Đánh răng bị chảy máu do đâu? Nên làm gì?

Tình trạng đánh răng bị chảy máu phổ biến ở mọi độ tuổi. Chảy máu chân răng do tổn thương các mô mềm xung quanh răng. Triệu chứng hầu như không gây đau đớn nhưng trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm lợi, viêm nha chu….

Đánh răng bị chảy máu do đâu? Nên làm gì?
Đánh răng bị chảy máu là tình trạng xảy ra thường xuyên nhưng ít được quan tâm

Thông thường khi đánh răng bị chảy máu, chúng ta thường có khuynh hướng bỏ qua vì cho rằng triệu chứng chỉ là những tổn thương tạm thời. Tuy nhiên điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro vì chảy máu chân răng cũng là nguyên nhân của những vấn đề răng miệng cần được điều trị sớm.

Nguyên nhân gây chảy máu khi đánh răng

Có rất nhiều nguyên nhân gây chảy máu khi đánh răng. Triệu chứng thường xảy ra trong thời điểm nhất định và không kéo dài. Tuy nhiên người bệnh sẽ tái phát triệu chứng thường xuyên khi vệ sinh răng miệng. Đánh răng bị chảy máy do những tác động ngoại lực hoặc do bệnh lý. Trong đó các nguyên cụ thể gồm có:

  • Người bệnh vệ sinh răng miệng kém.

  • Chải răng không đúng cách, dùng bàn chải cứng gây chảy máu khi đánh răng. 

  • Thói quen xỉa răng gâu tổn thương các mô mềm ở chân răng rất khó phục hồi như ban đầu. 

  • Va đập nhỏ, thói quen nhai đá hoặc ăn thực phẩm cứng thể khiến phần nướu răng bị chảy máu.

  • Ăn uống thiếu protein và vitamin C cũng góp phần gây ra tình trạng xuất huyết dưới chân răng.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc gây ra hiện tượng chảy máu chân răng, cụ thể là các loại thuốc chống suy nhược, thuốc trầm cảm.

  • Nghiện thuốc lá gây ra các mảng bám trên răng nhiều hơn bình thường khiến nướu lợi suy yếu, dễ tổn thương khi tác động nhẹ.

  • Thói quen sử dụng chỉ nha khoa không đúng cách cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chảy máu chân răng.

Đánh răng bị chảy máu do đâu?
Lạm dụng chỉ nha khoa và tăm xỉa răng có thể gây ra tình trạng chảy máu chân răng nghiêm trọng

Ngoài ta tình trạng đánh răng bị chảy máu ở nữ giới còn là do ảnh hưởng từ nội tiết tố. Đối tượng dễ gặp phải tình trạng này là: Phụ nữ ở tuổi dậy thì, người đang mang thai hoặc trong giai đoạn mãn kinh, người dùng thuốc tránh thai.

Một số trường hợp đặc biệt, tình trạng chảy máu chân răng cũng là biểu hiện của thai kỳ. Do trong thời gian này, mức độ progesterone được sản sinh nhiều hơn và làm tăng lưu lượng máu. Từ đó gây ra chảy máu chân răng.

Đánh răng bị chảy máu là bệnh gì?

Như đã đề cập, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chảy máu chân răng. Triệu chứng chảy máy do bệnh lý răng miệng rất đa dạng. Trong đó người bệnh cần chú ý đến các nhóm bệnh nguy hiểm gồm:

Bệnh viêm quanh răng

Bệnh viêm quanh răng là còn được gọi là tiêu xương quanh răng. Đây là triệu chứng mạn tính thường gặp, chiếm tới 80% trường hợp xảy ra ở người trưởng thành. Nhìn chung đây là tình trạng nhiễm trùng lợi và xương quanh răng, từ đó gây tổn hại đến các mô đỡ quanh răng.

Khi phần bệ đỡ quanh răng bị xuy yếu, chân răng dễ bị tổn thương hơn trước những tác động ngoại lực. Người bệnh có thể chảy máu chân răng khi nhai, khi đánh răng, xỉa răn… Khi tiến triển kéo dài, vùng nướu tại chân răng bị co rút lại dẫn đến có thể gây mất răng sớm.

Chảy máu lợi

Chảy máu lợi là bệnh lý răng miệng thường gặp. Bệnh lý này thực chất là do mảng bám tích tụ lâu ngày quanh các đường viền lợi. Tại những vị trí này hình thành số lượng vi khuẩn gây hại sinh sôi phát triển gây ra nhiều bệnh lý khác liên quan đến răng miệng. Bệnh có thể tiến triển thành viêm nha chu và viêm lợi nghiêm trọng gây sưng và đau nhức.

Đánh răng bị chảy máu
Lợi yếu dễ gây ra tình trạng đánh răng bị chảy máu

Biểu hiện của bệnh chảy máu lợi gồm có: Tình trạng chảy máu ban đầu chỉ xảy ra khi đánh răng, sau đó vùng nướu bị viêm, sưng tấy đỏ, vùng quanh chân răng căng mọng, chạm tay vào thấy đau và chảy máu. Ngoài ra tình trạng chảy máu cũng có thể xảy ra khi người bệnh ăn uống, tuy nhiên lượng máu không đáng kể.

Bệnh viêm nướu răng

Triệu chứng đầu tiên khi người bệnh bị viêm nướu chính là chảy máu chân răng. Khi đường viền răng không được làm sạch, số lượng vi khuẩn phát triển nhanh chóng xâm chiếm vào nướu. Tình trạng viêm nướu này sẽ dẫn đến các triệu chứng như sưng, đau, đỏ tấy và đôi khi nướu bị chảy máu trong lúc đánh răng. 

Viêm nướu răng không nguy hiểm và có thể được điều trị triệt để ở ngay giai đoạn đầu của bệnh. Tình trạng viêm nướu sẽ không hết khi không được điều trị sớm. Để bệnh tiến triển nặng,  có thể tiến triển lây lan đến các mô cơ và xương (nha chu) gây ra biến chứng mất răng.

Bệnh viêm nha chu

Viêm nha chu là giai đoạn nặng hơn của viêm nướu. Nếu như viêm nướu là tình trạng viêm răng nhẹ, khi chủ quan không được chăm sóc thích hợp sẽ dẫn đến viêm nha chu. Bệnh nha chu (Periodontitis) là một bệnh nhiễm trùng nướu nghiêm trọng làm tổn thương mô mềm và phá hủy xương xung quanh răng. Viêm nha chu có thể khiến răng bị lỏng hoặc dẫn đến mất răng.

Những triệu chứng đặc trưng của viêm nha chu là tình trạng sưng nướu mãn tính, nướu răng có màu đỏ tươi, đỏ sẫm. Cấu trúc nướu mềm và trũng nước, dễ chảy máu. Bề mặt nướu không bao chặt răng khiến chân răng trông dài hơn bình thường.

Đánh răng bị chảy máu
Tình trạng viêm nha chu là bệnh lý nguy hiểm cần được điều trị sớm

Bệnh stress, căng thẳng

Stress là bệnh tâm lý gây ra những suy yếu ảnh hưởng nhất định đến cấu trúc răng miệng. Trong đó, chảy máu răng là một trong những triệu chứng của bệnh. Khi tâm trạng luôn trong trạng thái lo lắng và căng thẳng, điều này sẽ làm tổn thương hệ thống miễn dịch.  Người bệnh có thể bị viêm trong mạch máu và phá vỡ các mô mềm.

Khi răng mất sức đề kháng khỏe mạnh vốn có sẽ gây ức chế quá trình lành bệnh. Hệ miễn dịch bị ảnh hưởng sẽ làm bạn dễ dàng mắc các bệnh răng miệng, và đánh răng bị chảy máu là tình trạng phổ biến khiến cơ thể mất máu kéo dài.

Tình trạng đánh răng bị chảy máu có nguy hiểm không?

Hầu hết người bệnh đều có xu hướng chủ quan trước biểu hiện chảy máu chân răng khi đánh răng. Thực tế, nếu bạn bị chảy máu chân răng do va chạm đơn thuần, sau đó triệu chứng biến mất hoàn toàn thì không có gì đáng ngại. Tuy nhiên khi triệu chứng tiến triển nặng hơn, có xu hướng lặp đi lặp lại thì khả năng người bệnh bị viêm lợi, viêm quanh răng là rất lớn.

Nếu người bệnh bị viêm lợi, viêm quanh chân răng mà không điều trị kịp thời thì triệu chứng sẽ tiến triển nghiêm trọng hơn. Hình thành những túi mủ bao xung quanh chân răng, lan rộng đến các chóp răng vào tủy răng. Nghiêm trọng nhất là khi vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng, nếu làm chết tủy sẽ dấn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như mất răng, tiêu xương hàm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ …

vì sao đánh răng bị chảy máu
Đánh răng bị chảy máu do bệnh lý tiềm ẩn nhiều nguy hiểm với sức khỏe

Nhiều trường hợp bệnh nhân bị viêm tủy cấp xảy ra hoại tử lợi và dẫn tới tình trạng viêm tủy mãn tính. Nếu như bị hoại tử, phần dịch tủy trong răng có thể thoát ra ngoài qua lỗ chóp quanh răng gây ra nhiều bệnh lý tại vùng quanh chóp, viêm tổ chức liên kết, viêm xương hàm… Người bệnh có nguy cơ bị nhiễm trùng máu và ảnh hưởng đến các hệ thần kinh liên quan.

Vì thế, có thể nhận thấy những biến chứng của chảy máu chân răng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Người bệnh mất tự tin trong giao tiếp mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn trạng của bệnh nhân. Do đó khi tình trạng đánh răng bị chảy máu tái diễn thường xuyên, người bệnh cần tìm đến các trung tâm y tế để được hỗ trợ chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

Phương pháp điều trị chảy máu chân răng

Để khắc phục tình trạng đánh răng bị chảy máu, đầu tiên người bệnh cần xác định nguyên nhân gây chảy máu cần có phương hướng điều trị y tế phù hợp. Trong trường hợp chảy máu chân răng do các tổn thương nhất thời, sức khỏe răng miệng yếu.  Có khá nhiều phương pháp hỗ trợ khắc phục tình trạng này gồm có:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách

Việc chải răng sạch, vệ sinh răng miệng đúng cách là điều cần thiết để phòng ngừa chảy máu chân răng. Mỗi ngày bạn nên vệ sinh răng miệng bằng bàn chải và kem đánh răng ít nhất 2 lần. Có thể dùng bàn chải đánh răng mềm, kem đánh răng dược liệu để tăng cường sức khỏe nướu răng.

Ngoài ra cũng cần đánh răng đúng cách, thời gian đánh răng ít nhất 3 phút. Tránh tình trạng đánh răng qua loa và vội vàn dẫn đến trầy xước răng, lợi.

Điều trị chảy máu chân răng
Đánh răng chậm và đúng cách sẽ hạn chế được nguy cơ bị chảy máu
  • Thay đổi chế độ ăn uống

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cấu trúc nướu răng. Trước tiên người bệnh cần bổ sung những loại vitamin và các loại protein cơ bản. Sau đó, rau củ và các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, táo, cà rốt…cần được bổ sung đều đặn để ngăn chặn hiện tượng chảy máu chân răng.

  • Sử dụng nước muối

Dùng nước muối súc miệng có tác dụng tích cực để làm giảm triệu chứng chảy máu chân răng nói chung. Thực tế, nước muối có tính kháng khuẩn và hỗ trợ tái tạo các tế bào mô nhanh chóng hơn. Do đó, đây sẽ là phương pháp hiệu quả trong điều trị các vấn đề răng miệng tại nhà.

Mỗi ngày súc miệng bằng nước muối 2 – 3 lần, súc miệng ngay sau các bữa ăn để làm sạch mảng bám. Nhờ tác động tiêu diệt vi khuẩn của nước muối mà người bệnh sẽ giảm nhẹ cơn đau răng, chảy máu chân răng thường xảy ra khi súc miệng.

Các loại thực phẩm điều trị chảy máu chân răng hiệu quả

Nhóm thực phẩm giàu vitamin C có vai trò thiết yếu trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng nói chung. Vitamin C giữ nhiệm vụ bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng hỗ trợ hoạt động sản sinh lượng collagen trong cơ thể. Trong đó collagen là nguyên liệu cần trong hoạt động hồi phục các vết thương ở nhiều mức độ khác nhau.

Ngoài ra việc bổ sung canxi và các loại khoáng chất cũng hỗ trợ điều trị tình trạng vỡ mao mạch, chảy máu dưới da và chảy máu chân răng, khắc phục tình trạng thành mạch yếu… Do đó, người bệnh nên chú ý bổ sung các nhóm thực phẩm quan trọng sau để kiểm soát triệu chứng chảy máu chân răng.

  • Bưởi, cam và chanh

Trung bình trong một quả bưởi có đến 92,5 mg vitamin C, ngoài ra trong bưởi cũng có nhiều khoáng chấn bổ sung cấu trúc xương răng. Ăn bưởi có thể giúp tăng lượng vitamin C trong máu và giúp tình trạng chảy máu chân răng giảm đi đáng kể. Vi chất có trong bưởi cũng giúp làm lành tình trạng tổn thương của cơ thể nói chung và răng miệng nói riêng.

Đánh răng bị chảy máu
Trái cây giàu vitamin C rất tốt cho người bị chảy máu răng
  • Tăng cường tỏi

Tỏi là nguyên dược liệu có nhiều công dụng trong điều trị các tổn thương viêm nhiễm, trong đó có tình trạng chảy máu chân răng. Kết hợp sử dụng tỏi trong bữa ăn hàng ngày sẽ tăng cường hàm lượng vitamin C, hoạt chất chống viêm và giảm thiểu tình trạng chảy máu chân răng nói chung. 

Trung bình mỗi ngày người bệnh nên ăn khoảng 1/2 củ tỏi. Không chỉ giúp răng miệng khỏe mạnh mà tỏi cũng hỗ trợ phòng bệnh và tăng cường miễn dịch tự nhiên.

  • Quả xoài 

Trong các loại trái cây tốt cho sức khỏe răng miệng thì xoài là loại trái cây có thành phần Vitamin C, vitamin A đáng kể. Trong đó, quả xoài được sử dụng để bồi bổ vitamin C, vitamin A, kẽm, kali ngăn chặn triệu chứng chảy máu chân răng. Cũng cần lưu ý là các loại xoài xanh có nhiều vitamin A hơn vitamin C, do đó người bệnh răng miệng nên ăn các loại xoài gần chín sẽ có nhiều chất dinh dưỡng nhất.

  • Tăng cường rau củ quả

Hầu hết các loại rau củ quả tươi đều chứa rất nhiều các dưỡng chất cần thiết có lợi cho cơ thể. Đặc biệt là người bị đau răng, chảy máu răng cần bổ sung chất xơ và vitamin để hình thành nướu và chân răng chắc khỏe.

Nhóm dưỡng chất có trong rau củ quả không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc mà còn hỗ trợ cải thiện hoạt động tuần hoàn máu. Từ đó kiểm soát tình trạng chảy máu chân răng rất tốt, làm lành tổn thương nhanh hơn. Trong bữa ăn hàng ngày có rau xanh mang đến lợi ích toàn diện với sức khỏe người bệnh.

  • Trà xanh và mật ong

Trà xanh và mật ong là sự kết hợp tuyệt vời trong việc hỗ trợ điều trị các vấn đề răng miệng nói chung. Trong đón, trà xanh có công dụng rất tốt trong việc chống viêm, sát khuẩn, và mật ong có thể ngăn chặn được những vấn đề về răng miệng. Từ đó mà hỗn hợp này có thể mang đến hiệu quả trong điều trị chảy máu chân răng.

Có thể sử dụng nước mật ong và trà xanh uống mỗi buổi sáng. Hoặc dùng hỗn hợp súc miệng khoảng 3 phút rồi mới nuốt. Kiên trì thực hiện 2-3 lần/ngày để đạt kết quả nhanh chóng trong cải thiện những tổn thương ở nướu răng.

Cách chăm sóc răng miệng phòng ngừa chảy máu ở chân răng

Đánh răng bị chảy máu
Dùng nước muối súc miệng phòng tránh được nhiều vấn đề răng miệng

Phương pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng nướu răng và cấu trúc răng nói chung. Do đó, để phòng ngừa chảy máu chân răng thì người bệnh nên tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau:

  • Đánh răng mỗi ngày 2 lần, nên uống nước tráng miệng sau bữa ăn.

  • Sử dụng nước muối sinh lý súc miệng sau khi súc miệng bằng kem đánh răng.

  • Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ toàn bộ những mảng bám thức ăn dư thừa còn sót lại.

  • Từ bỏ thói quen dùng tăm, các vật nhọn chạm vào nướu răng sẽ gây chảy máu và tổn thương nướu.

  • Sử dụng bàn chải lông mềm, chà răng theo góc nghiêng 45 độ theo chiều dọc hoặc xoay tròn.

  • Tránh đánh răng theo chiều ngang vì điều này sẽ dẫn đến mòn men răng và khiến các mạch máu dưới nướu bị tổn thương.

  • Không sử dụng các loại thực phẩm, thức ăn cứng, dẻo và có nhiều đường tinh luyện, axit ăn mòn men răng.

  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học với nhiều rau củ quả giàu vitamin và các khoáng chất.

  • Uống nhiều nước, nước lọc hoặc nước trà xanh là những lựa chọn tốt nhất cho răng miệng.
  • Khám răng và lấy vôi răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần để loại bỏ các mảng bám hình thành sâu răng.

  • Khi gặp tình trạng đánh răng bị chảy máu ở chân răng thường xuyên, người bệnh nên đến bác sĩ khám, xác định nguyên nhân để nhận được hướng dẫn điều trị phù hợp.

Hi vọng những thông tin trên đã đáp ứng được thắc mắc đánh răng bị chảy máu do đâu và cách xử lý khi gặp phải triệu chứng. Mặc dù đây là tình trạng xảy ra phổ biến nhưng nguy cơ tiềm ẩn nguy hiểm với sức khỏe hoàn toàn có thể xảy ra. Do đó người bệnh nên cảnh giác để có phương hướng bảo vệ răng miệng tốt nhất.

Ngày Cập nhật 13/01/2020

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *