệng có tác dụng kháng khuẩn và ngăn ngừa chảy máu tạm thời. Trong nước súc miệng của các chất kháng khuẩn, chống viêm và clorua giúp tiêu diệt vi khuẩn,  làm dịu đau, giảm sưng và ức chế sự chảy máu nướu. Sử dụng nước súc miệng cũng hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa viêm nướu gây chảy máu chân răng. 

chảy máu chân răng không ngừng
Sử dụng nước súc miệng có thể kiểm soát triệu chứng chảy máu chân răng tạm thời
  • Sử dụng nước muối ấm

Nước muối luôn được sử dụng thay thế cho các phương pháp khử trùng khác khi không có điều kiện sử dụng. Súc miệng bằng nước muối sẽ hỗ trợ và giảm vi khuẩn phát triển tại chân và nướu răng, từ đó hạn chế những tổn thương. Người bệnh nên sử dụng nước súc miệng hoặc ngậm nước muối trong một thời gian nhất định.

Cách phòng ngừa chảy máu chân răng và bảo vệ răng lợi

Trong trường hợp chảy máu chân răng không ngừng mà không có phương pháp khắc phục, người bệnh nên tìm đến nha sĩ để được hỗ trợ. Hầu hết những biện pháp điều trị tại nhà chỉ có tác dụng làm giảm tình trạng chảy máu răng tạm thời ngay tại lúc đó. Đối với những trường hợp chảy máu chân răng chưa được tìm ra nguyên nhân, việc điều trị có thể khó khăn hơn.

Nghiêm trọng hơn, tình trạng chảy máu chân răng kéo dài sẽ khó điều trị và gây ra những thương tổn vĩnh viễn không phục hồi được. Các chuyên gia răng miệng đã đưa ra một số lưu ý phòng trị trước tình trạng này, những lưu ý gồm có:

Sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm: Nên sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm để hạn chế những ảnh hưởng lâu dài đến nướu răng. Chải răng theo chiều dọc, thời gian đánh chải răng trong vòng 2 phút, mỗi ngày 2 lần. Bạn nên đổi bàn chải đánh răng 3 – 4 tháng mỗi lần, hoặc cũng có thể thay sớm hơn nếu nhận thấy bài chải bị tưa.

Sử dụng chỉ nha khoa: Thói quen sử dụng tăm xỉa răng có thể gây chảy máu nướu. Thay vào đó nên sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám, thức ăn thừa. Thói quen dùng chỉ nha khoa sẽ giúp việc chảy máu sẽ chấm dứt, đồng thời cải thiện cấu trúc nướu lâu dài.

chảy máu chân răng không ngừng
Dùng chỉ nha khoa thay vì dùng răm xỉa răng giúp răng không bị chảy máu nghiêm trọng

Tránh hút thuốc: Hút thuốc là một trong những nguyên nhân chính gây viêm nướu răng, thuốc lá khiến miễn dịch suy yếu và cơ thể không chống lại được những vi khuẩn tự nhiên bám vào nướu. Tình trạng này xảy ra tương tự khi nướu răng bị tổn thương, các mô khó có thể hồi phục lại hiện trạng ban đầu.

Bổ sung rau xanh: Những loại rau có màu lá xanh như cải xoăn, các loại rau diếp và rau bina… đều giàu vitamin A, vitamin K và các khoáng chất.  Khi bổ sung thường xuyên, người bệnh sẽ củng cố được hoạt động đông máu, và từ đó kiểm soát được tình trạng chảy máu chân răng.

Không dùng thực phẩm qua chế biến và đường: Các loại tinh bột, thực phẩm chế biến nhiều dầu mỡ, có nhiều đường tinh luyện có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng ở răng miệng.  Trong đó những thực phẩm có lượng tinh bột lớn thường dính vào răng và nướu, sau đó chúng phân hủy thành đường. Khi không vệ sinh kỹ sẽ hình thành mảng bám dẫn đến viêm nướu, chảy máu và tăng nguy cơ sâu răng.

Người bệnh nên đến khám nha sĩ khi nhận thấy tình trạng chân răng chảy máu không cầm được. Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý răng miệng nói chung. Để phòng ngừa tình trạng sưng đau, và chảy máu phát sinh thường xuyên. Quan trọng trên hết là người bệnh cần chú trọng vệ sinh răng miệng tốt, nên chủ động phòng tránh bệnh răng miệng giai đoạn đầu trước khi bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Bệnh liên quan đến răng miệng khi không được điều trị dứt điểm có thể gây ra nhiễm trùng và mất răng. Người bệnh không nên chủ quan mà cần chủ động theo dõi các biểu hiện tại nhà và tìm đến chuyên khoa xử lý ngay khi nhận thấy nguy hiểm.

Ngày Cập nhật 14/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *